PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUÂN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TẠ
4.1.3. Phát triển các dịch vụ phụ trợ, cơ sở hạt ầng
Nhận định rõ để phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng hàng hóa trên
địa bàn huyện Yên Châu, cần phải song song đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ, do đó những năm gần đây huyện Yên Châu đã đẩy mạnh
đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đểthúc đẩy lưu thông nông sản.
Bảng 4.17. Đầu tư phát triển đường giao thông phục vụ sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu
TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017
1 Số km đường giao thông đầu tư tại các vùng sản xuất CAQ
tập trung Km 28 43 54
2 Tổng mức đầu tư 1000đ 52.000 83.130 106.464 Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Yên Châu (2017) Kết quả đầu tư phát triển hạ tầng phụ trợ cho phát triển sản xuất cây ăn
quả trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng 4.17 và 4.18. Qua bảng 4.17 ta thấy trong 3 năm gần đây huyện đã đầu tư được 125 km đường giao thông trong vùng, với tổng mức đầu tư hơn 230 triệu đồng.
Mặt khác, trên địa bàn những năm gần đây cũng đã xuất hiện các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến hoa quả, tính đến năm 2017 toàn huyện đã có 4
doanh nghiệp, cơ sở chế biến hoa quả lớn. Huyện cũng đã có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở chế biến với mức hỗ trợ hàng năm từ 20 – 30 triệu đồng/ cơ sở.
Điều này đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các cơ sở chế biến
Bảng 4.18. Đầu tư phát triển các dịch vụ phụ trợ, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu
TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017
1 Số doanh nghiệp, cơ sở chế biến, sơ chế hoa quả trên địa bàn
Đơn vị 1 2 4
2 Mức đầu tư hỗ, trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
1000đ 30.000 50.000 80.000 Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Yên Châu (2017)
Ngoài các cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện còn chú trọng tới việc kiểm tra quản lý các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, ngoài ra để đảm bảo được nguồn cung cấp vật tư nông
nghiệp đạt chất lượng, đồng thời đảm bảo giá cả ổn định cho các hộ sản xuất,
Lãnh đạo huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông đứng ra liên hệ với các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp và thành lập các hợp tác xã nông nghiệp làm nhà phân phối, cầu nối cho hộ sản xuất với các nhà cung cấp vật tư
nông nghiệp.
Bảng 4.19. Tình hình phát triển các loại hình dịch vụ phụ trợ chosản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
So sánh (%)
16/15 17/16 BQ
Cơ sở cung cấp giống CĂQ 4 32 800,00 - Cơ sở cung cấp Phân bón 3 26 43 866,67 165,38 378,59 Cơ sở cung cấp thuốc BVTV 2 23 37 1.150,00 160,87 430,12 Cơ sở dịch vụ tư vấn kỹ thuật,
chăm sóc trồng cây ăn quả 4 11 275,00 - Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Yên Châu (2017) Tình hình phát triển các loại dịch vụ phụ trợ trong sản xuất cây ăn quả trên
phát triển sản xuất cây ăn quả của huyện. Có thể nhận thấy từ năm 2015 trở về trước trên địa bàn huyện không có cơ sở cung cấp giống cây ăn quả, đồng thời
cũng không tồn tại một cơ sởtư vấn kỹ thuật, dịch vụ chăm sóc cây căn quả nào, do các giống cây là tự các hộ nhân giống từ giống cây truyền thống bằng cách chiết, gieo hạt để trồng cổ truyền, và thường để cây tự phát triển chứ không có sự chăm sóc; mặt khác việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho cây cũng không
nhiều. Thời gian nay một số hộtrên địa bàn đã hình thành việc phát triển sản xuất
cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa thì phải thì tìm kiếm mua giống, thuê thợ làm vườn chăm sóc cây từ các địa phương khác. Tuy nhiên từ năm 2016 - 2017 nhờ có định hướng phát triển sản xuất cây ăn quả của huyện, trên địa bàn huyện đã hình thành các cơ sở cung cấp giống cây ăn quả cũng như các cơ sở tư
vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc cây ăn quả, không chỉ có thế các cơ sở này còn phát triển một cách mạnh mẽ, cụ thể nếu như năm 2016 chỉ mới nhen nhóm hình khoảng 4 cơ sở cung cấp giống và 4 cơ sở cung cấp dịch vụchăm sóc thì tới
năm 2017 con số này là 32 cơ sở cung cấp giống và 11 trung tâm tư vấn và cung cấp dịch vụchăm sóc cây ăn quả với hàng trăm thợvườn.