TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017
1 Số HTX sản xuất CAQ HTX 1 2
2 Số xã viên Người 30 84
3 Diện tích sản xuất ha 15,35 31,24
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Yên Châu (2017) Qua Bảng 4.28 cho thấy trong 3 năm gần đây huyện Yên Châu đã hình thành được 2 hợp tác xã sản xuất cây ăn quả, với tổng số xã viên là 84 người, diện tích sản xuất khoảng 31,24 ha. Đây là các hợp tác xã bao tiêu đầu ra, đồng thời tìm kiếm các nguồn cung ứng đầu vào cho các xã viên. Tuy nhiên, trên thực tế sốngười tham gia các hợp tác xã này còn ít, đông thời hoạt động của 2 hợp tác xã còn cầm chừng, do các xã viên ở quá xa nhau, ít có dịp trao đổi thông tin với
nhau, đồng thời hỗ trợ nhau trong sản xuất, nhiều hộ dân còn chưa tin tưởng các Ban chủ nhiệm hợp tác xã, do chưa tin tưởng vào mục đích hoạt động của hợp tác xã, sợ tham gia sẽ bị ép giá khi tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 4.29. Các tổ chức liên kết khác trong sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu
TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017
1 Số tổ liên kết, nhóm sở thích, CLB
khuyến nông trong sản xuất CAQ Tổ 1 1 4
2 Số thành viên Người 16 24 148
3 Diện tích sản xuất ha 8,46 11,53 64,35 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Yên Châu (2017) Ngoài các hợp tác xã, trên địa bàn đã hình thành các tổ liên kết, các câu lạc bộ sản xuất cây ăn quả, với 4 tổ chức và gần 150 thành viên, tuy nghiên hoạt
động của các tổ chức này còn khá hạn chế, do các tổ chức này là các hộ dân tự
phát thành lập với mục đích trao đổi thông tin trong sản xuất, kinh nghiệm sản xuất cây ăn quả chứchưa có tác động lớn về mặt đẩy mạnh tiêu thụ, tìm kiếm thị trường, chống ép cấp, ép giá để bảo vệ các hội viên.
Bảng 4.30. Hợp đồng tiêu thụ trong sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu
TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 1 Số lượng hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã được ký kết HĐ 1 1 2 2 Sản lượng ký kết Tấn 340 510 600 3 Doanh thu tiêu thụ Triệu đ 8.640 10.250 12.035 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Yên Châu (2017) Về thị trường tiêu thụ hoa quả, như đã trình bày, trên địa bàn huyện đã được hình thành một số cơ sở sản xuất chế biến, bảo quản hoa quả, từ đó đã có
những hợp đồng bao tiêu sản phẩm được ký kết. Trong 3 năm gần đây đã có 4
hợp đồng được ký với tổng sản lượng trái cây là 1.470 tấn hoa quả. Tổng giá trị
các hợp đồng lên tới gần 31 tỷ dồng. Đây là một bước tiến quan trọng trong sản xuất cây ăn quả của huyện Yên Châu.
Tổ chức quản lý và sản xuất theo mô hình kinh tế hộ, trên địa bàn toàn huyện mới có một số nhỏ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (tại
địa bàn điều tra nghiên cứu có một doanh nghiệp). Với phương thức tổ chức quản lý sản xuất như hiện nay, đương nhiên tồn tại việc "mạnh ai người ấy
làm". Đây là một nguyên nhân chính dẫn đến việc không điều tiết và kiểm
soát được sản lượng và chất lượng sản phẩm theo cầu của thị trường; đồng thời với mô hình kinh tế hộ, các chủ hộ không đủ điều kiện đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tác giả cũng đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về hiệu quả của các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kết quả được thể hiện qua bảng 4.31.
Qua bảng 4.31 có thể thấy về cơ bản các sản phẩm trong sản xuất cây
ăn quả tại huyện Yên Châu đáp dứng được yêu cầu của thị trường, ới trên 87% số mẫu điều tra được hỏi có đánh giá ở mức tốt và bình thường. Tuy nhiên hiện tại các sản phẩm được sản xuất ra lại chưa được đảm bảo về giá, vẫn bị
tình trạng tăng đột biến dẫn đến dư cung do việc quy hoạch sản xuất khống chế về sản lượng tiêu thụ chưa được lưu ý tới, vấn đề này có tới trên 45% số đối tượng điều tra đánh giá ở mức chưa tốt.