Nội dung nghiên cứu phát triển cây ăn quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả tại huyện yên châu tỉnh sơn la (Trang 26 - 34)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ

2.1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN

2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển cây ăn quả

2.1.3.1. Quy hoạch sản xuất cây ăn quả

Căn cứ vào các điều kiện sinh thái thích hợp, khả năng tiêu thụ của thị trường trong và ngoài tỉnh, điều kiện hạ tầng cơ sở, hiện trạng sản xuất, lao động, quỹđất có khảnăng phát triển cây ăn quả.

Lựa chọn giống cây ăn quả chủ lực. Quy hoạch, cải tạo diện tích đất vườn tạp hiện hộ gia đình đang quản lý. Đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất từ

một phần đất lâm nghiệp.

Quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả phải đảm bảo theo yêu cầu của Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó:

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng

cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sởđổi mới tư duy,

sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệmôi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuyển đổi cơ

cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính sách

đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.

Đối với quy hoạch sản xuất cây ăn quả: Sản xuất các loại cây ăn quả phải

hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

(VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao công suất và hiệu quả

của các nhà máy chế biến hiện có (hiện mới đạt khoảng 30% thiết kế toàn ngành). Sản phẩm chế biến chính gồm các loại quả đông lạnh, đóng hộp, chiên sấy, nước quả tựnhiên, nước quảcô đặc, đông lạnh; chú trọng các loại sản phẩm

đông lạnh, nước quảcô đặc (dứa, vải, lạc tiên, xoài cô đặc). Tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về sốlượng và chất lượng từ 25% hiện nay xuống dưới 15% trong vòng 10 năm tới. Áp dụng khoa học công nghệ kéo dài thời vụ của các loại trái cây, các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương

pháp chiếu xạ, khử trùng bằng nước nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ

lực (Thủtướng Chính phủ, 2012).

Đầu năm 2015, hàng loạt mặt hàng xuất nhập khẩu đã được giảm thuế

theo cam kết của tám Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia. Bên

cạnh đó, Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

(ACFTA) được thực hiện đầy đủ từ 2015-2018, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang chuẩn bị được ký kết như FTA với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc... sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho hàng nông sản Việt Nam trong đó có các

mặt hàng trái cây gia tăng sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu đi khắp thế

Tuy nhiên, vấn đề này cũng đặt ra không ít thách thức trong cạnh tranh với các nước sản xuất có cùng ngành hàng trong khu vực. Bởi vậy, Nhà nước cần Quy hoạch tổng thể, các tỉnh nên cụ thể hóa cho tỉnh mình, chọn một vài sản phẩm chủ lực. Có nhiều chính sách ưu đãi hơn cho doanh nghiệp lớn, có tâm huyết với ngành, đặc biệt là cơ chếưu đãi vốn cho người sản xuất. Đầu tư

nhiều hơn trong việc xây dựng mô hình thực tế liên kết sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm trái cây, tổ chức hội thi để chọn ra mô hình hay nhất và từ đó nhân

rộng ra,... (Tuấn Vũ, 2015).

2.1.3.2. Hỗ trợ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất

Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn

nước ta đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Đời sống và thu nhập của

người dân không ngừng được cải thiện, diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn có những thay đổi căn bản.Đạt được những kết quả trên là do trong những năm qua chúng ta đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Không chỉ công nghệ sinh học mà cơ giới hóa cũng được áp dụng rộng rãi vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ sử dụng máy móc vào các công việc như làm đất, tưới tiêu, tuốt lúa ngày càng tăng; công nghệ sau thu hoạch, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp cũng được phát triển mạnh. Nhiều

đơn vị chế biến nông sản phẩm đã sử dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại trong sản xuất; đồng thời, liên kết với nông dân thực hiện sản xuất "trọn gói", theo quy trình từ nuôi trồng đến chế biến và xuất khẩu. Do đó, đã góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao giá trịgia tăng

của sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống của người lao động

ở nông thôn (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, 2015).

Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế do khu vực này nằm trên địa bàn rộng,

có điều kiện tựnhiên khác nhau; trong khi cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển. Đặc biệt, nông nghiệp Việt Nam vẫn là manh mún, nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp, tổn thất sau thu hoạch lớn chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa lớn. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh, nhất là cơ giới hóa việc làm đất, thu hoạch, vận chuyển vật tư và sản phẩm. Thực tế, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch rất lớn lúa từ 11-13%; ngô 13-15%; rau quả25%... Trong khi đối tượng tiếp cận là nông dân có trình độ dân trí chưa cao... (Lê Tất Khương, 2015).

Để góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục có bước phát triển mới, tận dụng được những lợi thế trong tiến trình hội nhập, cần ứng dụng rộng rãi hơn nữa những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần xây dựng nông thôn giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh..., cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nóii chung và sản xuất

cây ăn quả nói riêng (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, 2015).

Đểlàm được điều đó, trước hết cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với khoa học, kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn,

nông dân theo hướng: Tổ chức, huy động lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, cùng với bà con nông dân, các doanh nghiệp, các tổ

chức khuyến nông, các tổ chức chính trị, xã hội giải quyết các vấn đề về giống, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, phát triển công nghiệp và dịch vụ, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ

thuật và công nghệ cũng như các cơ quan chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ

thuật và công nghệởnông thôn được bảo đảm thỏa đáng về lợi ích, được bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan khoa

học, kỹ thuật và công nghệ với các chủ thể trong nông nghiệp. Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ với sản xuất, kinh doanh bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, 2015).

2.1.3.3. Xây dựng mô hình trình diễn

Mô hình trình diễn nhằm chứng minh lợi ích và tính khả thi của một kỹ

thuật mới, đồng thời trình bày các bước áp dụng kỹ thuật đó là một phương pháp được các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông thường áp dụng trong chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ(KTTB) cho người dân.

Thực tế đã khẳng định, muốn làm giàu trong sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp thì không thể sản xuất theo kiểu quảng canh, tự cấp, tự túc mà phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm thâm canh tăng năng suất và tiến đến sản xuất

theo hướng hàng hoá. Đểđáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi phương thức canh tác nhằm phù hợp với thực tế sản xuất. Ví dụ, hiện nay khi diện tích bãi chăn thả

hiện phương thức chăn thả truyền thống như trước đây. Do vậy, việc xây dựng các mô hình nuôi bò bán thâm canh là cần thiết để hướng cho người dân chuyển

đổi phương thức chăn nuôi nhằm thích ứng với tình hình mới của thực tiễn sản xuất. Để thuyết phục người nông dân ứng dụng những kỹ thuật mới trước khi phổ

biến ra diện rộng; góp phần khẳng định tính khả thi của một phương án sản xuất

để giai đoạn tiếp theo chỉ cần tiếp tục bổ sung chứ không phải mày mò thử

nghiệm mà vẫn có thể yên tâm phát triển khi có vốn đầu tư và có thịtrường tiêu thụ sản phẩm. Tạo ra những hình mẫu về sản xuất để tổ chức các chuyến thăm

quan học tập, các lớp tập huấn hay hội nghị đầu bờ nhằm chuyển giao các tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất theo cách "nông dân tự chuyển giao cho nông dân

Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một

điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cảcác điều kiện sản xuất khác nhau.

Căn cứđể xây dựng các mô hình trình diễn đối với phát triển sản xuất cây

ăn quả tại các địa bàn khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa được quy định tại Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến nông và Thông tư Thông

tư 348/2016/TT-BTC của BộTài chính. Theo đó:

Chi mua sắm vật tư, nguyên, nhiên vật liệu thực hiện dự án; Chi mua máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến công nghệ chuyển giao của dự án.

Trương hợp này, Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 70% chi phí cho các

nội dung chi mua sắm vật tư, nguyên, nhiên vật liệu thực hiện dự án; Chi mua máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến công nghệ chuyển giao của dự án, nhưng không vượt quá mức ngân sách nhà nước hỗ trợ có mục

tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện các dự án trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi được xác định theo các văn bản quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư 348/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Đồng thời, Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho các nội dung chi mua sắm vật tư, nguyên, nhiên vật liệu thực hiện dự án; Chi mua máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến công nghệ chuyển giao của dự án,

nhưng không vượt quá mức ngân sách nhà nước hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách

địa phương để thực hiện dự án tại các khu vực còn lại (Bộ Tài chính, 2016).

2.1.3.4. Phát triển dịch vụ phụ trợ, cơ sở hạ tầng

Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển trong điều kiện nguồn Ngân sách Nhà nước có hạn, Chính phủ đã cố gắng bố trí vốn ngân sách

đồng thời có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các tổ chức quốc tếđầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Các nguồn vốn từ Ngân sách và các thành phần kinh tếđược dành đểđầu

tư: Các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho các cây trồng có hiệu quả xuất khẩu cao; Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ với

người sản xuất, gắn kết sản xuất - chế biến với tiêu thụ nông sản; Ngân sách hỗ

trợ một phần vềđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thuỷ lợi, điện.. .), hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, các cơ

sở kiểm định chất lượng nông sản hàng hoá cho các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá có hợp đồng tiêu thụ theo QĐ 80 của Chính phủ; Ngân sách đầu tư thực hiện các chương trình, dự án

(Xoá đói giảm nghèo, 135, đường giao thông nông thôn, phục hồi nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có ở các vùng, an toàn hồ chứa nước, kiên cố hoá kênh

mương, kiểm soát lũ…) nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông sản, trong đó

có sản xuất rau quả(Trung tâm thông tin thương mại, 2006).

Một trong những vấn đề tồn đọng lớn nhất hiện nay ảnh hưởng đến giá trị

của trái cây Việt Nam là vấn đề bảo quản sau thu hoạch. Khâu này chủ yếu vẫn dùng biện pháp thủ công. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói bao bì, bảo quản

không đúng cách dẫn đến tỷ lệhư hỏng do dập nát, thối nhũn của trái cây rất cao

(25 đến 30%). Sự kiểm soát nấm bệnh gây hại sau thu hoạch còn hạn chế và việc thu hoạch vận chuyển chưa cẩn thận dễ gây tổn thương, hư hỏng... Công nghệ xử lý cơ bản sau thu hoạch là bảo quản lạnh đã được ứng dụng ở nhà sơ chếvà đóng gói, nhưng hiệu quả chưa cao với nhiệt độ và phương thức vận hành bảo quản

chưa phù hợp việc quản lý chuỗi lạnh sản phẩm (trái dễ bị tổn thương lạnh và khả năng làm lạnh chậm). Các bao bì đóng gói chưa phù hợp và chưa được sử

dụng hợp lý để nâng cao hiệu quả bảo quản sau thu hoạch cho trái cây (bao gói

đục quá nhiều lỗ và vẫn có hiện tượng đọng ẩm, các bao bì thùng các-tông thấm

chất bảo quản xử lý sau thu hoạch sử dụng không đúng phương pháp và nồng độ

xử lý quá cao (Tâm Thời và Nhung Huệ, 2016).

2.1.3.5. Hỗ trợ vốn tín dụng cho người dân sản xuất cây ăn quả

Trong những năm qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, bơm vốn và tạo thêm vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn sản xuất, kinh doanh, trong đó nổi bật là Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 và Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông

thôn theo hướng các tổ chức tín dụng (TCTD) phải ưu đãi hơn cho nông dân để hưởng được ưu đãi của Nhà nước. Các chính sách được ban hành góp phần cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây ăn quả tại huyện yên châu tỉnh sơn la (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)