Bài học kinh nghiệm trong quản lý chất thải rắn cho huyện Kim Bôi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 44 - 47)

Thứ nhất là, cần thiết lập hạ tầng cơ sở cho việc tái chế chất thải và sản Máy nghiền Máy sàng Phòng làm việc Bể ủ số 1 Bể ủ số 2 Bể ủ số 3 Bể ủ số 4 Nhà kho

xuất năng lượng; nâng cao chất lượng các bãi chôn lấp rác thải, trạm chuyển tiếp và tái chế; đóng cửa các bãi rác của địa phương quy mô nhỏ và tập trung vào các địa điểm vùng với độ nguy hại môi trường thấp nhất; ban hành các quy định về chất thải công nghiệp, xây dựng và chăn nuôi... để đảm bảo tái chế tối đa, giảm khối lượng chất thải, giảm bãi chôn lấp rác thải và nhất là giảm nguy hại đến môi trường. Nên có sự liên kết giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng dân cư trong việc quản lý rác thải: Rác thải ở Singapore đã được thu gom và xử lý một cách khá hiệu quả, dưới sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Bộ khoa học công nghệ môi trường, cộng đồng dân cư cũng tự nguyện tham gia vào công tác thu gom rác thải.

Thứ hai là, nên có sự phân biệt trong quản lý rác thải tức các nguồn khác nhau: Rác thải từ các hộ gia đình do nhà nước quản lý, còn rác thải từ các công ty, nhà máy nên giao cho tư nhân đấu thầu. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về rác thải của mình. Chính phủ nên khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, khuyến khích người dân sử dụng rác như là một nguyên liệu sản xuất. Việc quản lý rác thải phải có sự tham gia của các cấp chính quyền, xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành. Quản lý rác thải phải dựa vào chính cộng đồng, phải huy động và phát huy nội lực chính của địa phương dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền. Hơn nữa nên mở rộng chương trình giáo dục trong nhà trường, trong nhân dân… có như vậy thì việc quản lý rác thải mới đạt hiệu quả. Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải phù hợp với địa phương: thành lập tổ thu gom, trang bị đầy đủ vật dụng cần thiết, bố trí bãi chôn lấp xa nguồn nước mặt dòng chảy và có các chỉ dẫn khi chôn lấp. Quản lý rác thải phải dựa vào chính cộng đồng đó, chúng ta phải huy động và phát huy nội lực chính địa phương dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương. Để mô hình có thể thực hiện thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi và công tác tổ chức thu gom là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, ban ngành đặc biệt trong việc quản lý rác thải nông nghiệp.

Thứ ba là, nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như rác thải nông nghiệp, đưa việc quản lý rác thải vào hương ước làng.Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn cả nước công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa thật sự hiệu quả vì vậy tình trạng ô nhiễ môi trường đặc biệt là các thành phố lớn. Vì vậy để thực hiện tốt công tác quản lý cần thống nhất

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 44 - 47)