Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Bôi hiện nay đã có sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, mỗi cấp, mỗi ngành đều có trách nhiệm và giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTRSH, để công tác quản lý CTRSH có hiệu quả cao, cần có sự liên kết chặt chẽ thống nhất giữa các bên liên quan từ đó giúp cải thiện môi trường nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Ủy ban nhân dân huyện giao cho phòng TN-MT huyện, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các đơn vị trên địa bàn huyện. Thông qua phòng TN-MT huyện, UBND huyện quản lý tình hình rác thải cũng như vệ sinh môi trường của các xã thị trấn. Dưới các xã, thị trấn là chính quyền thôn, tại đây có thành lập các tổ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Huyện Kim Bôi là huyện khá rộng nên việc quản lý rác thải cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Có những xã, thị trấn tiến hành thu gom chất thải rắn sinh hoạt và vận chuyển ra các bãi tập kết để xe chở rác của phòng TN-MT huyện và xe của Hợp tác xã môi trường Sơn Hà vận chuyển về bãi tạp kết của Hợp tác xã Sơn Hà tại xã Đông Bắc để xử lý hoặc có những xã phải tự xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp rác thải của xã mình. Hình thức này còn phụ thuộc lớn vào kinh phí phục vụ vận chuyển và xử lý rác và các điều kiện như giao thông cho các xe vận chuyển.
Sơ đồ 4.1 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Kim Bôi
Nguồn: số liệu điều tra (2019)
Ghi chú: Công tác chỉ đạo quản lý Sự tác động qua lại.
Qua sơ đồ 4.1, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Kim Bôi hiện nay như sau;
UBND huyện: Có trách nhiệm tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn huyện, công khai quy hoạch quản lý CTRSH, tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện.
Phòng TN-MT: Là cơ quan pháp lý quản lý môi trường và đất đai trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp, xây dựng kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thông tin về TN- MT, phòng TN-MT huyện có trách nhiệm hợp đồng dịch vụ vận chuyển và xử lý rác thải với Hợp tác xã môi trường Sơn Hà, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn trong vấn đề thu gom, xử lý rác thải.
Hợp tác xã môi trường Sơn Hà: Là đơn vị thực hiện hợp đồng dịch vụ vận chuyển, xử lý CTRSH theo hợp đồng ký với phòng TN-MT, hợp tác xã có
PhòngTN&MT UBND huyện
Hợp tác xã môi trường Sơn Hà
Tổ thu gom của các thôn
Hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh
UBND các xã, thị trấn
trách nhiệm đảm bảo đầy đủ nhu cầu nhân lực vật lực để thực hiện trách nhiệm trong việc vận chuyển, xử lý CTRSH tại các điểm tập kết trên địa bàn huyện theo đúng hợp đồng của mình đã ký.
UBND các xã, thị trấn: Có trách nhiệm phổ biến tuyên truyền vận động kiểm tra giám sát quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH của các thôn trên địa bàn, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo giám sát việc thành lập và hoạt động của tổ vệ sinh môi trường của các thôn trên địa bàn.
Chính quyền thôn: Có trách nhiệm thành lập, quản lý và giám sát hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường do mình thành lập, quy định cụ thể và thông báo công khai mức phí thu gom, thời gian thu gom vận chuyển và xử lý CTRSH, phổ biến kiến thức quản lý CTRSH.
Tổ vệ sinh môi trường: Thu gom, vận chuyển toàn bộ khối lượng CTRSH từ nguồn phát sinh trong các khu vực được chính quyền thôn giao quản lý, đến điểm tập kết hoặc đến bãi chôn lấp rác thải của thôn, đối với các thôn có bãi chôn lấp CTRSH, tiến hành xử lý CTRSH theo hình thức chôn lấp.
Hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh: Có trách nhiệm nộp phí vệ sinh hàng tháng đầy đủ và đúng hạn theo mức phí đã được chính quyền thôn thống nhất, đồng thời có trách nhiệm trong việc thu gom CTRSH hợp vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường. Nhưng nhìn chung thì công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện còn lỏng lẻo chưa có sự giám sát chặt chẽ của phòng TN-MT đối với hợp tác xã môi trường Sơn Hà cũng như đối với các xã, thị trấn về công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải ở huyện, nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ về lĩnh vực môi trường của huyện còn thiếu nên phòng TN-MT chỉ giám sát vấn đề rác thải qua các báo cáo của UBND xã và hợp tác xã môi trường Sơn Hà rồi từ đó đề ra các chỉ tiêu cho năm tới.
Tại các xã, thị trấn vấn đề CTRSH chưa được quan tâm, nguyên nhân là do nguồn nhân lực thiếu về số lượng gần như mỗi xã chỉ có 01 cán bộ môi trường, mặt khác, trình độ hầu hết cán bộ không có chuyên môn về lĩnh vực môi trường.
Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ về tổ chức bộ máy quản lý về chất thải rắn sinh hoạt
STT Nội dung
Quản lý tốt Quản lý chưa sát với thực tiễn Quản lý còn chồng chéo Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ cấp xã 3 50,00 3 50,00 0 0 2 Cán bộ cấp huyện 1 25,00 3 75,00 0 0
Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Từ bảng 4.2 cho thấy, có 3 ý kiến của cán bộ cấp xã (chiếm 50,00%) và 1 ý kiến của cán bộ cấp huyện (chiếm 25,00%) cho rằng tổ chức bộ máy quản lý về chất thải rắn sinh hoạt rất tốt. Có 3 ý kiến của cán bộ cấp xã (chiếm 50,00%) và 3 ý kiến của cán bộ cấp huyện (chiếm 75,00%) cho rằng tổ chức bộ máy quản lý về chất thải rắn sinh hoạt chưa sát với thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng cán bộ quản lý về môi trường nói chung và đối với lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt còn ít, trong khi đó lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày một tăng theo chiều hướng phát triển kinh tế xã hội, gây sức ép cho công tác bảo vệ môi trường. Nguồn lực nhân sự của các đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; lao động trực tiếp vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải chưa được đảm bảo an toàn sức khỏe, lương chưa tương xứng với công việc.