Kinh phí cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Kim Bôi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 90 - 94)

Bôi

4.2.3.1 Nguồn kinh phí từ xã hội hóa

Do nguồn lực tài chính chủ yếu của công tác quản lý rác thải ở địa phương hiện nay vẫn phụ thuộc chính vào việc thu phí vệ sinh từ người dân đóng góp, nhưng không hẳn hộ nào cũng đóng phí vệ sinh đúng quy định. Mặc dù mức phí bình quân áp dụng tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi như hiện nay là khá thấp từ (từ 2.000 đồng đến 5.000 đồng/khẩu/tháng) nhưng vì vẫn còn tồn tại những điểm bất hợp lý nên việc thu phí trở nên thực sự khó khăn với người thu gom. Nhiều hộ gia đình người thu gom phải đi lại hai có khi là ba lần mới có thể thu được đầy đủ, đặc biệt còn có trường hợp không đóng phí thu gom.

quy định của từng tổ, phí vệ sinh có sự khác nhau giữa các thôn, hình thức thu cũng khác nhau, thu theo tháng hay thu theo quý là do tự thỏa thuận của người dân và công nhân VSMT, tuy nhiên tiền công thu gom được lấy từ việc thu phí của người dân trong từng thôn cũng có sự khác nhau, thôn nào đông dân thì người thu gom được nhiều tiền hơn vì phải thu gom lượng rác thải nhiều hơn, hoặc thôn nào có mức phí cao hơn thì thu được nhiều hơn.

Hộp 4.2. Kinh phí cho hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt

“Kinh phí cho hoạt động thu gom vận chuyển CTRSH ở địa phương chủ yếu do người dân đóng góp, xã tôi trích ngân sách xã cho mỗi thôn 6 triệu đồng/năm để làm quỹ cho hoạt động quản lý rác thải cấp cơ sở.”

ông Bùi Ngọc Thảo, Chủ tịch UBND xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi Theo tổ thu gom còn tồn tại một số gia đình chậm trễ trong việc nộp phí, hoặc không nộp phí đã gây khó khăn trong quá trình thực hiện công việc của tổ thu gom, tình trạng diễn ra do có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều hộ cho rằng có thể tự thu gom rác thải của gia đình vì vậy không cần thiết phải đóng phí thu gom và không tham gia thu gom rác thải, có hộ thì lấy lí do đi làm cả ngày, ít khi ở nhà nên thực tế lượng rác thải thải ra tại gia đình là ít so các hộ khác mà đóng phí cũng như nhau là không hợp lý. Nguồn lực tài chính ảnh hưởng tới việc đầu tư trang thiết bị thu gom, tăng hoặc giảm năng suất làm việc. Nguồn lực tài chính của xã, thị trấn còn eo hẹp nên việc đầu tư cho trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý CTRSH còn thiếu, việc quản lý CTRSH tại xã, thị trấn chưa thực sự hiệu quả. Đồng thời cũng tác động đến mức lương mà công nhân VSMT được nhận.

Để đảm bảo công tác vệ sinh một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao thì các điều kiện về nhân lực, vật chất là rất quan trọng. Qua phỏng vấn công nhân VSMT tại bảng 4.23 cho thấy có 30 người chiếm 100% người công nhân trong tổ thu gom cho rằng hiện nay trang thiết bị phục vụ công tác thu gom CTRSH còn thiếu, họ chưa được hỗ trợ, hay được trang bị nhưng chưa được trang bị đầy đủ để đảm bảo cho công việc đang được tiến hành. Vì vậy cần có chế hộ hỗ trợ trong việc trang bị các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom CTRSH bởi đây là công việc có tính chất độc hại, tổn hại trực tiếp tới sức khỏe của công nhân VSMT, thành phần rác thải nhiều loại phức tạp, đồng thời mùi hôi thối bốc ra từ rác thải cũng là một vấn đề không hề nhỏ ảnh hưởng đến công tác thu gom CTRSH.

TT Chỉ tiêu

Kết quả điều tra SL (người) CC (%) Tổng 30 100,00 1 Trang thiết bị Đầy đủ 0 0 Chưa đầy đủ 30 100

2 Mức độ hài lòng về công việc

Hài lòng 5 16,67

Bình thường 4 13,33

Không hài lòng 21 70,00

3 Hài lòng về mức lương nhận được

Có 9 30,00

Không 21 70,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Về mức độ hài lòng về công việc thì chỉ có 16,67% là hài lòng về việc mình đang làm, họ đều là những người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm công nhân VSMT là công việc họ làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, có tới 21 người chiếm 70% không hài lòng với công việc mình làm, lý do vì công việc này xã hội ít quan tâm, ít chế độ đãi ngộ và độc hại. Tuy nhiên, cũng giống như những người khác, họ làm để kiếm thêm thu nhập.

Về mức lương nhận được, qua điều tra cho thấy có 9 công nhân VSMT hài lòng với mức lương của mình nhận được chiếm 30% số công nhân VSMT được hỏi về nội dung này, còn lại 21 công nhân VSMT chiếm 70% số công nhân VSMT được hỏi về nội dung này có ý kiến họ không hài lòng với mức lương hiện nay họ nhận được từ công việc VSMT. Như vậy có thể thấy đa phần công nhân VSMT hiện nay chưa hài lòng với mức lương họ nhận được từ công việc VSMT, họ cho rằng với mức lương họ được hưởng chưa xứng với sức lao động họ bỏ ra cũng như tính chất công việc VSMT có ảnh hưởng độc hại đến sức khỏe của họ.

Nhìn chung đa phần công nhân VSMT hiện nay không hài lòng về trang thiết bị phục vụ công việc cũng như thu nhập từ công việc họ đang làm, thêm vào đó hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom CTRSH còn hạn chế, đa phần đều được người công nhân VSMT bỏ tiền túi ra để trang bị cho mình, người thu gom còn ít chế độ đãi ngộ như tiền công tăng thêm từ chế độ độc hại, chế độ bảo hiểm, chế độ khen thưởng. Do vậy các cấp chính quyền nhân dân trên địa bàn huyện cần có sự quan tâm, khuyến khích họ để họ phát huy tốt hơn vai

trò của mình trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.

4.2.3.2. Nguồn ngân sách hỗ trợ công tác quản lý rác thải

Huyện Kim Bôi là huyện nghèo nên đa phần ngân sách của huyện được trập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Trong giai đoạn này nguồn ngân sách phục vụ cho hoạt động quản lý CTRSH ở huyện Kim Bôi vẫn còn eo hẹp, hoạt động đầu tư cho cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý CTRSH còn hạn chế.

Bảng 4.24. Ngân sách hỗ trợ công tác quản lý rác thải

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Ngân sách nhà nước cấp Tỷ đồng 2,18 2,37 2,6

2 Lượng rác vận chuyển đi để xử lý tại công ty Sơn Hà

Tấn

3.063 3.224 3.432 3 Lượng CTRSH phát sinh Tấn 16.163,7 16.673,37 17.567,41

Nguồn: Phòng TN-MT (2017 – 2019) Hàng năm UBND huyện phân bổ ngân sách hơn 2 tỷ đồng/năm cho phòng TN-MT huyện sử dụng phục vụ công tác VSMT của huyện, số tiền này được phòng TN-MT sử dụng chủ yếu cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, như chi phí cho xe ép rác chuyên dụng của huyện, chi phí thuê hợp tác xã Sơn Hà vận chuyển và xử lý CTRSH, chi mua trang thiết bị hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH cho công nhân VSMT, chi hội nghị, tập huấn, tuyên truyền trên địa bàn huyện. Cũng theo báo cáo của phòng TN-MT cho biết hàng năm phòng TN-MT phải thuê 02 xe vận chuyển CTRSH của hợp tác xã Sơn Hà là do phòng TN-MT không có đủ kinh phí để mua thêm xe ép rác chuyên dụng. Qua bảng 4.24 cho thấy năm 2017 phòng TN-MT huyện Kim Bôi được cấp 2,18 tỷ đồng phần để phục vụ công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện, phần lớn số tiền nay được phòng TN- MT huyện sử dụng để vận chuyển và thuê hợp tác xã Sơn Hà vận chuyển và xử lý được 3.063 tấn CTRSH, năm 2018 phòng TN-MT được cấp 2,6 tỷ đồng với số tiền này phòng TN-MT huyện đã vận chuyển và thuê hợp tác xã Sơn Hà vận chuyển và xử lý được 3.432 tấn CTRSH. Như vậy với số tiền được cấp hàng năm phòng tài TN-MT huyện chủ yếu sử dụng để vận chuyển và thuê hợp tác xã Sơn Hà vận chuyển và xử lý được 1/5 lượng CTRSH trên địa bàn huyện, hàng năm lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ngày một tăng lên trong khi việc xử lý theo hình thức chôn lấp tại các bãi chôn lấp

của các thôn là quá tải, gây ô nhiễm môi trường.

Hộp 4.3 Ý kiến của cán bộ về nguồn quỹ cho quản lý chất thải rắn sinh hoạt

“Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một trong những chương trình hành động hàng năm, đặc biệt nó thuộc tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên, địa phương chưa có nguồn quỹ cụ thể nào cho vấn đề này, chỉ sử dụng lồng ghép các hoạt động để lấy nguồn vốn cho hoạt động. Về phí thu gom rác thải ở cơ sở đều do người dân đóng góp nên thu nhập của người thu gom rác không cao.”

Ông Bùi Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bình, huyện Kim Bôi) Nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý CTRSH tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện hiện tại hầu hết đều được thu động từ nguồn thu phí vận chuyển CTRSH được thu từ người dân, các thôn phải tự chủ về nguồn quỹ cho hoạt động quản lý rác thải của mình.

Như vậy hiện nay nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện hiện nay chưa đủ để đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom cũng như vấn đề bảo hộ cho công nhân VSMT, mức lương và trợ cấp của công nhân VSMT của từng xã, thị trấn chưa thực sự hợp lý dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý cũng bị hạn chế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, cũng như sự gắn bó của công nhân VSMT với công việc hiện nay.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w