Một số giải pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 98)

Huyện Kim Bôi là huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên trong những năm gần đây các địa phương về đích nông thôn mới cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, sự phát triển kinh tế - xã hội và mức tăng dân số trong khu vực làm lượng chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường ngày càng nhiều đòi hỏi một yêu cầu cấp bách đó là cần có biện pháp quản lý cụ thể. Để tăng cường và nâng cao hơn nữa trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý CTRSH, có thể thấy rằng, quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao thì cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, tăng cường sự phối hợp và tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi trường nâng cao ý thức của người dân. Từ việc phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng, những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đề tài đưa ra một số nhóm giải pháp cụ thể như sau:

4.3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Phòng TN-MT được UBND huyện giao cho trực tiếp phụ trách công tác vệ sinh môi trường của huyện, phòng TN-MT huyện hướng dẫn chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác quản lý về vệ sinh môi trường tại địa phương. Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn của phòng còn chậm, thiếu tính kịp thời và cụ thể nên việc vận dụng thực hiện của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn nhiều vướng mắc, lúng túng.

Việc cộng đồng tham gia vào công tác môi trường là rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay tại huyện Kim Bôi chưa ban hành văn bản quy định về việc tham gia của cộng đồng đối với công tác môi trường, do vậy UBND huyện

Kim Bôi cần xây dựng, ban hành chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực môi trường, đồng thời công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt diễn ra có hiệu quả hơn, ban hành các quy chế quản lý lực lượng thu gom dân lập, quy chế này sẽ làm cơ sở để củng cố tổ chức thu gom rác dân lập theo hướng tăng cường sự quản lý, đảm bảo vệ sinh môi trường. Do công việc vất vả mà chế độ đãi ngộ đối với công nhân thu gom chưa có như chế độ về trang thiết bị bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm và chế độ lao động trong môi trường độc hại, nên công nhân VSMT trên địa bàn huyện không nhiệt tình làm việc và cũng không mặn mà với công việc này. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trước hết cần có những chính sách khuyến khích, ưu đãi và các chế độ cho công nhân VSMT của huyện.

Căn cứ Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cần

nghiêm khắc xử phạt những hành vi vi phạm vệ sinh công cộng, xác định rõ mức xử phạt đối với các hộ gia đình vi phạm quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Vì vậy cần ban hành các quy định rõ mức phạt đối với các hộ gia đình không đổ rác đúng địa điểm quy định để tập thói quen cho người dân. Mọi hành vi vi phạm đều bị nêu tên, cảnh báo trên loa phát thanh của thôn, xóm buộc phải thu dọn các loại chất thải vứt bừa bãi ra môi trường và phải bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm gây ra. Giao cho cán bộ địa chính môi trường cùng công an xã và các tổ chức có liên quan của xã, thị trấn tăng cường thanh tra giám sát các tổ thu gom, kiểm tra công tác thu gom đảm bảo đúng thời gian làm việc của người thu gom. Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường để đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp, bình bầu gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa. Những gia đình, đơn vị có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương nhằm tạo dư luận tốt. Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, các cơ quan đơn vị hăng hái tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.

4.3.3.2 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền và xã hội hóa hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt

a. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Nhận thức của người dân về vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt và các tác động đến môi trường, sức khỏe của con người do ô nhiễm chất thải rắn sinh

hoạt còn ở mức thấp bởi vậy việc nâng cao hiểu biết và ý thức cộng đồng với lĩnh vực BVMT nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Để nâng cao nhận thức của người dân có thể thông qua một số biện pháp sau:

Thứ nhất: Phổ biến cho người dân thế nào là chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ, thế nào là chất thải rắn sinh hoạt vô cơ, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt thông qua các tổ chức chính trị: hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, trường học, đoàn thanh niên phát tờ rơi phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình …

Thứ hai: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những tác hại do CTRSH gây ra cho môi trường và sức khỏe con người thông qua hệ thống thông tin của thôn như: đài truyền thanh của huyện, xã, áp phích tại địa phương…

Thứ ba: Tổ chức các hoạt động, chương trình, phong trào làm vệ sinh môi trường: Ngày môi trường thế giới, giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp, tháng thanh niên hành động vì môi trường…Lồng ghép vào các chương trình văn nghệ định kỳ tạo không khí sôi nổi phát động các phong trào thi đua, tạo tiền đề nâng cao ý thức chấp hành quy định của địa phương trong quản lý CTRSH.

Thứ tư: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, trong nhà trường về vấn đề bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường như hướng dẫn học sinh phân loại chất thải rắn sinh hoạt, cách thu gom từng loại CTRSH, tạo lập thói quen cho các thế hệ từ cấp học mầm non. Tích cực phát động các phong trào như: trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh, xóa bỏ đi quan niệm môi trường chỉ là một môn học lồng ghép, thay vào đó nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về thu gom CTRSH một cách sinh động nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về môi trường, nhằm hình thành thói quen tốt cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường như dùng các phần mềm dạy học về môi trường…Treo các bảng, apphich trong khuôn viên nhà trường để học sinh tiếp cận nhiều hơn với vấn đề bảo vệ môi trường.

Thứ năm: Nâng cao chất lượng phong trào thi đua khen thưởng tại địa phương, những gia đình có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị nêu tên trên loa phát thanh hàng ngày.

trường nhằm hình thành phẩm chất tốt đẹp ở các em, khuyến khích các em tham gia, trao giải cho các em có ý tưởng hay về bảo vệ môi trường.

b. Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Việc xã hội hoá thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần được tiến hành nhân rộng trên toàn huyện. Các tổ vệ sinh môi trường tại các thôn, xóm ngày càng được nâng cao về chất lượng. Tăng cường khâu quét dọn vệ sinh trên đường phố cần được chú ý để giảm lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các khu công cộng, làm đẹp hơn cảnh quan. Tổ vệ sinh môi trường cần làm thường xuyên, đúng giờ lịch thu gom và hướng dẫn nhân dân cách thu gom chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường. Hơn nữa tổ vệ sinh cần thu gom rác vào ngoài giờ hành chính để cán bộ công chức có thể đổ rác ngay lên xe mà không phải tập trung vào các điểm công cộng gây ô nhiễm cảnh quan, môi trường.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt đến từng thôn, xóm.

Triển khai các chương trình dự án, các cuộc phát động phong trào về thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương do các tổ chức, cá nhân đầu tư, hướng dẫn về khoa học và công nghệ để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Huy động lực lượng của các tổ chức đoàn thể như: thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh...và nhân dân các xã, thị trấn, cơ quan đóng trên địa bàn tích cực tham gia vào công tác thu gom và xử lý CTRSH để đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện các mô hình tự quản của các chi hội trong từng thôn xóm, để tăng tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng.

4.3.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

a. Đối với cán bộ quản lý

Hiện nay công tác vệ sinh môi trường chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, vì vậy chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa về công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là hoạt động của tổ thu gom, kịp thời có các biện pháp hỗ trợ để người thu gom phát huy hết trách nhiệm của mình. Có như vậy năng suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt mới đặt hiệu quả cao, một phần nguyên nhân của sự thiếu quan tâm này là do cán bộ môi trường chưa có chuyên môn sâu, chưa nắm

rõ hết kiến thức cần thiết từ đó cần có các giải pháp nâng cao chuyên môn như:

Thứ nhất: Mở các khóa đào tạo chuyên sâu về công tác quản lý môi trường cũng như quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho các cán bộ quản lý của phòng TN-MT và cán bộ môi trường các xã, thị trấn. Cử cán bộ chuyên trách đi học các khóa đào tạo chuyên môn, ngắn hạn, dài hạn tại các cơ sở đào tạo, các trường đại học…

Thứ hai: Mời các chuyên gia về lĩnh vực TN-MT về trao đổi chuyên môn, kỹ thuật trong công tác quản lý môi trường cho cán bộ các cấp biết để trau dồi thêm kinh nghiệm.

Thứ ba: Tăng cường tổ chức định kỳ 6 tháng và một năm các hội nghị, hội thảo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, để tạo điều kiện trao đổi chuyên môn liên ngành và giữa các cấp.

Thứ tư: Cán bộ môi trường cần phối hợp với các ban ngành và trưởng các thôn, xóm nhằm nắm bắt được tình hình thực tế và cùng họ hướng dẫn cho người dân cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, giúp họ hiểu thêm về tác động của ô nhiễm môi trường.

b. Đối với công nhân vệ sinh môi trường

Đội ngũ công nhân VSMT tại cơ sở đóng vai trò quan trọng trong quản lý CTRSH, hiện nay, đội ngũ công nhân VSMT ở huyện Kim Bôi chủ yếu là nữ >35 tuổi, đa phần là lao động trong sản xuất nông nghiệp, họ xác định công việc VSMT là việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Vì vậy họ không có chuyên môn và kỹ thuật trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, điều này đã ảnh hướng tới công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. Để công tác quản lý CTRSH tại địa phương được tốt hơn, chính quyền địa phương, kết hợp cùng phòng TN-MT huyện đưa ra các chương trình và chính sách như;

Thứ nhất: Đề ra các chính sách đãi ngộ về tài chính đối với công nhân VSMT khi họ làm việc tốt có kết quả cao, bên cạnh đó là các chính sách đãi ngộ khắc như thăm hỏi khi ốm đau, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay quỹ khuyến học cho con em công nhân vệ VSMT thuộc diện gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ hai: Định kỳ hàng quý tổ chức các cuộc họp đối với công nhân VSMT theo từng nhóm, từng khu vực nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như lắng nghe ý kiến khó khăn của họ trong quá trình làm việc để có hướng điều chình.

Thứ ba: Cần tổ chức tập huấn cho công nhân vệ sinh môi trường về kỹ thuật thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH, giúp công nhân VSTM nâng cao năng suất lao động. Từng bước nâng cao trách nhiệm của công nhân VSMT trong công việc của mình, đồng thời chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi trường nhằm giúp cho công tác xử lý CTRSH đạt năng suất cao hơn và dễ dàng hơn.

Thứ tư: Các địa phương của huyện cần khuyến khích huy động lực lượng nam giới trẻ hiện đang sinh sống tại địa phương tham gia công việc VSMT của địa phương nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động.

4.3.3.4 Giải pháp tài chính

a. Tăng mức phí đóng góp và tạo nguồn quỹ cho hoạt động thu gom CTRSH.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Kim Bôi, tiền phí trả cho công nhân VSMT chủ yếu là do người dân đóng góp, nhưng mức đóng góp lại thấp, nguồn thu nhập của công nhân thấp so với sức lao động bỏ ra, tạo áp lực cho việc thu gom CTRSH ở địa phương. Chính vì vậy, các xã, thị trấn, cần nghiên cứu tạo nguồn quỹ cho hoạt động thu gom CTRSH tại cơ sở, tăng mức đóng góp của người dân về phí VSMT, nâng cao thu nhập cho những người thu gom CTRSH để họ có thể đầu tư trang bị thu gom rác cũng như nâng cao đời sống bằng công việc đang làm. Nâng cao hiệu quả lồng ghép các hoạt động với nhau, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới.

Mức thu phí nên có sự phân mức, đó là tùy vào mức sống hay đặc điểm nghề nghiệp có lượng chất thải rắn sinh hoạt khác nhau về thành phần và khối lượng, hay thu phí tùy thuộc vào vị trí địa lý như những khu vực dân cư phát triển mức sống người dân cao thì lượng rác và thành phần rác phức tạp hơn, công tác thu gom vất vả hơn. Mức phí hiện nay còn thấp chưa đủ để đầu tư mua sắm trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công tác thu gom, cùng với đó là kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, kinh phí khuyến khích một số đoàn thể tham gia. Vì vậy cần ban hành quy định về mức thu phí có nhiều mức thu và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.

b. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

Hiện tại cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện chưa đảm bảo về số lượng cũng như về chất lượng, như về thiết bị thu gom gồm chổi quét, sẻng, hót rác, xe vận chuyển

đều đa phần do công nhân VSMT tự trang bị cho mình để phục vụ công việc, xe ép chở rác chuyên dụng toàn huyện mới có 1 chiếc, chưa có thiết bị xử lý rác chuyên dùng…Để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện, cần phải thực hiện một số nội dung như sau;

Thứ nhất: Ủy ban nhân nhân huyện cần có kế hoạch xin vốn ngân sách của UBND tỉnh để mua thêm các trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của huyện như xe ép rác chuyên dụng, xe thu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 98)