PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUÂN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TẠ
4.1.2. Hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu
Những năm gần đây, xác định rõ hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trên địa bàn huyện, nên Phòng Nông nghiệp huyện đã định hướng chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp thông thường sang sản xuất cây ăn quả. Từ đó huyện đã xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả.
Tình hình hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện được thể hiện qua Bảng 4.14. Trong 3 năm gần đây huyện đã thực hiện 7 dự án hỗ trợ
với tổng diện tích hỗ trợ lên tới 400 ha, với tổng mức kinh phí lên đến 3,5 tỷ đồng, hỗ trợ cho 627 hộdân trên địa bàn huyện. Những năm gần đây, mức hỗ trợ tăng dần qua các năm gần đây, năm 2015 mức hỗ trợ 4,5 triệu/hộ thì đến năm
2017 con số này là 7.06 triệu đồng/hộ, bình quân 3 năm tăng trên 25%.
Bảng 4.14. Tình hình hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện
TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017
1 Số dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Dự án 50 200 300 Diện tích hỗ trợ Ha 50 150 250 Số tiền hỗ trợ 1000đ 262,350 992,749 1,892,752 Số hộ hưởng lợi Hộ 87 212 268 2 Một số chỉ tiêu bình quân Số tiền hỗ trợ BQ/hộ 1000đ 1,866 4,683 7,063 Diện tích hỗ trợ BQ/hộ ha 0,57 0,71 0,93
Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Yên Châu (2017) Tuy nhiên, có thể nhận thấy mức hỗ trợ sản xuất bình quân trên hộ còn
tương đối thấp, đối với những loại cây trồng như nhãn, xoài thì còn không đủ chi phí về cây giống.
Mặt khác, mức hỗ trợ trên 1ha diện tích trồng cây ăn quả cũng tương đối thấp, chỉ đạt bình quân 6-7 triệu đồng/ha.
Bảng 4.15. Công tác tổ chức tập huấn, chuyển giao TBKT
TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017
1 Số lớp tập huấn chuyển giao TBKT trong sản xuất cây ăn quả
Lớp
1 3 5
2 Tổng số lượt người
tham dự Người 67 218 496
Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Yên Châu (2017) Ngoài hỗ trợ về kinh phí sản xuất, lãnh đạo huyện Yên Châu cũng đã tiến hàng tập huấn chuyển giao TBKT trong sản xuất cây ăn quả trên địa bàn (bảng 4.15). Qua 3 năm gần đây toàn huyện đã tổ chức được 10 lớp tập huấn cho 851
lượi người tại địa bàn huyện. Điều này thể hiện sự quyết tâm đẩy mạnh phát triển sản xuất cây ăn quảtrên địa bàn huyện Yên Châu.
Khi phát triển sản xuất cây ăn quả, huyện Yên Châu định hướng phát triển
theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, do đó trên địa bàn huyện hình thành nghề trồng cây ăn quả.
Bảng 4.16. Đào tạo nghề trồng cây ăn quả cho lao động nông thôn
TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 1 Số lớp đào tạo nghề Lớp 1 2 4 2 Tổng số lượt người tham dự Người 43 107 216
Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Yên Châu (2017)
Để đào tạo lao động có kỹ thuật cao về trồng, chiết ghép các loại cây ăn
quả, huyện đã tổ chức 4 lớp đào tạo trong 3 năm gần đây và đào tạo cho 366
lao động. Những năm gần đây số lượng lao động tham gia 1 lớp đào tạo nghề
trồng cây ăn quả ngày càng tăng, từ 43 người/lớp năm 2015 lên 54 người/lớp
năm 2017.
Có thể nhận thấy qua 2 năm gần đây 2016 -2017 việc phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu có được những bước ngoặt lớn cả về số lượng và chất lượng là nhờ vào các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quảtrên địa bàn. Trước đây các hộ sản xuất tự phát theo hình thức tự sản tự tiêu, dư thừa thì mang bán nên chủ yếu là tự trồng, tự chăm sóc
không có đầu tư cao về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, các loại giống cây ăn
quả cũng là những giống cổ truyền yêu cầu kỹ thuật thấp, cây giống thì tự chủ
hộ nhân giống trên địa bàn. Tuy nhiên, sau khi có sự hình thành và phát triển
đề án phát triển sản xuất cây ăn quả của huyện thì nhu cầu về các dịch vụ tư
vấn kỹ thuật, nhu cầu vềlao động kỹ thuật tay nghề cao trong sản xuất cây ăn
quả phát triển trong đó đặc biệt là nghề trồng, chiết ghép và chăm sóc cây ăn
quả đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, giải quyết việc làm cho hàng tram
lao động trên địa bàn.