rắn sinh hoạt
Hàng năm UBND huyện Kim Bôi giao cho Ban quản lý dự án huyện phối hợp với phòng quản lý đô thị xây dựng kế hoạch đề xuất nhu cầu thu gom VSMT; đề xuất vị trí thu gom theo lộ trình phương án cơ giới hóa thu gom, vận chuyển rác và duy tu duy trì VSMT trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2016- 2020. Trên cơ sở đó phòng Tài chính - kế hoạch lập tờ trình báo cáo kinh tế kỹ thuật để phê duyệt phương án và kinh phí tổ chức thực hiện.
UBND huyện Kim Bôi ban hành văn bản thông tin về công tác đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công ích lĩnh vực vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Kim Bôi và đồng thời báo cáo Sở Xây dựng Hòa Bình. Ban quản lý dự án huyện Kim Bôi đại diện, thay mặt cho chủ đầu tư là UBND huyện Kim Bôi ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ VSMT. Phối hợp với các đơn vị, công ty dịch vụ VSMT và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức thực hiện phương án; giám sát kết quả báo cáo UBND huyện Kim Bôi từng quý và hàng năm theo quy định.
Hộp 4.1. Số lượng bãi chứa rác có đủ phục vụ nhu cầu không?
Ở các xã, thị trấn đã có bãi rác thải tập trung được tỉnh hỗ trợ kinh phí thì đã đảm bảo được việc chứa CTRSH trên địa bàn thải ra. Tuy nhiên hình thức xử lý hiện nay chỉ là chôn lấp nên thời gian tới thì sẽ không đủ chỗ để chứa lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp tục thải ra nữa.
Ông Nguyễn Văn Phúc - Chuyên viên phòng Tài nguyên - Môi trườnghuyện Kim Bôi. (Vào lúc 15 giờ ngày 21/8/2018, tại phòng TN-MT huyện)
Tính đến năm 2019 trên địa bàn huyện Kim Bôi có 27 xã và 01 thị trấn đã hoàn thiện được công tác phê duyệt Quy hoạch. Tại hồ sơ quy hoạch đã xác định được vị trí quy hoạch bãi rác thải của từng xã, thị trấn. Tuy nhiên do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên chưa thể đầu tư xây dựng bãi rác được trên cả các xã, thị trấn. Công tác triển khai kế hoạch thực hiện từ huyện xuống các xã, thị trấn, đến cơ sở các thôn chưa triệt để, chi tiết, thường xuyên.
Theo báo cáo của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Kim Bôi đến nay toàn huyện có 52 điểm tập kết rác thải. Trong đó: Có 18 điểm tập kết rác thải tập trung được thực hiện đầy đủ các trình tự đầu tư và được ngân sách huyện hỗ trợ; Còn lại 31 điểm tập kết rác là được hình thành tự phát do các người dân có thói quen đổ rác lâu ngày tạo thành.
Huyện Kim Bôi đã xây dựng, ban hành đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, song đến nay, các địa phương chỉ mới hoàn thành việc triển khai, phê duyệt đề án. Trong quá trình phê duyệt đề án, một số địa phương lại không xác định được phương thức xử lý, vị trí vận chuyển cho nên kéo dài thêm thời gian thực hiện. Việc triển chậm, dẫn đến công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện đề án thu gom, vận chuyển, xử lý và gây ra tình trạng ứ đọng rác thải, gây ô nhiễm môi trường.
Bảng 4.2. Đánh giá của cán bộ, người dân về quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Tiêu chí đánh giá Cán bộ cấp xã huyện (n=10) Hộ gia đình cá nhân (n=90) Cán bộ công nhân (n=30 ) Bình quân chung 1. Quy hoạch bãi rác phù hợp
với điều kiện thực tế 80,00 83,33 86,67 83,33 2. Đã xây dựng bãi rác phù
hợp với điều kiện thực tế 90,00 91,11 90,00 90,37 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Từ bảng 4.1 cho thấy, có 80,00% cán bộ cấp xã, huyện; 83,33% hộ gia đình, cá nhân; 86,67% cán bộ, công nhân cho rằng quy hoạch bãi rác phù hợp với điều kiện thực tế. Có có 90,00% cán bộ cấp xã, huyện; 91,11% hộ gia đình, cá nhân; 90,00% cán bộ, công nhân cho rằng đã xây dựng bãi rác phù hợp với điều
kiện thực tế.
Nguyên nhân chính vẫn còn các ý kiến đánh giá quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa phù hợp. Do thiếu quy hoạch, nên tình trạng xả, đổ rác thải bừa bãi tại khu vực nông thôn không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống trực tiếp của người dân mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là vấn đề bức thiết cần được sớm giải quyết, trong đó trước mắt cần chú trọng quy hoạch, xây dựng các bãi rác tập trung.
Trong thời gian tới cần phải tiếp tục triển khai việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng bãi CTRSH các xã còn lại, triển khai kế hoạch cụ thể xuống từng xã và từng thôn. Cần phải dự báo được lượng chất thải rắn phát sinh trong thời gian tiếp theo để có kế hoạch xây dựng bãi rác có quy mô hợp lý.