TT Nội dung Tốt thườngBình Chưa tốt
SL % SL % SL %
1 Chất lượng sản phẩm sản xuất ra đáp ứng
được yêu cầu của thị trường 43 51,19 31 36,90 10 11,90 2
Luân canh cùng với áp dụng các biện pháp canh tác, các TBKT vào trong sản xuất đã giảm áp lực mùa vụ, nâng cao hiệu quả sản
xuất 15 17,86 52 61,90 17 20,24
3 Sản phẩm sản xuất ra được đảm bảo về giá,
không tạo sự tăng đột biến dẫn đến dư cung 12 14,29 34 40,48 38 45,24 4 Các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác đã
thực hiện tốt việc liên kết, bao tiêu sản phẩm 22 26,19 32 38,10 30 35,71 5 Lợi nhuận được chia đều cho các tác nhân từ
sản xuất, thu gom, chế biến tới tiêu thụ 12 14,29 45 53,57 27 32,14 6
Công nghệ bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kho bãi sau thu hoạch được đảm
bảo, đáp ứng lượng sản phẩm sản xuất ra 25 29,76 36 42,86 23 27,38 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phỏng vấn điều tra (2017) Về việc thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong việc bao tiêu sản phẩm cũng đã được hình thành trên địa bàn, tuy nhiên hiệu quả bao tiêu sản phẩm còn chưa cao, với trên 73% số đối tượng điều tra
được hỏi đánh giá ở mức bình thường và chưa tốt. Mặt khác, công nghệ về
bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển sau thu hoạch còn chưa đáp ứng lượng sản phẩm sản xuất ra, điều này còn có tới trên 27% đối tượng điều tra đánh giá ở mức chưa tốt và trên 42% đánh giá ở mức trung bình.
4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
4.3.1. Định hướng chung
Xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ huyện Yên Châu đã ban hành các Nghị quyết
chuyên đề về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực đưa các giống mới
có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất, phù hợp với điều kiện địa
điều kiện thực tế địa phương, huyện Yên Châu đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm thủy sản trong xây dựng NTM, coi đây là nhiệm vụ
then chốt, là điều kiện quyết định để nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, các xã trên địa bàn huyện phấn đấu giảm dần diện tích trồng cây lương thực trên
đất dốc để chuyển sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như xoài, chuối,
nhãn... Đồng thời Hỗ trợ thành lập các HTX qua đó tổ chức tốt công tác trồng,
chăm sóc, đặc biệt là mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụcây ăn quả.
Nghị quyết Đảng bộ huyện Yên Châu lần thứ XX nhiệm kỳ 2015 -2020
nêu rõ: Xác định nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế, huyện tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng các loại sản phẩm có giá trị kinh tế, năng
suất, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động. Tập trung đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng cường
ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn
vị diện tích canh tác; đẩy mạnh triển khai các mô hình trình diễn về cây trồng, vật nuôi giống mới có năng suất và chất lượng cao, kết hợp với đẩy mạnh áp dụng các tiến bộkhoa học - kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất. Các mô hình thực hiện đạt mục tiêu đề ra và được nhân dân ứng dụng, mở rộng sản xuất mang lại hiệu quả.
Về phát triển cây ăn quả, huyện Yên Châu có trên 24 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, do địa hình chia cắt nên chủ yếu là đất dốc và đã bị bạc mầu. Với phương châm trước hết là cải tạo vườn cây ăn quả kém hiệu quả sang vườn
cây ăn quả có thu nhập cao, đồng thời nhân rộng diện tích cây ăn quả có lợi thế
của huyện như: Xoài, chuối, nhãn, mận. Huyện đã tổ chức cho cán bộ, nhân dân
đi thăm quan học hỏi những mô hình ở các địa phương khác để vận dụng tại địa
phương mình. Từ mô hình nhãn ghép với quy mô 2 ha bằng nguồn vốn của Trung tâm khuyến nông tỉnh và ngân sách của huyện cấp năm 2011, một số hộ
tại xã Tú Nang đã mạnh dạn đốn tỉa và ghép giống nhãn chín muộn giống gốc từ Hưng Yên; mô hình ghép xoài Đài Loan. Sau một năm cho sản phẩm, với năng
suất cao, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp, giá bán cao.
Trong thời gian tới, huyện Yên Châu tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chủtrương của tỉnh về phát triển trồng cây ăn quảtrên đất dốc; rà soát bổsung, điều chỉnh quy hoạch vùng phát triển, địa bàn sản xuất gắn với kế hoạch sử dụng đất lâu dài; xác định
quy mô phát triển sản xuất một số loại cây trồng chính phù hợp với từng vùng khí hậu và điều kiện của từng xã trên địa bàn huyện; chuyển một phần diện tích
đất trồng cây hàng năm hiệu quả thấp sang trồng mới một số loại ăn quả chủ lực của huyện tại các xã vùng quy hoạch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị sản xuất theo chuỗi giá trịgia tăng.
4.3.2. Một số giải pháp cụ thể
4.3.2.1. Quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu theo hướng bền vững
Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu cho thấy, sản xuất cây ăn quảtrên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như: sản xuất manh mún còn phổ biến, vườn cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp còn chiếm tỷ lệ cao do việc phát triển sản xuất theo phong trào, không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng “trồng, chặt”; việc đầu tư thâm canh chưa thống nhất theo quy trình kỹ thuật; số lượng, quy cách, chất
lượng không đồng đều; số lượng vùng sản xuất cây ăn quả được chứng nhận
GAP, được cấp mã số vùng trồng còn ít, đã ảnh hưởng đến ký kết giao ước thu mua, tiêu thụ, hợp đồng, xuất khẩu.
Nhằm từng bước khai thác có hiệu quả và phát triển bền vững, hiệu quả
các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh trong đó có huyện Yên Châu, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành các văn bản như: Thông báo kết luận số 121- TB/TU ngày 30/11/2015 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về một số chủ trương
trồng cây ăn quả trên đất dốc đến năm 2020; Quyết định 251/QĐ-UBND ngày 12/02/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh
Sơn La giai đoạn 2014-2020… Bên cạnh đó, huyện Yên Châu cũng đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện theo hướng bền vững. Đây là một thuận lợi rất lớn trong công tác phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện tới năm 2025, định hướng tới năm 2030.
` Để phát huy tốt những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém và thực hiện có hiệu quả công tác trồng cây ăn quảtrên địa bàn huyện trong thời gian tiếp theo. UBND huyện Yên Châu cần chỉ đạo các cơ quan chức năng
làm tốt công tác quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hướng tới năm 2030 là thực sự cần thiết.
Trên cơ sở đó, quy hoạch, rà soát quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hàng hóa lớn: xác định diện tích của từng loại cây
ăn quảtheo hướng phát huy tối đa lợi thếđất đai, điều kiện ngoại cảnh; tập trung
đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu, thâm canh, đào tạo tập huấn, chỉ dẫn địa lý, tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất.
Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất quả an toàn tập trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được phê duyệt và đề xuất xây dựng mới các quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành quản lý gắn với chiến lược, nhiệm vụ phát triển cây
ăn quả; Tăng cường công tác quản lý, giám sát và nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước đối với quy hoạch.
Quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu cần tập trung vào một sốđiểm lưu ý sau:
- Tập trung phát triển các loại cây phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của huyện. Phát triển các loại cây thế mạnh hiện nay của huyện bao gồm xoài, chuối, cây có múi đặc biệt là cây cam, đồng thời trú trọng phát triển một số
loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh như nhãn, táo mèo,
mận,… qua đó làm phong phú thêm các sản phẩm trái cây, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giảm áp lực trong mùa vụcho người sản xuất. Trên cơ sở tiềm
năng, lợi thế của địa phương, một số lĩnh vực, dự án huyện đang quan tâm ưu tiên thu hút đầu tư đó là: Dựán đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VIETGAP; dự án phát triển vùng xoài Yên Châu; dự án phát triển vùng chuối Yên Châu; dự án chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
Quy hoạch phát triển vùng sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, công nghệ
chế biến, tránh tình trạng sản xuất ồạt đẫn tới hiệu quả kinh tế thấp. Gắn kết sản xuất với tiêu thụ, từngười trồng cây ăn quảđặc sản an toàn, đến tổ chức thu mua,
sơ chế tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và mở
rộng thị trường nhằm tạo uy tín và ổn định thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đối với diện tích đất chưa quy hoạch: Tiến hành rà soát, khoanh vùng, phân loại hiện trạng cây trồng; phân tích thành phần lý, hóa đất, phân loại đất thích hợp; đánh giá điều kiện khí hậu, nguồn nước tự nhiên, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở kết quả phân tích đánh giá, phân loại
đất, đề xuất đưa vào quy hoạch đất trồng cây ăn quả những diện tích đất có đủ điều kiện về tự nhiên, xã hội và bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Hỗ trợ và khuyến khích thành lập các HTX sản xuất, chế biên và tiêu thụ cây ăn quả, đẩy mạnh phát triển loại hình kinh tế trang trại. Phấn đầu tới năm
2025 thành lập được 30 HTX về cây ăn quả, 50% diện tích cây ăn quảđược sản xuất theo loại hình kinh tế trang trại quy mô tập trung. Tới năm 2030 thành lập trên 50 HTX về cây ăn quả, 80% diện tích cây ăn quả được sản xuất theo loại hình kinh tế trang trại quy mô tập trung.
Hỗ trợ và cấp chứng chỉ VietGAP đối với các vùng sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn. Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cây ăn quả đặc sản an toàn theo tiêu chuẩn chất lượng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng 4 mô hình phát triển cây ăn quả an toàn ở một số xã làm cơ sở nhân rộng cho toàn vùng quy hoạch, phấn đấu đến năm 2025 có
khoảng 30% diện tích cây ăn quả đặc sản trong vùng quy hoạch sản xuất theo
hướng an toàn (Sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, sản phẩm phù hợp VietGAP, sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ), có 80% nông dân
sản xuất cây ăn quả được đào tạo tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đến năm 2030 toàn bộ diện tích cây ăn quả đặc sản trong vùng quy hoạch sản xuất theo hướng an toàn.
Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở vùng sản xuất cây ăn quảđặc sản an
toàn (đường, điện, chợ đầu mối, cơ sở thu mua, cơ sở chế biến...) phục vụ cho việc phát triển cây ăn quảđặc sản an toàn và đạt hiệu quả cao.
Phát triển sản xuất cây ăn quả đặc sản theo hướng bền vững, bảo vệ môi
trường, kết hợp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn nhằm tạo thêm thu nhập từ
dịch vụ du lịch sinh thái và du lịch văn hoá cho người sản xuất.
Hiện nay, phong trào phát triển sản xuất cây ăn quả đang ngày càng sôi động ở nhiều địa phương trong đó có huyện Yên Châu. Vào thời hiện tại, công tác quy hoạch tổng thể nông nghiệp của vùng trong đó có việc xác định vùng trồng cây ăn quả khác nhau phù hợp sinh thái, phù hợp cơ cấu cây trồng tương lai
là rất quan trọng. Bởi vì cây ăn quả, nhất là các cây ăn quả lâu năm đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải hợp lý ngay từđầu mới đem lại hiệu quả lâu dài. Nếu không
phát của nông dân theo lối sản xuất nhỏ, không tạo được những sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhất là hiện nay, ruộng đất đã được giao cho hộ gia đình nông dân sử dụng lâu dài, càng cần phải có quy hoạch
chung và định hướng của Nhà nước.
4.3.2.2. Tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả của, UBND huyện cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích cực lấy ý kiến tham gia của các chuyên
gia, người dân, doanh nghiệp đóng góp vào các quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, dự án và các cuộc hội thảo khoa học về các vấn đề có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện với định hướng phát triển chung của tỉnh, của vùng và của cảnước.
UBND huyện cần nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, thủ tục và các quy
định trong việc thực hiện hợp đồng giữa nhà nông với các nhà, trong đó quy định rõ quyền lợi vật chất của các bên tham gia hợp đồng; tổ chức nhân rộng các mô hình liên kết hiệu quả; nâng cao vai trò của các cấp chính quyền trong việc điều chỉnh, xử lý những bất cập, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Tăng cường sự liên kết với các viện, trường trong vùng và cả nước, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm
thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nông, thủy sản.
Thực hiện liên kết giữa Doanh nghiệp – Tổ chức tín dụng – Nông dân trong việc vay vốn sản xuất để giảm bớt các thủ tục vay vốn hiêṇ còn đang bất cập hoặc liên kết giữa Doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nông dân trong việc hỗ
trợ đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây, quy trình sản xuất và chế biến.
Khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức ký kết hợp
đồng theo hướng gia tăng cộng đồng trách nhiệm và gắn kết lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân, trước mắt mở rộng hình thức ứng trước vốn, giống, vật tư, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và mua lại nông sản theo giá cả thống nhất ghi trong hợp đồng hoặc bán vật tư trả chậm và mua lại nông sản theo giá thỏa thuận; tiến tới các hình thức liên kết cao hơn như: nông dân góp vốn bằng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất rồi sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời,
nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của hộ nông dân trong việc thực thi