ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 47)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Kim Bôi là huyện nằm phía Đông Nam tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 78 km, cách tỉnh lị 35 km. Phía Đông giáp huyện Lương Sơn, phía Tây giáp huyện Cao Phong, huyện Lạc Sơn, phía Nam giáp huyện Lạc Thủy, huyện Yên Thủy, phía Bắc giáp với huyện Lương Sơn và Thành phố Hòa Bình.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Nguồn: UBND huyện Kim Bôi (2019b) Vị trí địa lý của huyện thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán trao đổi hàng hóa với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng như: Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa...

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện có 12 xã thuộc CT 229 do Quốc phòng quản lý, nên việc kêu gọi đầu tư, nhất là các chương trình có yếu tố nước ngoài là rất hạn chế, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế của huyện.

3.1.1.2 Địa hình

Huyện Kim Bôi có địa hình không bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều sông suổi nhỏ, diện tích đất canh tác ít, chủ yếu là đất xói mòn, đất đồi và núi đá vôi... khó khăn cho giao thông đi lại và trồng trọt (UBND huyện Kim Bôi, 2019b).

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất

Huyện Kim Bôi có diện tích đất tự nhiên là 55.116,24 ha (trong đó, đất nông nghiệp chiếm 87,75%, đất phi nông nghiệp 8,89%, đất chưa sử dụng: 3,36%).

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Kim Bôi năm 2019

Thứ tự Loại đất Diện tích Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện 55116,24 100,00

1 Đất nông nghiệp 48,363,92 87,75

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9,254,08 16,79

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7,265,78 13,18

1.1.1.1 Đất trồng lúa 4,113,36 7,46

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 3,152,42 5,72 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1,988,30 3,61

1.2 Đất lâm nghiệp 38,996,77 70,75

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 63,47 0,12

1.4 Đất nông nghiệp khác 49,60 0,09

2 Đất phi nông nghiệp 4900,94 8,89

2.1 Đất ở 1676,06 3,04

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1659,89 3,01

2.1.2 Đất ở tại đô thị 16,17 0,03

2.2 Đất chuyên dùng 2339,01 4,24

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 16,19 0,03

2.2.2 Đất quốc phòng 757,15 1,37

2.2.3 Đất an ninh 3,46 0,01

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 105,93 0,19 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 331,52 0,60 2.2.6 Đất có mục đích công cộng 1124,76 2,04

2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,05 0,00

2.4 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, NTL, NHT 290,03 0,53

2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 595,80 1,08

3 Đất chưa sử dụng 1,851,38 3,36

Nguồn: Phòng Tài nguyên & MT huyện Kim Bôi (2019)

3.1.2.3 Điều kiện văn hóa - xã hội

Huyện Kim Bôi được thành lập ngày 17/4/1959, (tính đến tháng 12/2020) huyện có 28 đơn vị hành chính: gồm 27 xã và 01 thị trấn. Giai đoạn 2013 - 2017, huyện được thụ hưởng chính sách từ Chương trình 30a của Chính phủ. Đến tháng

01 năm 2020 thực hiện Nghị quyết của ban thường vụ quốc hội về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện thì hiện nay Kim Bôi còn 17 xã, thị trấn. Thời gian đầu sau khi sáp nhập còn nhiều khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là công tác quản lý của chính quyền địa phương (UBND huyện Kim Bôi, 2019).

Kim Bôi là miền đất giàu truyền thống cách mạng, giàu truyền thống văn hóa, là một trong những cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tên đất, tên người huyện Kim Bôi đã gắn với những trang vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các cấp chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của mọi tầng lớp nhân dân, Kim Bôi đã có những bước chuyển tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội; tăng trưởng bình quân đạt 15,4%, năm 2019 đã có 8 xã về đích nông thôn mới; tình hình chính trị, quốc phòng, an ninh ổn định. Các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm phát triển sâu rộng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Đời sống đại bộ phận gia đình nông dân được cải thiện. Các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng đều có mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng dân cư. Giáo dục - Đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, việc làm, an sinh xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, thông tin truyền thông đều đạt được những bước tiến quan trọng (UBND huyện Kim Bôi, 2019).

Tổng giá trị tăng (theo giá cố định năm 2010) 1.993.250 triệu đồng; Trong đó: Nông lâm nghiệp 497.099 triệu đồng, Công nghiệp - xây dựng 328.371 triệu đồng, Dịch vụ 1.167.780 triệu đồng.

Giá trị gia tăng (tính theo giá hiện hành) 1.966.008 triệu đồng; Trong đó: Nông lâm nghiệp 679.103 triệu đồng chiếm 30,6%, Công nghiệp xây dựng 372.886 triệu đồng chiếm 16,8%, Dịch vụ 1.167.780 triệu đồng chiếm 52,6%. Thu nhập bình quân đầu người 21,622 ngàn đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước 45.600 triệu đồng (UBND huyện Kim Bôi, 2019a).

3.1.2.4 Tình hình dân số và lao động

Dân số 121.158 người, số hộ dân là: 27.232 hộ (kết quả điều tra tháng 12/2018); có 04 dân tộc chính (dân tộc Mường chiếm 83%, dân tộc Kinh 14%, các dân tộc khác 3%).

Tổng số lao động trong độ tuổi: 79.514 người, số có việc làm thường xuyên: 78.530; Cơ cấu lao động theo ngành nghề: ngành công nghiệp xây dựng: 18.643 (tỷ lệ: 23,73%), ngành dịch vụ: 9.577 (tỷ lệ: 12,19%), ngành nông lâm nghiệp thủy sản: 50.310 (tỷ lệ: 64,06%)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,5%, trong đó số có bằng cấp, chứng chỉ đạt 21% (UBND huyện Kim Bôi, 2019a).

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế vàxã hội đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã hội đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt

3.1.3.1 Thuận lợi

Hiện nay, rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện chủ yếu được các công ty vệ sinh môi trường thu gom vào những giờ nhất định trong ngày và chuyển đến nơi xử lý hay bãi chôn lấp. Trong rác thải sinh hoạt, 90 % là các loại rác tái chế được. Rác hữu cơ tái sử dụng làm phân compost, thức ăn gia súc, hoặc đầu vào của một số ngành kinh tế sinh học hiện nay.

Bên cạnh đó, rác sinh hoạt chứa tới 40 - 60% rác hữu cơ. Túi ni lông, rác có nguồn gốc từ nhựa cũng chiếm đáng kể, từ 10 - 15%. Các loại rác tái chế khác gồm thủy tinh, giấy, sắt vụn chiếm tới 10 - 20%. Một số mô hình thử nghiệm như phân loại túi ni lông, hợp đồng với những người đồng nát thu mua, doanh nghiệp tái chế để bán gây quỹ cộng đồng; phân loại rác thải hữu cơ làm phân compost được triển khai khá thành công.

3.1.3.2 Khó khăn

- Chất thải rắn chưa được thu gom, xử lý hết

Dân số toàn huyện Kim Bôi có 121.158 người. Lượng CTR sinh hoạt như: khu dân cư, cơ quan hành chính - văn phòng, khu thương mại - nhà hàng - khách sạn, khu sản xuất, cơ sở y tế, khu vực công cộng. Lượng CTR phát sinh rất lớn. Lượng CTR chưa được thu gom, xử lý đúng quy chuẩn còn khá nhiều. Không khó để bắt gặp những đống rác tự phát ngay tại lề đường ở một số khu vực trong huyện. Có những đống rác vẫn ngồn ngộn ngay tại biển "cấm đổ rác”, thậm chí rác bị vứt xuống sông, suối... Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan

mà còn nguy hiểm khi cả chai lọ, mảnh thủy tinh vỡ... cũng bị ném ra lề đường. - Thiếu phương tiện để tập kết, thu gom rác hợp vệ sinh

Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, việc thu gom CTR sinh hoạt tại một số địa phương được thực hiện bằng phương tiện cơ giới như xe cuốn ép vận chuyển rác chuyên dụng, xe tải. Các địa phương trang bị thùng đựng rác, xe cải tiến, dụng cụ chuyên dụng. Tuy nhiên, những trang thiết bị đó chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế, phương tiện chủ yếu là xe thô sơ, tự chế. Các xã vẫn đang thiếu phương tiện để tập kết, thu gom rác hợp vệ sinh.

- Chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, chưa được xử lý triệt để Người dân đang đổ chung các loại rác vào cùng 1 thùng, 1 túi. Xe vận chuyển rác chưa có các ngăn để phân loại. Đến nay, huyện chưa triển khai chương trình phân loại CTR tại nguồn và chưa có khu xử lý phân bùn bể tự hoại. Việc phân loại CTR có khả năng tái chế như kim loại, thủy tinh được thực hiện tự phát bởi công nhân vệ sinh môi trường hoặc người dân. Sau khi được vận chuyển đến các khu xử lý, công nhân tiếp tục phân loại sơ bộ.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Huyện Kim Bôi là huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình, hiện nay đang thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, nên đây được nhận định là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của huyện trong tương lai. Với đời sống ngày được nâng cao, số lượng dân cư đông nên lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Kim Bôi ngày một nhiều, đòi hỏi huyện Kim Bôi cần có các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thích hợp. Trong huyện Kim Bôi nói chung tác giả chỉ tập trung nghiên cứu phân tích ở 03 xã, thị trấn dựa trên các tiểu vùng (tiểu vùng được chia theo vị trí địa lý của các xã, thị trấn và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các xã, thị trấn) cụ thể như sau:

- Tiểu vùng có điều kiện kinh tế phát triển mạnh, đông dân cư gồm: thị trấn Bo, Bình Sơn, Hợp Kim, Bắc Sơn. Chọn thị trấn Bo.

- Tiểu vùng có điều kiện kinh tế đang phát triển: Kim Bôi, Lập Chiệng, Mỵ Hòa, Nam Thượng, Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Kim Bình. Chọn xã Kim Bình.

- Tiểu vùng có điều kiện kinh tế chưa phát triển: Cuối Hạ, Đông Bắc, Đú Sáng, Nuông Dăm, Sào Báy, Hạ Bì. Chọn xã Hạ Bì

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tác giả tiến hành tra cứu, trích nguồn từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây. Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, thực trạng chất thải rắn sinh hoạt, tình hình chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và xin các thông tin này tại các phòng ban liên quan ở địa phương như cán bộ thống kê huyện, xã, UBND huyện, xã, phòng Tài nguyên môi trường, hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, Hợp tác xã...

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp

Để thu thập thông tin sơ cấp, nghiên cứu đã tiến hành phương pháp điều tra mẫu: Nghiên cứu điều tra mẫu, xét theo vị trí tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, tôi tiến hành chọn 3 xã, thị trấn, cụ thể số liệu như sau

Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra

TT Chỉ tiêu Tổng số Thị trấn Bo Xã Kim Bình Xã Hạ Bì

1 Hộ gia đình 90 30 30 30

2 Cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường

30 10 10 10 3 Cán bộ cấp xã 06 2 2 2 4 Cán bộ quản lý môi trường cấp huyện 04 - - - Tổng 130 42 42 42

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin sau khi thu thập về được tác giả tiến hành tổng hợp, xử lý trên chương trình Excel trong Microsoft - Office và máy tính bấm tay.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để

phân tích tình hình kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường, những yếu tố ảnh hưởng cũng như đánh giá nhận thức và ứng xử của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh tình hình lượng chất thải rắn sinh hoạt qua các năm, so sánh lượng vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt qua các năm.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài

Thứ nhất: Nhóm chỉ tiêu về tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ

Tỷ lệ chất thải rắn vô cơ

Thứ hai: Nhóm chỉ tiêu về tình hình thực hiện các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Tổ chức bộ máy quản lý về chất thải rắn sinh hoạt (UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, Hợp tác xã môi trường Sơn Hà, UBND các xã, thị trấn, Chính quyền thôn, Tổ vệ sinh môi trường, Hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh)

Phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Kiểm tra, giám sát về chất thải rắn sinh hoạt.

Thứ ba, Nhóm yếu tố ảnh hưởng quản lý chất thải rắn sinh hoạt Cơ chế chính sách

Ý thức của người dân (Yếu tố về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn, Yếu tố về nhận thức)

(Nguồn kinh phí từ xã hội hóa, Nguồn ngân sách hỗ trợ công tác quản lý rác thải) Nguồn nhân lực (Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN KIM BÔI HUYỆN KIM BÔI

3.1.4. Khái quát chung về lượng rác thải ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Huyện Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình. Trong những năm qua, huyện Kim Bôi đã có sự thay đổi rõ rệt cả về kinh tế lẫn xã hội, đời sống người dân được nâng cao, diện mạo địa phương từng bước được nâng lên. Cùng với sự phát triển về kinh tế đó là sự gia tăng về số lượng người và nhu cầu sinh hoạt của con người thì huyện Kim Bôi cũng đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng, đó là lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sống của người dân.

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng lượng rác thải của toàn huyện Kim Bôi đang tăng lên khá nhanh. Năm 2017, tổng lượng rác là 143.843,8 tấn, năm 2018 là 148.209,37 tấn tăng 3,03% so với năm 2017, đến năm 2019 có 157.806,89 tấn, tăng 6,48% so với năm 2018, bình quân 3 năm lượng rác thải trên địa bàn huyện tăng lên 4,76%, lượng rác thải của huyện Kim Bôi vẫn tăng đều qua các năm, nguyên nhân của lượng rác thải tăng lên là do sự phát triển về kinh tế, tốc độ đô thị hóa và đời sống của nhân dân… ngày một tăng lên.

Trong đó, lượng rác thải chiếm tỷ trọng rất lớn nhất là rác thải nông nghiệp, năm 2017 lượng rác thải nông nghiệp là 95.238.89 tấn chiếm 66,21%

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 47)