Sau khi rác thải được tập kết tại các bãi tập kết, xe ép rác của phòng TN- MT huyện cùng xe của hợp tác xã môi trường Sơn Hà đến vận chuyển rác tại các bãi tập kết này vận chuyển đến bãi rác của Hợp tác xã môi trường Sơn Hà để xử lý tại bãi rác của hợp tác xã. Hiện nay trên địa bàn huyện có 10 điểm tập kết được tập trung tại xã Kim Bình, xã Đông Bắc và một số xã lân cận, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được vận chuyển về bãi rác của Hợp tác xã Sơn Hà để xử lý năm 2019 là 3.432 tấn tương ứng với 19,54% lượng chất thải rắn sinh hoạt của toàn huyện. Từ số liệu trên có thể thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý theo hình thức chôn lấp tại các bãi chôn lấp của huyện là khá lớn, trong khi đó dung lượng chứa CTRSH tại các các bãi chôn lấp đang gần hết, đồng thời mức độ ô nhiễm tại các khu vực lân cận các bãi chôn lấp ngày càng tăng cao, điều này gây áp lực đến công tác xử lý môi trường của huyện Kim Bôi
4.1.5. Kiểm tra, giám sát về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chấtthải rắn sinh hoạt thải rắn sinh hoạt
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, văn minh xã hội được nâng cao, người dân đã quan tâm hơn tới việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần dân chủ trong giám sát, đánh giá. Quản lý rác thải nói chung và quản lý CTRSH nói riêng đã được các cấp, các ngành và người dân coi trọng. Có nhiều hình thức giám sát trong quá trình quản lý rác thải được huyện Kim Bôi triển khai như hòm thư góp ý, xây dựng mô hình phụ nữ tự quản, thanh niên tự quản... Tuy nhiên, huyện vẫn chưa có chế tài xử phạt cho các đối tượng vi phạm về quản lý CTRSH, các hình thức chỉ là nhắc nhở, cảnh cáo chưa tác động mạnh mẽ tới ý thức của người dân.
Qua bảng 4.16 cho thấy, năm 2017 huyện Kim Bôi nhận được 35 đơn thư về vấn đề quản lý CTRSH, năm 2018 nhận được 33 đơn thư giảm 5,71% so với năm 2017, năm 2019 huyện Kim Bôi nhận được 41 đơn thư tăng 24,24% so với năm 2018, bình quân 3 năm tăng 9,26% lượng đơn thư. Như vậy căn cứ vào tình hình đơn thư về quản lý rác thải trên địa bàn huyện Kim Bôi có thể thấy số vi phạm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ngày một tăng lên. Đối với mô hình tự quản, năm 2017 huyện Kim Bôi có 64 mô hình, đến năm 2019 có 80 mô hình tự quản, bình quân số mô hình 3 năm tăng lên 21,21%. Đối với số bãi rác thải tự phát năm 2017 là 42 bãi, đến năm 2019 còn lại 40 bãi, bình quân 3 năm
số bãi rác thải tự phát giảm 2,38%.
Bảng 4.17. Công tác giám sát quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2017 – 2019
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 BQ
1 Số đơn thư Đơn 35 33 41 94,29 124,24 109,26
2 Mô hình tự quản Mô hình 64 78 80 121,87 102,56 121,21 3 Số bãi rác thải tự phát Bãi rác 42 42 40 100,00 95,24 97,62
Nguồn: Phòng TN-MT huyện Kim Bôi (2017- 2019) Như vậy có thể nói công tác quản lý giám sát về CTRSH trên địa bàn huyện Kim Bôi trong những năm gần đây đã từng bước nâng cao kết quả quản lý rác thải trên địa bàn huyện, tuy nhiên do số lượng bãi rác thải tự phát còn nhiều, năm 2019 còn 40 bãi rác thải tự phát, các bãi rác này có rất nhiều loại CTRSH có cả rác hữu cơ và rác vô cơ, bốc mùi nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường không khí lân cận đó.
Công nhân VSMT là một khâu quan trọng trong việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác quản lý rác thải và là cầu nối tạo sự gắn kết giữa người dân và các cơ quan quản lý về CTRSH. Qua điều tra công nhân VSMT và hộ gia đình về phản ứng khi thấy hiện tượng vứt rác không đúng nơi quy định tại Bảng 4.18 cho thấy vẫn còn 20% số lượt công nhân VSMT không phản ứng gì, có 70% số lượt người nhắc nhở, 10% số lượt người báo với chính quyền để có biện pháp xử lý. Đối với người dân được điều tra, khi hỏi về phản ứng khi gặp trường hợp vứt rác không đúng nơi quy định, có 41,11% số lượt người không có phản ứng gì, có 56,67% số lượt người nhắc nhở người vứt rác không đúng nơi quy định, có 2,22% số lượt người báo với chính quyền địa phương để xử lý.
Bảng 4.18. Phản ứng khi gặp trường hợp vứt rác không đúng nơi quy định của công nhân và hộ gia đình
TT Chỉ tiêu
Công nhân VSMT Hộ gia đình SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng 30 100,00 90 100,00 1 Nhắc nhở 21 70,00 51 56,67
2 Báo với chính quyền 3 10,00 2 2,22
3 Không phản ứng 6 20,00 37 41,11
Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Như vậy có thể thấy đa phần hộ gia đình và công nhân VSMT chọn phương án là nhắc nhở đối với những người có hành vi vứt CTRSH không đúng nơi quy định, chỉ với những trường hợp cá biệt như cố tình vứt CTRSH với số lượng nhiều hay thường xuyên vứt CTRSH không đúng nơi quy định khi đã được nhắc nhở nhưng vẫn tái phát thì họ mới báo cáo với chính quyền địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một phần lớn hộ gia đình và công nhân vệ sinh môi trường không có phản ứng gì đối với hành vi vứt rác không đúng nơi quy định, một bộ phận có ý nghĩ ngại va chạm không muốn gây khó dễ cho người khác, một bộ phận lại nghĩ việc vứt CTRSH không đúng nơi quy định cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nên họ không có ý kiến gì.
Qua phỏng vấn các đồng chí là lãnh đạo xã tại hộp 4.3 cho thấy, mặc dù các cấp chính quyền đã tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, việc quy hoạch các điểm tập kết cũng như các bãi chôn lấp CTRSH đã được niêm yết và thông báo công khai cho toàn bộ nhân dân trong xã biết, tuy nhiên do người dân thiếu kiến thức về quy định quản lý rác thải cũng như có một bộ phận nhân dân có thói quen vứt CTRSH bừa bãi, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó kiểm soát việc hình thành bãi rác thải tự phát trên đia bàn huyện Kim Bôi trong những năm qua.
Để nâng cao công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Kim Bôi được tốt hơn trong thời gian tới ta cần nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện trách nhiệm giám sát đối với các hoạt động quản lý CTRSH.