Quản lý về phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 62 - 77)

4.1.3.1. Hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bôi

Xã hội ngày càng phát triển cộng với sự vận động không ngừng của khoa học công nghệ, cuộc sống sinh hoạt tồn tại rất nhiều thứ có thể phát sinh rác thải. Để có thể quản lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tốt nhất, công đoạn phân loại chất thải rắn sinh hoạt là hết sức cấp thiết và việc phân loại rõ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn là vấn đề quan trọng cho việc xử lý.

Chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Kim Bôi cũng như các địa phương khác về thành phần chất thải rắn sinh hoạt và nguồn gốc phát sinh CTRSH. CTRSH tại các hộ gia đình, nhà hàng, thường là thực phẩm thừa, đồ giấy, nhựa, thủy tinh, sành sứ, kim loại. CTRSH tại các trường học, cơ quan công sở gồm có giấy, dụng cụ học tập, bao bì, hóa chất... CTRSH ở đường phố, nơi công cộng gồm có cành lá cây khô, xác chết động vật, phân động vật và các loại CTRSH thông thường

khác,...

Bảng 4.4. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Bôi

TT Chỉ tiêu Thành phần chủ yếu

1 Nhà ở, hộ gia đình Rau, quả, thực phẩm dư thừa, giấy, da, vải, nhựa, thuỷ tinh, sành sứ, kim loại,...

2 Trường học Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp, hoá chất phòng thí nghiệm,...

3 Cơ quan, công sở Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa, thuỷ tinh, bao bì,... 4 Nhà hàng, quán ăn Các loại thực phẩm, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp,... 5 Khu vui chơi, giải trí

6 Đường phố Cành lá cây khô, xác chết động vật, phân động vật và các loại CTRSH thông thường khác,...

7 Chợ, các cửa hàng bán buôn bán lẻ

Rau quả, thức ăn dư thừa, đầu, ruột tôm cá và các loại CTRSH thông thường khác,...

8 Các cơ sở dịch vụ

Các loại CTRSH thông thường và những loại chất thải đặc thù tuỳ theo loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi (2019) Thực tế cho thấy, mỗi loại rác có những đặc điểm riêng về hình dạng, tính chất, đặc thù về phân hủy, như vậy để tiến hành thu gom, vận chuyển và xử lý, trước tiên cần phải phân loại rác cụ thể.

Giai đoạn 2017-2019, huyện Kim Bôi đã đầu tư cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ngay từ khâu đầu tiên. UBND huyện giao phòng TN-MT, các hội như hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về quản lý CTRSH. Lấy nền tảng phụ nữ là nữ công gia chánh, thanh niên, cựu chiến binh, các thành viên khác là lực lượng hỗ trợ, UBND huyện và Phòng TN-MT đã tổ chức hội nghị trao đổi và hướng dẫn cách phân loại rác sinh hoạt và chứa CTRSH đúng cách.

Từ bảng 4.4 cho thấy năm 2017 trên địa bàn toàn huyện đã tổ chức được 7 hội nghị với tổng số người tham gia là 373 người. Năm 2019 có 9 hội nghị với 528 người tham gia. Đồng thời phòng TN-MT đã phối hợp với Trung tâm văn hóa và các hợp tác xã triển khai đưa hình ảnh phân loại rác vào pano, apphich tại các nơi công cộng. Năm 2017, huyện Kim Bôi đã phát 3.048 tờ rời về phân loại CTRSH tới người dân, treo hơn 51 pano, apphich về phân loại rác. Năm 2019, đã

phát 4.000 tờ rơi về phân loại CTRSH tới người dân, treo 68 pano, apphich về phân loại rác.

Bảng 4.5. Tình hình triển khai hướng dẫn phân loại CTRSH ở huyện Kim Bôi

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) Tốc độ phát triển bình quân 2018/ 2017 2019/ 2018 1 Tổ chức hội nghị Số hội nghị Buổi 7 7 9 100,00 128,57 113,39

Số người tham gia Người 373 452 528 121,18 116,81 118,98 2 Tờ rơi, tờ bướm Chiếc 3.048 3.894 4.000 127,76 102,72 114,56

3 Pano, apphich Chiếc 51 51 68 100,00 133,33 115,47

4 Hỗ trợ thùng chứa rác Cái 132 136 153 103,03 112,5 107,66 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi (2017-2019) Phân loại rác đòi hỏi cần có các dụng cụ để chứa rác, do CTRSH đa dạng về chủng loại và tính chất lý hóa nên các dụng cụ chứa rác cũng phải phù hợp. Huyện Kim Bôi cũng đã hỗ trợ thùng đựng rác cho các hộ gia đình nhưng số lượng có hạn, chỉ dừng ở mức là mô hình thí điểm. Năm 2017, huyện hỗ trợ thùng đựng rác với số lượng là 132 cái. Năm 2018 huyện triển khai hỗ trợ 136 cái. Năm 2019, huyện triển khai hỗ trợ 153 cái.

Bảng 4.6. Tình hình phân loại rác thải rắn sinh hoạt của cán bộ và người dân STT Nội dung Thường xuyên phân loại rác Thỉnh thoảng mới phân loại rác Không phân loại Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ cấp xã 3 50,00 3 50,00 0,00 2 Cán bộ cấp huyện 3 75,00 1 25,00 0,00 3 Hộ gia đình 32 35,56 52 57,78 6 6,67 4 Cán bộ, công nhân SMT 11 36,67 16 53,33 3 10,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

kiến của cán bộ cấp huyện (chiếm 75,00%), 32 ý kiến của hộ gia đình, cá nhân (chiếm 35,56%) và 11 ý kiến của cán bộ, công nhân VSMT (chiếm 36,67%) đánh giá người dân thường xuyên phân loại rác thải rắn sinh hoạt. Có 3 ý kiến của cán bộ cấp xã (chiếm 50,00%), 1 ý kiến của cán bộ cấp huyện (chiếm 25,00%), 52 ý kiến của hộ gia đình, cá nhân (chiếm 57,78%) và 16 ý kiến của cán bộ, công nhân VSMT (chiếm 53,33%) đánh giá người dân thỉnh thoảng mới phân loại rác thải. Có 6 ý kiến của hộ gia đình, cá nhân (chiếm 6,67%) và 3 ý kiến của cán bộ, công nhân VSMT (chiếm 10,00%) đánh giá người dân không phân loại rác thải.

Như vậy có thể thấy việc phân loại CTRSH đã được các hộ dân quan tâm, tuy nhiên vẫn còn nhiều người dân chưa tiến hành phân loại CTRSH. Nguyên nhân, họ đều cho rằng việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt đòi hỏi phải trang bị nhiều thùng đựng rác khác nhau điều này gây tốn kém và không thích hợp với nhiều gia đình có mặt bằng chật hẹp, hơn nữa từ trước tới nay họ không có thói quen phân loại rác thải vì vậy họ không quan tâm đến việc phân loại rác thải cũng như việc phân loại rác thải có lợi ích như thế nào đối với họ.

Hiện nay, đời sống kinh tế - xã hội của người dân đã được nâng lên, việc tiếp cận với văn hóa thông tin ngày càng tiến sát tới người dân. Để hướng dẫn cho người dân về phân loại CTRSH, huyện Kim Bôi đã sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau như sách báo, truyền thanh, tập huấn, ngoài ra còn kênh thông tin khác như sự hướng dẫn của công nhân vệ sinh môi trường hay người thân.

Biểu đồ 4.1 Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về cách tiếp cận qua các hình thức để phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Từ biểu đồ 4.1. cho thấy, có 17 hộ gia đình, cá nhân (chiếm 18,89%)

biết phân loại CTRSH qua sách, báo, tờ rơi. Có 33 hộ gia đình, cá nhân (chiếm 36,67%) biết phân loại CTRSH qua truyền thanh. có 25 hộ gia đình, cá nhân (chiếm 27,78%) biết phân loại CTRSH qua người thu gom. có 15 hộ gia đình, cá nhân (chiếm 16,67%) biết phân loại CTRSH qua người thân.

Như vậy việc tiếp cận thông tin về phân loại CTRSH được tập trung chủ yếu là việc hướng dẫn và tuyên truyền của công nhân VSMT và qua công tác tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh. Hiện nay trên địa bàn huyện Kim Bôi việc phân loại CTRSH chưa được thực hiện tốt, số hộ không quan tâm tới phân loại rác còn nhiều, hoặc có phân loại nhưng chủ yếu là phân loại theo hình thức bán được hay không bán được. Do vậy để công tác phân loại CTRSH được tốt hơn, cần có nhiều biện phát phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan để làm tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường hơn cho người dân để họ thấy được lợi ích của việc phân loại rác thải.

4.1.3.2. Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thu gom CTRSH là hoạt động quan trọng đòi hỏi tốn khá nhiều công lao động và sức lao động. Hoạt động thu gom CTRSH tại các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Kim Bôi có nhiều nét riêng.

Sơ đồ 4.2. Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt huyện Kim Bôi

Từ sơ đồ 4.2 cho tấy hoạt động thu gom CTRSH được thực hiện bắt đầu Hộ gia đình Cơ quan, công

sở, trường học Chợ Siêu thị, khu thương mại Dịch vụ công cộng Nguồn rác thải Tổ thu gom rác

từ nới phát sinh CTRSH, hiện nay trên địa bàn huyện Kim Bôi có 5 nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu là:

Thu gom tại hộ gia đình: Các hộ gia đình thường sử dụng các phương tiện lưu giữ CTRSH như các túi nylon, bao bì, thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt... các loại dụng cụ chứa CTRSH này thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa nhà.

Thu gom tại cơ quan, công sở, trường học: CTRSH thường được gom trong các thùng chứa có nắp đậy với dung tích từ 10 - 15L. Rác thải phát sinh sau khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học, cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ, người dọn vệ sinh của cơ quan, công sở, trường học đưa ra các thùng rác lớn (240 – 660L) để cho đơn vị thu gom đến nhận. Số lượng và kích cỡ thùng chứa tùy thuộc vào lượng CTRSH phát sinh mỗi ngày của từng đơn vị.

Thu gom tại chợ: Phần lớn các sạp bán hàng đều không có thiết bị gom nên đa phần rác thải thường được lưu trữ trong bao nylon hoặc đổ thành đống trước sạp. CTRSH và nước rửa thực phẩm hòa lẫn vào nhau gây ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho người thu gom và gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ. CTRSH tại chợ sau khi được gom sẽ được tập trung vào các thùng rác 240 - 600L tại điểm tập trung rác thải của chợ. Đối với những chợ có quy hoạch, điểm tập trung rác thải được bố trí trong chợ. Đối với những chợ tự phát, do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung rác thải nên điểm tập trung rác thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung CTRSH lộ thiên.

Thu gom tại các siêu thị và của hàng bán lẻ: Thiết bị gom CTRSH thường là các thùng 20L có nắp đậy và có bịch nylon bên trong đặt trong siêu thị, khu thương mại để người mua hàng sử dụng. CTRSH từ thùng nhỏ này sẽ được đưa đến điểm tập trung phía sau siêu thị hay các cửa hàng bán lẻ đổ vào các thùng 240L. Chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung này khá tốt, ít khi để xảy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra. Các loại CTRSH có thể tái sinh tái chế khác (giấy, bao bì nylon, nhựa, thủy tinh) thường được lưu trong kho chứa và thường xuyên có một đội ngũ mua phế liệu đến thu mua thường xuyên.

công cộng chỉ được bố trí tập trung tại một số tuyến đường12b, 12c. Kích thước của thùng rác công cộng khác nhau tùy theo tuyến đường, có các loại kích thước 240L, 60L. Số lượng thùng phân bố trên tuyến đường có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Nhưng đôi khi có các loại rác có kích thước lớn không bỏ vào vừa miệng thùng nên người dân đã bỏ lên trên, bên cạnh, hoặc phía dưới thùng rác. Điều này cho thấy các thùng rác công cộng trở nên thừa thãi, không phát huy hết hiệu quả.

Qua điều tra hình thức thu gom CTRSH tại các hộ gia đình, cá nhân cho thấy, các gia đình khác nhau có các cách thu gom rác riêng như gom vào túi linon, gom vào thùng rác riêng hoặc có thể chất thành đống để tổ VSMT đến thu gom. Trong số các hộ được điều tra có 57,78% số hộ gom CTRSH vào túi linon, có 24,44% số hộ gom rác vào thùng đựng rác riêng, có 17,78% số hộ chọn hình thức chất CTRSH thành đống để tổ VSMT đến thu gom.

Bảng 4.7. Hình thức thu gom rác thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân

TT Chỉ tiêu Hộ gia đình SL (hộ) CC (%) Hình thức thu gom

1 Thu gom vào túi linon 52 57,78

2 Thu gom vào thùng đựng rác riêng 22 24,44

3 Chất đống 16 17,78

Tổng 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Đối với những người bán hàng cũng vậy, đặc biệt tại các khu chợ, tình trạng thu gom CTRSH khá phức tạp. Như vậy, hình thức thu gom rác thải của huyện Kim Bôi được thu gom theo hình thức thủ công, nguồn rác thải phát sinh được công nhân đẩy các xe thô sơ, đến tận nơi gõ kẻng và thu gom, rác thải phát sinh từ các cơ quan, trường học thì đã được nhân viên quét dọn và để vào thùng hoặc bao rác trước cổng cơ quan nên nhân viên thu gom không cần quét dọn hay gõ kẻng, còn lượng rác thải phát sinh từ các nơi công cộng hoặc đường làng thì công nhân đến thu gom phải tiến hành quét dọn vệ sinh đường làng.

4.1.3.3. Hoạt động thu gom của tổ thu gom

Hiện nay, tại các thôn, xóm ở các xã, thị trấn của huyện đều có tổ đi thu gom CTRSH, tổng số tổ thu gom CTRSH của huyện Kim Bôi là 82 tổ với 316 lao động.

Bảng 4.8. Thực trạng số tổ thu gom và trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt của huyện Kim Bôi và 3 xã, thị trấn TT Chỉ tiêu Toàn huyện Xã Hạ Bì TT Bo Xã Kim Bình

1 Số tổ thu gom rác 82 3 5 5 2 Số lao động 316 12 20 18 3 Hình thức thành lập Thôn thành lập Thôn thành lập Thôn thành lập 4 Xe chở rác Xe tự chế, xe chuyên dùng Xe tự chế Xe chuyên dùng Xe tự chế, xe chuyên dùng 5 Bảo hộ lao động - Tự túc Cấp phát Cấp phát 6 Dụng cụ thu gom - Tự túc Tự túc, hỗ trợ Tự túc, hỗ trợ 7 Thời gian thu gom - 3 ngày/lần 1 ngày/lần 2 ngày/ lần

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Kim Bội (2019) Đối với các xã thuần nông như xã Hạ Bì, có 3 tổ thu gom rác tại các thôn do các thôn tự thành lập, tổng số lao động là 12 lao động (bình quân 4 người/tổ). Trang phục cho các công nhân thu gom rác là những bộ quần áo, găng tay hay ủng trong lao động nông nghiệp hàng ngày (thậm chí có công nhân còn đi dép đi thu gom), những trang phục này rất dễ thẩm thấu nước thải từ rác hay rác có mềm có thể dính vào quần áo, họ sử dụng khẩu trang bình thường hay khăn mặt to để tránh hạn chế hít mùi của rác. Xe để thu gom rác là những loại xe kéo đẩy tự chế trong sản xuất nông nghiệp, dung lượng không nhiều và không kín, có thể làm chảy nước từ rác ra ngoài gây mùi. Bên cạnh đó, các vật dụng khác được sử dụng là chổi, đồ hót rác, xẻng sử dụng trong gia đình được tận dụng làm dụng cụ mang theo để thu rác. Các xã thuần nông thường có lượng rác sinh hoạt ít, những rác thải hưu cơ có thể tận dụng làm thức ăn cho gia sức, phân bón nên các hộ thường thu gom rác của gia đình mình vào dụng cụ chứa rác riêng chờ tới lịch thu gom rác. Thời gian đi thu gom rác tại các hộ gia đình là 3 ngày/lần.

Đối với thị trấn Bo, lượng rác thải là khá nhiều, một số loại chất thải rắn sinh hoạt không tái sử dụng nên hoạt động thu rác ở đây diễn ra liên tục, 1 lần thu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w