Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải thì yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác quản lý rác thải nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng, vì khi có được nguồn nhân lực tốt kết hợp với khoa học và điều kiện hoạt động phù hợp thì sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc.
4.2.4.1 Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý
Huyện Kim Bôi trong những năm gần đây, phát triển khá mạnh về kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã dẫn đến tình trạng lượng chất thải rắn hàng năm gia tăng cả về số lượng và chủng loại. Từ đó đã dẫn tới những vẫn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, cùng với sự tăng lên của dân số thì lượng rác thải sinh ra hàng năm ngày một ra tăng, công tác quản lý CTRSH cũng đứng trước những vấn đề khó khăn mới đòi hỏi năng lực cán bộ quản lý của cán bộ môi trường huyện ngày càng cao.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn, có khả năng chỉ đạo, quản lý công việc thuộc chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút gắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản lý công việc. Theo báo cáo về công tác vệ sinh môi trường của phòng TN-MT huyện năm 2019 cho thấy hiện nay trên toàn huyện có 33 cán bộ, công chức phục vụ công tác vệ sinh môi trường trên toàn huyện. Trong đó có 28 công chức cấp xã và 05 cán bộ, công chức cấp huyện, Đối với cán bộ, công chức quản lý môi trường cấp huyện có 03 người có trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực môi trường chiếm tỷ lệ 60% cán bộ, công chức cấp huyện có chuyên môn về môi trường, còn lại 02 người chiếm tỷ lệ 40% cán bộ công tác tại phòng TN-MT huyện không có chuyên môn về lĩnh vực môi trường. Đối với cấp xã, thị trấn có tổng cộng 28 công chức cấp xã với chức danh là 2 cán bộ địa chính được giao quản lý lĩnh vực môi trường nhưng 100% số cán bộ công chức này không có chuyên môn về công tác môi trường, đa phần chuyên môn của họ về lĩnh vực đất đai hay giao thông và thủy lợi.
Bảng 4.25. Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý môi trường huyện TT Chỉ tiêu Cấp huyện Cấp xã, thị trấn SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Tổng 5 100,00 28 100,00
1 Có chuyên môn về môi trường 3 60,00 - -
2 Có chuyên môn khác 2 40,00 28 100,00
Nguồn: Phòng TN-MT (2019) Như vậy đa phần cán bộ quản lý về lĩnh vực môi trường của huyện Kim Bôi đều không có trình độ chuyên môn về vấn đề môi trường nên thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý. Vì vậy, vấn đề đặt ra cần có cán bộ có chuyên môn về quản lý môi trường để đáp ứng được nhu cầu quản lý CTRSH trên địa bàn huyện như hiện nay.
4.2.4.2 Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường
Nghiệp vụ, kỹ thuật cho công nhân VSMT là yếu tố rất quan trọng, giúp công nhân làm đúng theo quy trình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giúp bảo vệ công nhân trong quá trình thu gom phải tiếp xúc nhiều chất độc hại, nâng cao chất lượng phục vụ của công nhân VSMT với người dân. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay công nhân VSMT của huyện Kim Bôi hầu hết là lực lượng lao động
làm nông nghiệp được lãnh đạo các thôn hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các thôn, do vậy công nhân VSMT huyện Kim Bôi không có chuyên môn về công tác môi trường, thêm vào đó là do lực lượng cán bộ quản lý môi trường của các xã, thị trấn cũng không có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý môi trường để hướng dẫn cho họ thực hiện đúng quy định về kỹ thuật thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Hộp 4.4 Ý kiến cuả tổ thu gom
“Do thời gian thu gom 2 ngày/lần, mỗi lần thu gom từ 5 đến 6 giờ nên mình tranh thủ thời gian làm có thêm thu nhập cho gia đình chứ mức lương thu nhập từ việc VSMT hàng tháng không thấm vào đâu”
Chị Bùi Thị Ngọc 39 tuổi, Tại xóm Lục Đồi, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi. Vào lúc 10 giờ ngày 26/9/2019, tại nhà ở xóm Lục Đồi, xã Kim Bình
Hiện tại công việc thu gom của công nhân VSMT huyện Kim Bôi chỉ yêu cầu thực hiện từ 5 đến 6 giờ làm việc/ ngày, đối với công nhân VSMT của xã Kim Bình thì số thời gian làm việc còn ít hơn nhiều họ chỉ tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt với thời gian từ 5 đến 6 giờ/2 ngày do vậy đa phần công nhân VSMT của huyện Kim Bôi coi công việc VSMT là việc làm thêm, họ gần như không có khái niệm về việc nâng cao tay nghề để phục vụ công việc VSMT được tốt hơn.
Nói tóm lại, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bôi còn hạn chế về kỹ thuật, nghiệp vụ vệ sinh môi trường do đó chưa đáp ứng được nhu cầu về quản lý CTRSH hiện nay. Trong khi đó đời sống người dân ngày càng tăng kéo theo là lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng nhiều, để đáp ứng công tác quản lý môi trường được tốt hơn thì yêu cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ vệ sinh môi trường của công nhân VSMT là rất cần thiết.