PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ
2.1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển cây ăn quả
2.1.4.1. Chính sách phát triển cây ăn quả
Những năm gần đây, năng suất, sản lượng các loại quả ở các tỉnh Miền núi phía Bắc không ngừng tăng lên nhờ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường
đầu tư thâm canh, tuyển lựa sử dụng giống mới, đặc biệt là xoài, nhãn, chuối,
cam, bưởi,… Ngoài ra, chủng loại cây ăn quả của vùng cũng khá phong phú, tạo sựđa dạng cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm trái cây được sản xuất ra.
Tuy nhiên, sản xuất cây ăn quả ở các tỉnh Miền núi phía Bắc vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như: sản xuất manh mún còn phổ biến, vườn cây có
năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp còn chiếm tỷ lệ cao do việc phát triển sản xuất theo phong trào, không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng “trồng, chặt”; việc đầu tư thâm canh chưa thống nhất theo quy trình kỹ thuật; số lượng, quy cách, chất lượng không đồng đều; sốlượng trái cây được chứng nhận GAP, được cấp mã số vùng trồng còn ít, đã ảnh hưởng đến ký kết giao ước thu mua, tiêu thụ, hợp đồng, xuất khẩu. Do đó, việc ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển sản xuất cây ăn quảtrên địa bàn các tỉnh Miền núi phía Bắc là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả
phát triển sản xuất của từng địa phương.
2.1.4.2. Quy hoạch đất đai
Mục đích quy hoạch là phục vụ quản lý Nhà nước nhưng đích cuối cùng là
đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, mang lại lợi nhuận cho các bên tham gia trong sản xuất. Đồng thời tập trung ưu tiên nhiều hơn việc tăng lợi nhuận cho
người nông dân. Khi tận dụng được lợi thế về tựnhiên (đất đai, nguồn nước, khí hậu) và kinh tế, thực hiện theo quy hoạch sẽ giảm được giá thành sản xuất. Khi giá cả thị trường, các kênh tiêu thụ có những rủi ro, giá thành sản xuất vẫn thấp
hơn kể cả khi thịtrường đi xuống.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết những trường hợp sản xuất không theo quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp, đều chỉ đem lại hiệu quả những mùa đầu tiên khi may mắn được giá, còn sau đó hiệu quả sản xuất sẽ bị giảm dần, thậm chí bị
lỗ vốn. Khi quy hoạch bị phá vỡ, diện tích nhân rộng một cách ồ ạt chạy theo phong trào và lợi nhuận trước mắt không tính đến chuyện lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả nhãn tiền là sản lượng tăng đột biến, sản phẩm có nguy cơ rơi vào tình trạng
ứđọng, bị ép giá, không tiêu thụđược. Và điệp khúc “trồng - chặt, chặt - trồng” sẽ tiếp tục tái diễn mà không có hồi kết.
Mặt khác, việc tăng trưởng vượt quy hoạch của các loại cây ăn quả dẫn
tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường
trong và ngoài nước thấp, hiệu quả kinh tế vì thế cũng không khả quan. Mặt
khác, môi trường sinh thái trong vùng trồng cây ăn quả ngày càng bị ô nhiễm, mất tính ổn định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bà con các vùng nông thôn.
2.1.4.3. Các yếu tố điều kiện tự nhiên
Là yếu tố sản xuất không thể thiếu được của mọi ngành sản xuất, đặc biệt là ngành trồng trọt, trong đó có sản xuất cây ăn quả. Số lượng, chất lượng, vị trí của đất đai có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành sản xuất cây ăn quả .
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, đất nước có chiều dài trên 15
vĩ độ với mấy ngàn km giáp biển đông. Đất đai nước ta rất phong phú, cả nước
có 13 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ chiếm gần 54% được phân bố ở
trung du miền núi phía Bắc. Đây là nhóm đất có chất lượng tốt thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm và đặc biệt là cây ăn quả. Còn lại là tất cả các loại đất như: Đất đen, đất xám, đất phù sa, đều thuận lợi cho việc phát triển cây
ăn quả.
Khí hậu là môi trường sống của các loại cây trồng. Vì vậy, nếu khí hậu thời tiết thuận lợi cây trồng phát triển tốt và ngược lại, nếu thời tiết không thuận lợi thì cây trồng không phát triển được hoặc kém phát triển.
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa với sự biến đổi khí hậu giữa các miền Bắc - Nam. Điều đó cho phép nước ta trồng được nhiều loại hoa quả nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm. Việt Nam còn là một trong những vùng phát sinh của một số cây ăn quả như cam, quýt, vải, chuối và có nguồn gen di truyền thực vật phong phú, đa dạng vềcây ăn quả, gia vị và hoa.
2.1.4.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây ăn quả chất lượng cao, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến công tác phát triển cơ
sở hạ tầng đối với các địa bàn khó khăn như giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống thông tin liên lạc, bến bãi, cơ sở chế biến,… Trong đó mục tiêu tổng quát là tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới, từng
bước thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
Các hệ thống cơ sở hạ tầng trên đã góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản người dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả đối với các tỉnh Miền núi phía Bắc còn thiếu bền vững, không theo quy hoạch, thiếu sự gắn kết giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp; một sốđịa phương còn sản xuất theo hình thức nhỏ
lẻ, lạc hậu... Do đó, thời gian tới, các địa phương cần quyết liệt triển khai đề án
tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và nâng
cao đời sống người dân nông thôn, đặc biệt hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, hệ thống đường giao thông, các cơ sở chế biến, hệ thống kho bãi,…; nghiên cứu và sản xuất giống, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hệ thống dịch vụ bảo vệ sản xuất nông nghiệp, ngăn ngừa dịch bệnh... nhằm đảm bảo phát triển sản xuất theo hướng bền vững trong tương lai.
2.1.4.5. Kỹ thuật chăm sóc, chế biến và công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sựtác động của con người vào cây trồng từ
chọn giống, chăm sóc, phương thức trồng và thu hoạch. Tạo sự hài hòa giữa các khâu của quá trình sẽđem lại hiệu quả kinh tế cao, cụ thể:
Chọn giống cây trồng: Các phương pháp chọn giống cây trồng sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả trong quá trình sản xuất cây ăn quả. Bời sản xuất cây ăn quả đòi hỏi thời gian dài, thường phải có 2-3 năm kiến thiết cơ
bản, tới năm thứ 4 trởđi mới có thể thu hoạch được. Do đó việc chọn lựa các loại giống tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương là nhân tố then chốt quyết định thành công hay thất bại của người sản xuất.
Kỹ thuật chăm sóc: Là khâu tác động ảnh hưởng không những trong năm
trồng mà còn ảnh hưởng lâu dài vào các năm sau. Qua nghiên cứu thực tế trong nhiều năm thì gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán và xiết nước thì sẽ
có tổng thu nhập kinh tế cao.
Phòng trừ sâu bệnh: Cây ăn quả thường lài cây trồng dễ măc nhiều loại sâu bệnh, do vậy việc phòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽsinh trưởng và phát triển tốt là sơ sở cho cây ra hoa và đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình ra quả. Khâu phòng trừ sâu bệnh là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc
ra hoa, đậu quảvà năng suất chất lượng quả thu hoạch.
Phương pháp trồng: Vấn đề khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển sản xuất CAQ của người dân còn hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật ở các
vùng nông thôn chưa phổ biến kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật trong khâu trồng và
chăm sóc, do vậy năng suất và chất lượng quả không cao. Hiện nay sản xuất CAQ phần lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, giá cả thị trường không ổn
định, sản phẩm CAQ là sản phẩm tươi sống, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào bảo quản chế biến chưa phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Các vùng sản xuất CAQ tập trung, theo hướng sản xuất hàng hoá cần phải xây dựng các nhà máy chế biến tại vùng đó, làm đa dạng hoá các sản phẩm của CAQ đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, đểhướng đến mục tiêu xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung, phù hợp với tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai, lao động của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả. Các địa phương cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản xuất cây ăn quả trong vùng, đẩy mạnh các nghiên cứu về thị trường
trong và ngoài nước để xác định hướng tổ chức sản xuất. Đồng thời, xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, nghiên cứu về bộ giống (tuyển chọn, phục tráng, cải tiến và hoàn thiện giống), biện pháp kỹ thuật thâm canh, bảo quản, chế biến sản phẩm cho từng loại cây trồng phù hợp với các vùng quy hoạch; tăng cường năng
lực sản xuất thông qua công tác khuyến nông, đầu tư mô hình thí điểm thử
nghiệm; hỗ trợứng dụng tiến bộ khoa học trong trồng trọt.
2.1.4.6. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp và tài chính ngân hàng
Vốn là yếu tố quan trọng không những để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả cần lượng vốn đầu tư ban đầu lớn hơn so
với các loại cây trồng khác. Hơn nữa, vốn giúp cho các hộ sản xuất Cây ăn quả có điều kiện thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó mới có điều kiện giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Do vậy muốn phát triển nhanh về diện tích, quy mô trồng Cây ăn quả đòi hỏi phải có sự
hỗ trợ của Nhà nước về vốn như: Cho vay với lãi suất ưu đãi, trợ giá cây giống, phân bón. Mặt khác cần mở ra và đẩy nhanh bảo hiểm vật nuôi, giúp đã các hộ
nông dân sản xuất Cây ăn quả khi gặp rủi ro như thiên tai, dịch bệnh…
Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá tập
trung, theo cơ chế thị trường và dần hình thành chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Hiện
nay, đã hình thành vùng lúa chất lượng cao trên quy mô lớn. Tuy nhiên, để có thể
hướng hàng hóa chất lượng cao thì việc phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp từ khâu cung ứng các yếu tốđầu vào tới bao tiêu sản phẩm đầu ra là hết sức cần thiết và quan trọng. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp hoạt động tốt sẽ tạo động lực cho sản xuất cây ăn quả phát triển nâng cao giá trị sản xuất và bền vững.
2.1.4.7. Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của các ngành trong đó có ngành rau quả. Việt Nam là một nước nông nghiệp, hiện tại 80% dân số cả nước sống ở nông thôn và trên 70% lực
lượng lao động toàn xã hội làm việc trong khu vực này. Do vậy, có thể nói lực
lượng lao động của nước ta rất dồi dào và có thể cung cấp đủ lao động cho sản xuất cây ăn quả. Người nông dân nước ta cần cù sáng tạo, qua nhiều thế hệ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chọn giống rau đậu, cam, quýt, bưởi, hồng xoài, chôm chôm, thanh long. Nông dân ở nhiều vùng rau quả thuyền thống
đã thu được năng suất và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, chỉ với kinh nghiệm thì nhiều vấn đề chưa giải quyết được, nhất là các khâu như: Giống, phòng trừ sâu bệnh, xử lý sau thu hoạch. Nhìn chung, trình độ dân trí của nước ta còn thấp so với nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, đối với hầu hết các vùng Miền núi phía Bắc nước ta, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chất lượng cán bộ không đồng đều đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua. Thiếu hụt cán bộ trẻ, cán bộngười dân tộc thiểu số có năng lực,
dám nghĩ dám làm, do đó việc chuyển giao các TBKT mới trong sản xuất cây ăn
quả tới người dân sẽ gặp nhiều khó khăn, cản trở và khó có thểđạt được các mục
tiêu đã đề ra.
2.1.4.8. Các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Vai trò của mối liên kết "4 nhà" được đặt ra từnăm 2002 với Quyết định
80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (Quyết định 80). Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc
đẩy việc thực hiện như: Chỉ thị 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc
đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn... Tuy nhiên, mối liên kết "4 nhà" vẫn chưa thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Cụ thể, mối liên kết giữa
doanh nghiệp (DN) và nông dân, nông dân và nông dân trong các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau… Nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL phản ánh, hợp đồng bao tiêu nông sản thể hiện tính pháp lý thấp, chưa
ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua. Trong khi đó, vai trò liên đới giữa "4 nhà" lại thiếu chặt chẽvà chưa mang tính đồng bộ. Nhà nước chưa có chế
tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên. Vì thế, thời gian qua còn xảy ra tình trạng DN và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến
động về giá, thịtrường tiêu thụ…
Trong các chuỗi giá trị nông sản, đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản vẫn còn những bất cập. Vì thế, giá trịgia tăng của các sản phẩm nông sản chưa cao. Đối với cây ăn quả, liên kết sản xuất được tổ chức dưới 3 hình thức: nông dân sản xuất nhỏ lẻ-thương lái thu gom và bán cho các chợđầu mối; liên kết thông qua sản xuất theo quy trình GAP và HTX liên kết với DN. Tuy nhiên, các mối liên kết này đang
gặp rất nhiều khó khăn do tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, thị trường xuất khẩu chiếm tỷ lệ
nhỏ (khoảng 10%); khó tồn trữ và bảo quản… Ởlĩnh vực thủy sản, do tác động của khủng hoảng kinh tế và đầu ra bấp bênh nên một số hình thức liên kết đã gãy vỡ.
Điển hình: nông dân cá thể và liên kết nhóm nhỏ (thiếu vốn, khả năng cạnh tranh kém nên dễ "treo ao"); liên kết HTX với DN thông qua ký hợp đồng (thanh toán hợp
đồng chậm, không thống nhất về giá bán…)…