Thức của người dân

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 87 - 90)

4.2.2.1 Yếu tố về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn

Thực tế cho thấy tỷ lệ dân số cũng như lao động huyện Kim Bôi chiếm tỷ lệ cao thuộc vùng nông thôn, như vậy điều kiện kinh tế cũng như văn hóa của họ còn hạn chế, ảnh hưởng tới quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. Theo bảng 4.19 cho ta thấy. Qua điều tra 90 hộ dân tại 3 xã, thị trấn được điều tra có 36,67% chủ hộ là nam giới, 63,33% chủ hộ là nữ giới, trong đó chủ hộ là nam giới trung bình 1 ngày hộ gia đình của họ thải ra 1,15kg CTRSH, còn đối với những gia đình mà chủ hộ là nữ giới thì mỗi ngày gia đình họ thải ra 1,78kg CTRSH mỗi ngày. Như vậy có thể thấy chủ hộ gia đình là nữ giới thải nhiều CTRSH hơn là chủ hộ gia đình là nam giới.

Bảng 4.20. Đặc điểm của các hộ điều tra STT Chỉ tiêu

Hộ dân Khối lượng rác bình quân (kg/hộ/ngày) SL (người) CC (%) Tổng 90 100,00 - 1 Giới tính Nam 33 36,67 1,15 Nữ 57 63,33 1,78 2 Tuổi <35 41 45,56 1,54 >35 49 54.44 1,39 3 Trình độ học vấn

Chưa qua đào tạo - - -

Tiểu học 5 5,56 1,23

Trung học cơ sở 31 34,44 1,62

Trung học phổ thông 54 60,00 1,65

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Về độ tuổi qua điều tra cho thấy có 41 chủ hộ có độ tuổi <35 tuổi chiếm 45,56% số chủ hộ được điều tra, số hộ này mỗi ngày thải ra 1,54kg CTRSH, số hộ còn lại là 49 hộ chiếm 54,44% số hộ được điều tra có độ tuổi > 35 tuổi, số hộ này mỗi ngày thải ra 1,39kg CTRSH. Như vậy có thể thấy chủ hộ có độ tuổi < 35 tuổi hàng ngày thải ra lượng CTRSH nhiều hơn những chủ hộ có độ tuổi > 35 tuổi.

Về trình độ học vấn, có 5,56% chủ hộ được điều tra có trình độ tiểu học, nhóm hộ này thải ra trung bình 1,23kg CTRSH/hộ/ngày. 34,44% số chủ hộ có trình độ trung học cơ sở, nhóm hộ này thải ra trung bình 1,62 kg CTRSH/hộ/ngày, 60% số chủ hộ có trình độ trung học phổ thông, nhóm hộ này thải ra 1,65kg

CTRSH/hộ/ngày, như vậy trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng tới lượng CTRSH hàng ngày thải ra, chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ thải ra lượng CTRSH nhiều hơn những chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn.

Từ kết quả trên ta thấy, những chủ hộ là nam giới cho lượng CTRSH thấp hơn những người nữ giới, những người trẻ tuổi (<35 tuổi) cho lượng CTRSH cao hơn những người (>35 tuổi), chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì lượng CTRSH thải rác càng nhiều. Đây là một trong những căn cứ để xây dựng các chính sách về mức phu thu gom CTRSH của hộ gia đình.

4.2.2.2 Yếu tố về nhận thức

Nhận thức cũng như ý thức của người dân là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý rác thải, nó quyết định hiệu quả của việc bảo vệ môi trường sống, hơn nữa việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân, là nhân tố quyết định đảm bảo sức khỏe và cuộc sống trong lành của người dân, người dân là nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, khi nhận thức và ý thức của người dân được nâng cao thì công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt được cải thiện và ngược lại.

a. Nhận thức công tác phân loại và thu gom rác thải

Có thể nói nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại RTRSH là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, công tác này cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa người dân, cán bộ VSMT và chính quyền các cấp, trong những năm qua dưới sự vận động, tuyên truyền về bảo vệ môi trường của các cấp chính quyền thông qua hệ thống truyền thanh, các cuộc tập huấn, tờ rơi, băng zon, khẩu hiệu và sự nhắc nhở của công nhân VSMT nhận thức của người dân dần thay đổi, ý thức của người dân được nâng cao hơn.

Qua nhận xét của công nhân VSMT về ý thức của người dân trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay là tương đối tốt, đa phần người dân đã bỏ thói quen xả rác bừa bãi, chất thải rắn sinh hoạt trước khi thu gom được các hộ dân cho vào túi linon, bao tải, xô, thùng xốp…để đợi công nhân VSMT đi thu gom.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn xuất hiện một số hộ dân chưa thực sự thực hiện tốt vấn đề vệ sinh môi trường, rác thải vứt ra không đúng nơi quy định, vẫn còn hiện tượng đổ rác ra sông, mương, máng và các khu vực vắng người, đặc biệt là tại các khu chợ rác thải ở đây có nhiều thành phần khác

nhau thêm vào đó rác thải không được gom lại mà vứt bừa bãi khiến cho công tác thu gom gặp nhiều khó khăn.

b. Nhận thức về tác hại của chất thải rắn sinh hoạt

Theo điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường của huyện có nhận xét, tình hình môi trường của huyện là tương đối tốt, tuy nhiên việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện chủ yếu được xử lý theo hình thức chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác thải của các thôn thêm vào đó lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều đã dẫn đến tình trạng quá tải của các bãi chôn lấp này, do việc quá tải của các bãi chôn lấp đã dẫn đến tình trạng môi trường của huyện phần nào đó đã bị ô nhiễm.

Bảng 4.21. Nhận thức của người dân về tác hại của chất thải rắn sinh hoạt

TT Chỉ Tiêu SL

(người)

CC (%)

1 Rác thải ảnh hưởng tới sức khỏe 6 6,67

2 Rác thải gây mất thẩm mỹ 4 4,44

3 Cả hai phương án 80 88,89

Tổng 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Nhưng theo các hộ được điều tra phỏng vấn thì hiện tượng ô nhiễm môi trường là đã có như các khu chợ, các bãi rác tự phát của người dân, khi được hỏi về tác hại của ô nhiêm chất thải rắn sinh hoạt như thế nào, tại Bảng 4.21 cho thấy có 6,67% người dân được điều tra cho rằng tác hại của chất thải rắn sinh hoạt là gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, 4,44% người dân cho rằng tác hại của chất thải rắn sinh hoạt ảnh hưởng đến thẩm mỹ, còn lại 88,89% người dân cho rằng tác hại của rác thải làm ảnh hưởng cả hai tiêu trí trên.

Như vậy có thể thấy 100% số hộ được điều tra đều nhận thức được tác hại của ô nhiễm môi trường chất thải rắn sinh hoạt đến đời sống hàng ngày của người dân.

c. Nhận thức về trách nhiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Việc nhận thức xem trách nhiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc về ai?

chất thải rắn sinh hoạt TT Chỉ Tiêu Hộ dân SL (người) CC (%) 1 Thuộc về chính quyền các cấp 12 13,33 2 Thuộc về người dân và chính quyền địa

phương các cấp 78 86,67

Tổng 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Qua điều tra các hộ dân tại bảng 4.22 cho thấy có 16,67% số hộ dân cho rằng trách nhiệm quản lý CTRSH thuộc về chính quyền các cấp, không phải là của người dân, chính quyền phải có trách nhiệm trong công tác quản lý CTRSH, người dân chỉ thực hiện theo những quy định mà chính quyền các cấp đề ra. Từ đó có thể thấy có một bộ phận người dân chưa hiểu đầy đủ, đúng đắn về trách nhiệm quản lý RTRSH hiện nay cũng như việc thể hiện tính tự giác trong công tác quản lý CTRSH của một số người dân này còn thấp. Cũng theo điều tra cho thấy có tới 83,33% số hộ cho rằng trách nhiệm hiện nay về công tác quản lý CTRSH thuộc về người dân và chính quyền địa phương các cấp.

Có thể nhận thấy người dân đã có nhận thức về tác hại của chất thải rắn sinh hoạt cũng như trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan chính quyền các cấp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đây chính là dấu hiệu tốt cho việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w