Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 96 - 97)

Trước thực trạng gia tăng quá nhanh của chất thải rắn sinh hoạt nói chung và CTRSH nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, các ứng dụng từ nước ngoài cũng như việc đầu tư cho các mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động quản lý CTRSH vẫn còn đang là vấn đề quan tâm của nhiều nhà khoa học và của Nhà nước do nguồn lực có hạn nên việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại cho

quản lý CTRSH diễn ra chậm. Khoa học công nghệ trong quản lý CTRSH ở huyện Kim Bôi hiện nay còn rất hạn chế, điều đó thể hiện trong công đoạn phân loại và xử lý CTRSH hoạt tại hộ, thu gom và vận chuyển CTRSH. Điển hình như hoạt động phân loại rác người dân áp dụng chưa đúng hầu hết việc phân loại CTRSH tại các gia đình đều được thu gom chung vào một dụng cụ chứa CTRSH, xe thu gom vận chuyển CTRSH chuyên dụng chưa nhiều, phương tiện tự chế là chủ yếu, bảo hộ cho người làm công tác thu gom còn thiếu. Hiện nay, ở huyện Kim Bôi, xử lý CTRSH tại hộ chủ yếu là xử lý một số loại rác hữu cơ bằng mô hình hố rác di động, còn các loại rác khác đều được thu gom và đưa tới các bãi tập kết, bãi chôn lấp. Ngoài lượng rác được hợp tác xã môi trường Sơn Hà đưa đi xử lý, lượng rác còn lại trên địa bàn huyện Kim Bôi được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên dung lượng các bãi chôn lấp không thể đáp ứng đủ lượng CTRSH còn lại của huyện Kim Bôi, hiện tượng các bãi CTRSH tự do vẫn còn tràn lan. Thực tế cho thấy huyện Kim Bôi cũng như các địa phương khác, việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý CTRSH diễn ra chậm, chủ yếu là áp dụng các biện pháp phổ thông.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w