PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUÂN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TẠ
4.1.4. Những ưu điểm và hạn chế
4.1.4.1. Những ưu điểm
Yên Châu có đặc điểm của khí hậu miền Bắc Việt Nam - khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưu và có mùa hè nóng, mưa nhiều. Khí hậu Hà Nội cho phép phát triển tập đoàn cây ăn quả phong phú và đa dạng, phân bố hầu khắp trong các địa phương với sự có mặt cả hai nhóm phân theo đới sinh thái là á nhiệt đới và nhiệt đới.
- Tập quán trồng cây ăn quả lâu đời kết hợp với tính đặc thù về các yếu tố sinh thái, trước hết là khí hậu đã hình thành, tồn tại và phát triển nhiều giống cây ăn quả đặc sản, có giá trị, có thể chọn lọc để phát triển ra diện rộng.
- Quỹ đất mở rộng diện tích cây ăn quả trong tương lai còn lớn nhưng không ảnh hưởng đến vấn đề sản xuất lương thực. Do đại bộ phận là sử dụng đất đồi núi trồng cây ăn quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo công việc cho người lao động, cải thiện điều kiện môi trường.
- Thị trường tiêu thụ quả của Yên Châu còn rộng lớn, ngoài việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa còn dành cho xuất khẩu, cây ăn quả đặc sản có
thể xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước khác góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống nhân dân trong vùng.
Trải qua nhiều năm trồng trọt, nhân dân một số nơi trong vùng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực nghề làm vườn, đó là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nền sản xuất cây ăn quả phát triển một cách vững chắc.
4.1.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tích đã đạt được như trên, Yên Châu cũng không tránh khỏi một số khó khăn hạn chế như:
Cùng với những thuận lợi, khí hậu Yên Châu cũng gặp nhiều khó khăn cho sản xuất cây ăn quả như khô, lạnh, thiếu nước vào mùa đông, ngập úng, đỡ gẫy rụng quả, hoa vào mùa hè.
Tình trạng sản xuất cây ăn quả vùng Yên Châu còn manh mún và phân tán,
chưa hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung quy mô lớn với các loại cây ăn quả chiến lược. Sản xuất cây ăn quả còn chưa được đầu tư và chú trọng đúng mức. Diện tích vườn quả còn nhỏ, phân tán, vườn tạp còn nhiều, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Tuy chủng loại cây ăn quả trong vùng tương đối phong phú nhưng chưa xác định rõ chủng loại chiến lược, thiếu sự đầu tư chọn lọc dẫn đến tình trạng thoái hoá một số giống đã và đang có nguy cơ bị mất trong lúc một số nơi có hiện tượng du nhập giống tràn lan, không theo trình tự quy định, dễ tạo ra nguy cơ dịch hại và làm tạp hoá các vườn, các trang trại trồng cây ăn quả hạ tầng cơ sở, trước hết là điều kiện giao thông vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn, một số khu vực có trồng cây ăn quả còn chưa có đường đi lại cho phương tiện cơ giới. Điều đáng chú ý là đối với một số loại cây ăn quả để hạn chế sự lây lan của sâu bệnh, cần phải chọn nơi có sự cách ly địa lý, thường là vùng xa xôi hẻo lánh. Trong tình hình đó, hạ tầng cơ sở kém là trở ngại lớn cho việc phát triển và mở rộng diện tích cây ăn quả.
Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây ăn quả mới chỉ chú ý đến phổ biến tuyên truyền, hội nghị, chưa đi sâu nghiên cứu tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm từ các mô hình.
Các kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây ăn quảở Hà Nội nhìn chung còn ở mức độ thấp và còn nhiều vấn đề cần khắc phục như công tác chọn giống, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh.
Tuy nhiên xét trên tổng thể, trong những năm vừa qua phát triển sản xuất cây ăn quả ở huyện Yên Châu đã góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Phát huy hiệu quả nguồn lực trong nhân dân, tạo việc làm cho lao động, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường cảnh quan... Với những hiệu quả thiết thực này, trong những năm tới Nhà nước cần có những cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cho cây ăn quả tiếp tục phát triển đúng hướng, góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ CNH - HĐH.
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA