2.2.3.1 Mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Huyện Thái Thụy có hơn 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế ở huyện Thái Thụy nói riêng và cả nước nói chung theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh hoạt, rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ... Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài một phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngõ xóm. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thải ra một lượng đáng kể vỏ bao bì gồm: túi ni-lông, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, bị vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, kênh mương, ao hồ (Nguyễn Ngọc Ân, 2005).
Từ thực trạng nêu trên, huyện Thái Thụy đưa ra một mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững địa phương. Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông thôn họ đã lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế. Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cư và nên khuất gió. Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp cách xa nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường
vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác. Lớp lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên. Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m (Nguyễn Ngọc Ân, 2005).
Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Lệ phí thu gom, thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằng tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệ sinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trực tiếp thu gom và xử lý chất thải. Trên địa bàn nông thôn Thái Bình hiện nay đã có nhiều nơi áp dụng mô hình trên như: thôn Hiệp Lực, làng Lộng Khê, xã Quỳnh Minh, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, xã Thuỵ Sơn, xã Thái Dương, huyện Thái Thuỵ... (Nguyễn Hồng Quang, 2004).
2.2.3.2 Mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc
Khối lượng các loại chất thải rắn sinh hoạt của xã là 1632 tấn/năm, rác thải từ nông nghiệp 10.489 tấn/năm, rác thải từ chăn nuôi 5.350 tấn/năm, rác thải rắn xây dựng từ 136-1008 tấn/năm, rác thải rắn nguy hại từ sinh hoạt 980 tấn/năm. Nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, mới đây UBND huyện Vĩnh Tường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh mở 3 lớp tập huấn, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường cho 450 nông dân, nội dung tập huấn tuyên truyền tập trung vào việc xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái (quy trình xây dựng nhà vệ sinh, nhà trẻ, trường học đạt tiêu chuẩn; quy trình xây dựng hầm biogas, quy trình ủ, bón phân vi sinh…), bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng đất đai, hướng dẫn kỹ thuật tập trung, thu gom, xử lý rác thải.
Mô hình điểm thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Vĩnh Tường không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường mà nó còn mang lại lợi ích mọi mặt về lâu dài, từ đó có thể tác động lên ý thức, hành vi của mỗi người dân, đặc biệt là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nghĩa vụ của các cấp, các ngành. Sau nữa là giảm chi phí khắc phục môi trường cho nông nghiệp, người dân, tăng đầu tư, cải thiện sức khoẻ, tăng thu nhập tại chỗ cho địa phương, người dân sở tại, tạo nên sự phát triển môi trường sinh thái bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, xanh- sạch- đẹp (Hoàng Thị Phương, 2018).
Quảng Ninh
Trong chương trình hoạt động công tác Hội về nâng cao nhận thức cho nông dân trong bảo vệ môi trường, từ tháng 9- 2019 Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình thu gom rác thải tại huyện Đầm Hà. Việc thu gom, xử lý rác thải từ trước đến nay do từng hộ dân tự xử lý, huyện chưa có lực lượng thu gom. Vì vậy tình trạng rác thải vứt bừa bãi, hôi thối, gây ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đời sống của các hộ dân trong huyện mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan chung của huyện. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác thải trong quá trình chăn nuôi và sinh hoạt lại chưa cao, xác súc vật chết đều đổ ra khe, suối gần nhà và quanh vườn; nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh... Đây là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trên địa bàn huyện thời gian qua, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng, phá huỷ cân bằng môi trường.
Việc xây dựng dự án “Mô hình điểm về thu gom rác thải vệ sinh môi trường nông thôn” tại huyện Đầm Hà, nhằm góp phần cải thiện môi trường, nâng cao đời sống văn hóa cho người dân; thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người nông dân theo hướng tích cực, ứng xử thân thiện với môi trường. 130 hội viên nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Sau khi tập huấn các hội viên này tham gia thu gom chất thải rắn sinh hoạt cũng như xử lý rác thải chăn nuôi và vận động gia đình, người thân cùng tham gia. Đặc biệt vận động họ tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, trồng trọt, đi đôi với xử lý rác thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường ý thức, năng lực về quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ vệ sinh môi trường nông thôn. Phát huy nội lực tại chỗ, kết hợp lồng ghép với các nguồn lực khác để người dân tự nguyện đóng góp kinh phí, vật liệu, công sức, đất đai để xử lý rác thải, tổ chức thu gom, xây dựng công trình nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người nông dân.
Hội tạo điều kiện cho 150 hộ dân sử dụng phương tiện, công trình mà dự án hỗ trợ để tổ chức thu gom xử lý rác thải, tạo bộ mặt mới cho môi trường của thôn, bản, xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường, sống hợp vệ sinh, góp phần nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Huy động nguồn lực tại địa phương để xây dựng bể chứa rác trung chuyển. Trang bị 15 xe thu gom rác và 260 thùng đựng rác tại hộ gia đình; duy trì hoạt động của tổ vệ sinh thu gom rác thải góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu trung tâm và toàn xã để
nâng cao điều kiện sống của người dân. Dự án đặt mục tiêu 80% rác thải trong xã được thu gom, xử lý và 80% người dân trong xã được nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường.
Từ kinh nghiệm của huyện Đầm Hà cho thấy việc quản lý rác thải phải dựa vào chính cộng đồng đó, phải huy động và phát huy nội lực chính địa phương dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương (Tăng Thị Chính, 2016).
2.2.3.4. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
a, Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn, đã có nhiều cơ quan nghiên cứu giải quyết, trong đó có tổ chức từ thiện nước ngoài YWAM có đề án giải quyết vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam. Nguyên tắc của tổ chức này là không đầu tư 100%, mà cần có sự đóng góp của chính quyền địa phương và người dân (Lê Cường, 2014).
b, Các bước tiến hành xây dựng mô hình
Điều tra, khảo sát tình trạng ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt của địa phương. Tuyên truyền vận động người dân và chính quyền hưởng ứng việc thu gom, xử lý rác. Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện. Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng hộ và phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân cần phải đóng góp để thực hiện dự án. Địa phương dành 1.500m2 tương lai 3.000m2) để xây dựng mô hình tại địa điểm thích hợp xa nhà dân. Tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Tuyên truyền, tập huấn cho người dân từ khâu phân loại khi bỏ rác vào thùng và có thói quen đổ rác như ở các thành phố. Việc phân loại rác được tiến hành từ các gia đình, tại trạm tiếp tục lựa chọn, phân loại tiếp trong quá trình tập kết, đảo rác. Xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo quy trình công nghệ của các nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Lê Cường, 2014).
c. Quy trình quản lý
Công tác quản lý CTRSH ở Hoài Đức được thực hiện hiện theo sơ đồ 2.4 cho thấy rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia đình có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa, lá cây...), một thùng đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được (thủy tinh, nylon, vỏ sò, vỏ
ốc...). Hàng ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tập kết. Ở đây, rác được tiếp tục phân loại để loại bỏ các chất vô cơ. Phần hữu cơ được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ. Chế phẩm vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm nhanh mất mùi hôi, không có ruồi muỗi. Mỗi bể ủ có thể tích từ 30-40m3 (Lê Cường, 2014).
Sơ đồ 2.4. Quy trình quản lý chất thải ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Nguồn: Tăng Thị Chính (2016) Tại Sơ đồ 2.5 cho thấy, thôn Lai Hạ xây 4 bể ủ rác, mỗi bể dung tích 30 - 40m3. Để làm đầy được 1 bể cần thời gian khoảng 10 - 12 ngày, rác được nạp dần dần có phối trộn BioMicromix, chiều cao của khối ủ khoảng 1,2 - 1,5m, có đảo trộn, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. Thời gian lên men trong bể kéo dài từ 40 - 50 ngày, nghĩa là sau khi làm đầy 3 bể còn lại thì quay về bể đầu tiên. Khi quá trình ủ đã kết thúc, đống ủ xẹp xuống, nhiệt độ xuống dưới 40o rác được chuyển ra sân phơi cho khô, sau đó được đưa vào nghiền và sàng phân loại. Phần hữu cơ (mùn) tận dụng làm phân bón. Nước rác được thu gom vào bể chứa qua hệ thống rãnh, khi khối ủ bị khô dùng nước này để bổ sung.
Các chất vô cơ được phân loại, phần có thể tái chế (thuỷ tinh, nylon, sắt Sân tập kết phân loại
Rác hữu cơ Ủ lên men (45-50
ngày) Nghiền sàng
Rác vô cơ Mùn hữu cơ
Tái chế Chôn Bảo quản sử dụng
thép...) được thu gom lại để bán cho các cơ sở tái chế; phần không tái chế được (sành sứ, vỏ ốc,...) được đem đi chôn lấp. Gạch ngói vỡ dùng để san nền hay bê tông hóa, lát kè đường đi, xây mương… Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thôn Lai Xá đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động từ tháng 5/2003. Mô hình trên đã được Tổ chức YWAM cùng chính quyền địa phương và nhân dân đánh giá rất tốt. Mô hình hiện nay vẫn đang hoạt động bình thường. Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở qui mô nhỏ. Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan vào môi trường trong sạch. Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnh rác vứt bừa bãi.
Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông thôn nay ở nước ta. Với chi phí khoảng 400 - 500 triệu đồng có thể xây dựng được một cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày.
Sơ đồ 2.5. Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Nguồn: Tăng Thị Chính (2016) Từ kinh nghiệm xây dựng mô hình xử lý rác ở huyện Hoài Đức cho thấy, để mô hình có thể thực hiện thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi và công tác tổ chức thu gom là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình (Tăng Thị Chính, 2006).