Kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 31 - 39)

giới

2.2.1.1 Ở Singapore

Điển hình ở khu vực Đông Nam - Châu Á là Singapore. Singapore là một nước được đô thị hóa 100% và cũng được coi là một trong những đô thị sạch nhất

trên thế giới. Để làm được việc này, Singapore đã chú trọng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi linon. Các chất thải có thể tái chế được đưa về nhà máy tái chế lại còn các chất thải khác đưa về các nhà máy để thiêu hủy.

Ở Singapore có hai thành phần tham gia chính vào đầu tư cho thu gom và xử lý rác thải là: tổ chức thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường chủ yếu thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư và các công ty và hơn 300 công ty tư nhân của Singapore chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra của Bộ khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các công ty và các hộ dân ở Singapore được khuyến khích tự thu gom và tự xử lý rác thải để có thể giảm được chi phí. Bộ khoa học công nghệ và môi trường quy định cụ thể phí thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân và các công ty. Chẳng hạn đối với các hộ dân, thu gom trực tiếp rác tại nhà phải trả 17 đô-la Singapore/tháng, thu gom rác thải gián tiếp tại khu dân cư thì chỉ phải trả phí 7 đô-la Singapore/ tháng (Lê Hoàng Việt, 2011).

Như vậy việc thu gom, xử lý chất thải rắn được quan tâm như mọt nhiệm vụ chiến lược để phát triển đất nước nhanh bền vững. Tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân và xã hộ đều gom công góp của vào công tác môi trường. Chi phí đầu tư cho việc thu gom, xử lý lớn, thiết chế pháo luật rõ ràng, nghiêm minh và ý thức của người dân cao.

2.2.1.2. Ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm trong quản lý chất thải: chất thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của nhà nước, còn chất thải từ các công ty, nhà máy thì giao cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ định xử lý; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về rác thải của mình…nên việc xử lý rác thải ở đất nước này rất nhịp nhàng.

Luật bảo vệ môi trường của Nhật Bản bắt buộc các công ty sản xuất các sản phẩm đồ dùng điện tử phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hư cũ của mình; còn người tiêu dùng phải có trách nhiệm chi trả việc vận chuyển và tái chế cho các sản phẩm điện tử do họ thải ra. Khi mua sản phẩm mới, nếu có đồ cũ, người tiêu dùng được công ty trả tiền cho khoản rác thải điện tử họ có. Vì thế,

hầu hết các công ty sản xuất đồ dùng điện tử như Sony, Toshiba… của Nhật Bản đều có nhà máy tái chế riêng.

Tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Kobe…Chính quyền mỗi quận đều đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rác thải có công suất chế biến khoảng 500-1000 tấn rác/ ngày, với kinh phí khoảng 40-60 USD/ nhà máy. Ở thành phố nào rác thải cũng được phân loại triệt để đến mức nhỏ nhất. Dọc hai bên đường ở Nhật Bản, các thùng rác được đặt ở hai bên vệ đường. Trên các thùng rác này được vẽ hình những loại rác được phép bỏ vào đó. Mỗi thùng rác có màu sắc riêng, ký hiệu để mọi người đi đường dễ phân biệt khi bỏ rác vào thùng. Họ phân thành bốn loại chính: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái sinh và rác cồng kềnh. Do Chính phủ Nhật Bản chính thức khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, do đó mỗi năm Nhật Bản thải ra khoảng 55-60 triệu tấn rác, nhưng từ năm 1991, chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa đến bãi chôn lấp, còn phần lớn là đưa đến các nhà máy để tái chế. Nước Nhật đề cao việc tái chế rác thải. Tuy nhiên, việc tái chế một số vật cũng gặp khó khăn, ví dụ như tái chế bê tông thành cát, chi phí bỏ ra để tái chế còn cao hơn chi phí việc nhập khẩu vật liệu tương tự nhưng không tái chế sẽ ô nhiễm môi trường.

Nhà nước cũng khuyến khích người dân sử dụng rác như một nguyên liệu sản xuất. Chính phủ từng hỗ trợ 30 USD/ máy để người dân mua máy tự xử lý rác thải hữu cơ làm phân composit bón cho cây trồng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

2.2.1.3. Ở Hà Lan

Hà Lan là một nước không lớn nhưng những kết quả của hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của nước này dư luận được cả thế giới chú ý. Một trong những hoạt động của Hà Lan theo hướng bảo vệ môi trường là xử lý các chất thải. Việc xử lý các chất thải ở Hà Lan có sự tham gia của chính quyền, xã hội, cũng như các cơ quan chuyên ngành bởi vì khối lượng công việc rất lớn. Chất thải từ đất nước này được xử lý bằng nhiều cách, một phần các chất thải được tiêu hủy, một phần khác được đưa vào tái chế.

Đối với các chất thải của ngành công nghiệp hóa chất thì việc xử lý phức tạp hơn, hàng năm, Hà Lan có tới 21 triệu tấn chất thải, 60% đổ ở các bãi chứa, phần còn lại được đưa vào các lò thiêu hủy hay đưa vào tái chế. Để bảo vệ môi trường, Hà Lan đã đề ra mục tiêu giảm khối lượng chất thải hàng năm để chất thải tồn tại ở các bãi không quá 30% khối lượng chất thải hiện nay (Bộ Tài nguyên và

Môi trường, 2011).

Trước đây, trong một thời gian dài, các chất thải ở Hà Lan được chuyển ra nước ngoài. Hiện nay, cách giải quyết này không thể tiếp tục nên vấn đề cơ bản là phải xử lý chất thải công nghiệp và mở rộng các lò đốt phế thải. Nhiệt năng do các lò thiêu rác gây ra sẽ được hòa nhập vào năng lượng chung của đất nước. Trong vòng nhiều năm, Hà Lan tiến hành thiêu hủy chất thải công nghiệp ngoài biển, nhưng từ năm 1990 cách xử lý như vậy đã được chấm dứt. Chính phủ Hà Lan không chỉ quan tâm đến phương pháp và quy trình công nghệ được sử dụng để hủy các chất thải mà còn quan tâm tới việc hình thành dư luận xã hội về vấn đề này.

Hà Lan đạt được bước chuyển biến lớn trong việc mở rộng chương trình giáo dục trong trường học trong các xí nghiệp công nghiệp và những người nội trợ về sự cần thiết phải bảo đảm cho môi trường sống được trong sạch. Nhờ đó chất thải rắn được chứa bằng túi ni lông và được phân loại ngay tại khâu này. Do được giáo dục tốt nên người dân của đất nước Hà Lan có ý thức rất cao trong việc phải phân loại chất thải ngay tại nguồn, nhờ đó các chất thải được phân loại trước khi chúng được tiến hành thu gom. Đây là điểm mà Việt Nam ta phải chú ý để đưa vào ứng dụng thực tế. Hà Lan đã xây dựng một nhà máy xử lý chất thải để bảo vệ môi trường. Tại đây họ sẽ chôn lấp một khối lượng lớn chất thải độc hại (những chất trước đây thường được hủy ngoài biển) sau khi chúng đã được xử lý bằng các phương pháp cần thiết. Chất thải như chất thải dung môi, cao su và mủ cao su, rác bệnh viện, rác dược phẩm, nhựa đường axit và đất sét đã sử dụng, các chất thải đã nhiễm khuẩn bởi các hóa chất độc hại…được đưa về các nhà máy đốt chất thải đang áp dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường. Hoặc tổ chức việc sản xuất phân ủ từ chất thải với kỹ thuật hiện đại nhất hoặc ứng dụng những quy trình đặc biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thuận lợi cho công việc chế biến (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

Như vậy ở các quốc gia phát triển hiện đại nhất thế giới thì vấn đề môi trường được xử lý triệt để. để làm được việc này thì cần các yếu tố tổng thể đó là pháp luật nghiêm minh, kinh phí đầu tư thỏa đáng, ý thức của người dân được nâng cao, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý phải được đảm bảo.

2.2.2.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Trong những năm gần đây Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ngày càng gia tăng, đời

sống của nhân dân ngày càng được cái thiện. Đó là tín hiệu mừng cho sự phát triển của đất nước. Nhưng đi cùng với đó là các vấn đề về môi trường, về tệ nạn xã hội cũng đang đặt ra những thách thức mới. Ở nhiều nước trên thế giới, việc bảo vệ môi trường (BVMT) trở thành 1 quốc sách lớn. Hệ thống các văn bản pháp luật về BVMT được ban hành đầy đủ, huy động nhiều nhân lực, vật lực và tài lực để BVMT. Những năm gần đây tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương đã được chú ý hơn trước, nhưng cơ bản về hình thức và nội dung hoạt động vẫn chậm đổi mới. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn được thể hiện ở sơ đồ 2.3

Sơ đồ 2.3 Hệ thống tổ chức quản lý về chất thải rắn sinh hoạt ở một số đô thị tại Việt Nam

Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011) Qua sơ đồ trên ta thấy vấn đề quản lý môi trường được triển khai đồng bộ từ trung ương (Các bộ ngành) đến các địa phương, tỉnh, huyện, xã một cách đồng loạt thống nhất, vấn đề chất thải rắn được quan tâm hàng đầu và cs quy trình xử lý khép kín. Tuy nhiên ở các địa phương vẫn còn hạn chế trong công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

2.2.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt toàn quốc

liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, khi đời sống của nhân dân được nâng lên cũng là lúc lượng rác thải tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề thống kê số liệu về CTR chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, số liệu thống kê chưa đầy đủ.

Theo thống kê năm 2004, lượng CTR đô thị là 0,7 kg/người/ngày và nông thôn là 0,3 kg/người/ngày thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể, lượng CTR đô thị thống kê trong năm này là 1,45 kg/người/ngày và vùng nông thôn là 0,4 kg/người/ngày. Chúng ta có thể thấy rằng tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, dân cư ngày càng đông đúc và lượng rác phát sinh ngày một diễn biễn phức tạp.

Bảng 2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt nam

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2003 Năm 2008 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoat

đô thị

1000 tấn/năm 15.459,9 27.868,0 1 Chất thải rắn sinh hoạt đô thị 1000 tấn/năm 6.400,0 12.802,0 2 Chất thải rắn sinh hoạt Nông thôn 1000 tấn/năm 6.400,0 9.078,0 3 Chất thải rắn công nghiệp 1000 tấn/năm 2.638,0 4.786,0

4 Chất thải rắn y tế 1000 tấn/năm 21,5 179,0

5 Chất thải rắn làng nghề 1000 tấn/năm 774,0 1.023,0

Một số chỉ tiêu chính

1 Phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt trung bình tại khu vực đô thị

Kg/người/ngày 0,7 1,5

2 Phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt trung bình tại khu vực nông thôn

Kg/người/ngày 0,3 0,4

Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011) Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trung bình từ 150 – 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, CTR công nghiệp tăng lên 181% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Dự báo của Bộ tài nguyên & môi trường đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước tính khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là CTR đô thị và công nghiệp.

35.000 tấn/ngày, CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900 tấn/ngày. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này còn lên tới 90%). Cũng theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008 cho thấy tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình 10-16% mỗi năm.

Biểu đồ 2.1 Thành phần chất thải toàn quốc năm 2008, xu hướng năm 2015

Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011) Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, với dân số năm 2010 là gần 8 triệu người (khách vãng lai khoảng 2 triệu), mỗi ngày TP HCM thải ra khoảng 7.000- 7.500 tấn CTR đô thị, trong đó, thu gom được khoảng 5.900-6.200 tấn/ngày, tái chế, tái sinh khoảng 900-1.200 tấn, khối lượng còn lại chủ yếu là chất hữu cơ được thải bỏ vào đồng ruộng, vườn cây nông nghiệp làm phân bón. Lượng CTR thải bỏ vào kênh rạch 350-400 tấn/ngày đều được thu gom vận chuyển đến các bãi chôn lấp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

2.2.2.3 Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, công tác thu gom và vận chuyển CTR đô thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi mà lượng CTR phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe

cộng đồng(Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2011).

Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận chuyển CTR cả về nhân lực và vật lực đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó do nhận thức chưa cao của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác thải bừa bãi vẫn còn diễn ra phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn tại các khu vực nội thị. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại phế thải có khả năng tái chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng lên từ 65% năm 2003 lên 72% năm 2004 và lên đến 80-82 % năm 2008. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình từ 40-55% (năm 2003, con số này chỉ đạt 20%). Hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2011).

2.2.2.4 Hiện trạng xử lý và quản lý chất thải rắn

Hiện trạng xử lý và quản lý chất thải rắn vẫn còn nhiều những tồn tại, hạn chế, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết phục và công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương. Các công trình xử lý CTR còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2011).

Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w