PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 51)

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Huyện Kim Bôi là huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình, hiện nay đang thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, nên đây được nhận định là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của huyện trong tương lai. Với đời sống ngày được nâng cao, số lượng dân cư đông nên lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Kim Bôi ngày một nhiều, đòi hỏi huyện Kim Bôi cần có các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thích hợp. Trong huyện Kim Bôi nói chung tác giả chỉ tập trung nghiên cứu phân tích ở 03 xã, thị trấn dựa trên các tiểu vùng (tiểu vùng được chia theo vị trí địa lý của các xã, thị trấn và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các xã, thị trấn) cụ thể như sau:

- Tiểu vùng có điều kiện kinh tế phát triển mạnh, đông dân cư gồm: thị trấn Bo, Bình Sơn, Hợp Kim, Bắc Sơn. Chọn thị trấn Bo.

- Tiểu vùng có điều kiện kinh tế đang phát triển: Kim Bôi, Lập Chiệng, Mỵ Hòa, Nam Thượng, Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Kim Bình. Chọn xã Kim Bình.

- Tiểu vùng có điều kiện kinh tế chưa phát triển: Cuối Hạ, Đông Bắc, Đú Sáng, Nuông Dăm, Sào Báy, Hạ Bì. Chọn xã Hạ Bì

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tác giả tiến hành tra cứu, trích nguồn từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây. Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, thực trạng chất thải rắn sinh hoạt, tình hình chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và xin các thông tin này tại các phòng ban liên quan ở địa phương như cán bộ thống kê huyện, xã, UBND huyện, xã, phòng Tài nguyên môi trường, hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, Hợp tác xã...

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp

Để thu thập thông tin sơ cấp, nghiên cứu đã tiến hành phương pháp điều tra mẫu: Nghiên cứu điều tra mẫu, xét theo vị trí tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, tôi tiến hành chọn 3 xã, thị trấn, cụ thể số liệu như sau

Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra

TT Chỉ tiêu Tổng số Thị trấn Bo Xã Kim Bình Xã Hạ Bì

1 Hộ gia đình 90 30 30 30

2 Cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường

30 10 10 10 3 Cán bộ cấp xã 06 2 2 2 4 Cán bộ quản lý môi trường cấp huyện 04 - - - Tổng 130 42 42 42

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin sau khi thu thập về được tác giả tiến hành tổng hợp, xử lý trên chương trình Excel trong Microsoft - Office và máy tính bấm tay.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để

phân tích tình hình kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường, những yếu tố ảnh hưởng cũng như đánh giá nhận thức và ứng xử của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh tình hình lượng chất thải rắn sinh hoạt qua các năm, so sánh lượng vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt qua các năm.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài

Thứ nhất: Nhóm chỉ tiêu về tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ

Tỷ lệ chất thải rắn vô cơ

Thứ hai: Nhóm chỉ tiêu về tình hình thực hiện các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Tổ chức bộ máy quản lý về chất thải rắn sinh hoạt (UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, Hợp tác xã môi trường Sơn Hà, UBND các xã, thị trấn, Chính quyền thôn, Tổ vệ sinh môi trường, Hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh)

Phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Kiểm tra, giám sát về chất thải rắn sinh hoạt.

Thứ ba, Nhóm yếu tố ảnh hưởng quản lý chất thải rắn sinh hoạt Cơ chế chính sách

Ý thức của người dân (Yếu tố về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn, Yếu tố về nhận thức)

(Nguồn kinh phí từ xã hội hóa, Nguồn ngân sách hỗ trợ công tác quản lý rác thải) Nguồn nhân lực (Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN KIM BÔI HUYỆN KIM BÔI

3.1.4. Khái quát chung về lượng rác thải ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Huyện Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình. Trong những năm qua, huyện Kim Bôi đã có sự thay đổi rõ rệt cả về kinh tế lẫn xã hội, đời sống người dân được nâng cao, diện mạo địa phương từng bước được nâng lên. Cùng với sự phát triển về kinh tế đó là sự gia tăng về số lượng người và nhu cầu sinh hoạt của con người thì huyện Kim Bôi cũng đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng, đó là lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sống của người dân.

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng lượng rác thải của toàn huyện Kim Bôi đang tăng lên khá nhanh. Năm 2017, tổng lượng rác là 143.843,8 tấn, năm 2018 là 148.209,37 tấn tăng 3,03% so với năm 2017, đến năm 2019 có 157.806,89 tấn, tăng 6,48% so với năm 2018, bình quân 3 năm lượng rác thải trên địa bàn huyện tăng lên 4,76%, lượng rác thải của huyện Kim Bôi vẫn tăng đều qua các năm, nguyên nhân của lượng rác thải tăng lên là do sự phát triển về kinh tế, tốc độ đô thị hóa và đời sống của nhân dân… ngày một tăng lên.

Trong đó, lượng rác thải chiếm tỷ trọng rất lớn nhất là rác thải nông nghiệp, năm 2017 lượng rác thải nông nghiệp là 95.238.89 tấn chiếm 66,21% lượng rác thải, năm 2018 là 95.743,25 tấn chiếm 64,6% lượng rác thải, đến năm 2019 lượng rác thải nông nghiệp là 98.455,72 tấn chiếm 62,39%, bình quân 3 năm lượng rác thải nông nghiệp tăng lên 1,68%, huyện Kim Bôi vẫn là huyện thuần nông, đa phần lao động của huyện là lao động nông nghiệp, do vậy lượng rác thải nông nghiệp chiếm đa phần tỷ trọng rác thải của toàn huyện, đứng thứ hai là chất thải rắn sinh hoạt, năm 2012 lượng CTRSH là 16.153,66 tấn, năm 2018 là 16.673,55 tấn tăng 3,2% so với năm 2017, đến năm 2019 là 18.384,5 tấn tăng 10,26% so với năm 2018, bình quân 3 năm tăng là 6,74%.

Bảng 4.1. Tình hình rác thải của huyện Kim Bôi trong giai đoạn 2017 – 2019 TT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) Tốc độ phát triển bình quân SL CC SL CC SL CC 2018/ 2017 2019/ 2018 (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) Tổng lượng rác thải 143.843,80 100 148.209,37 100 157.806,89 100 103,03 106,48 104,74 1 Rác thải nông nghiệp 95.238,98 66,21 95.743,25 64,6 98.455,72 62,39 100,53 102,83 101,67 2 Chất thải rắn sinh hoạt 16.153,66 11,23 16.673,55 11,25 18.384,50 11,65 103,22 110,26 106,68 3 Rác thải công nghiệp 12.888,40 8,96 13.709,37 9,25 15.812,25 10,02 106,37 115,34 110,76 4 Rác thải xây dựng 11.406,81 7,93 13.442,59 9,07 14.565,58 9,23 117,85 108,35 113,00 5 Rác thải y tế 8.155,94 5,67 8.640,61 5,83 10.588,84 6,71 105,94 122,55 113,94 Một số chỉ tiêu bình quân - - - - - - - - 1 Lượng rác thải/hộ 4,25 - 4,53 - 4,82 - - - 106,49 2 Lượng CTRSH/hộ 0,48 - 0,51 - 0,56 - - - 108,01 3 Lượng CTRSH/người 0,13 - 0,15 - 0,16 - - - 110,94

4 Lượng rác thải bp/ha 12,54 - 14,41 - 15,34 - - - 110,60

5 Lượng CTRSH bp/ha 1,41 - 1,62 - 1,79 - - - 112,67

Về các loại rác thải khác trong những năm qua cũng đều tăng cả về số lượng và tỷ lệ như rác thải công nghiệp năm 2017 là 12.888,4 tấn chiếm 8,96% lượng rác thải, đến năm 2019 là 15.812,25 tấn chiếm 10,02%. Rác thải y tế năm 2017 là 8.155,94 tấn, chiếm 5,67%, đến năm 2019 là 10.588,84 tấn chiếm 6,71% tổng lượng rác thải của cả huyện. Rác thải xây dựng năm 2017 là 11.406,81 tấn chiếm 7,93%, đến năm 2019 là 14.565,58 tấn chiếm 9,23% tổng lượng rác thải của huyện. Một số chỉ tiêu bình quân khác cũng cho thấy lượng rác thải của huyện trọng những năm qua đang tăng lên theo thời gian như lượng rác thải bình quân/hộ năm 2017 là 4,25 tấn, đến năm 2017 là 4,82 tấn, lượng chất thải rắn sinh hoạt/hộ năm 2017 là 0,48 tấn, đến năm 2019 là 0,56 tấn.

4.1.2. Hoạt động quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý chất thảirắn sinh hoạt rắn sinh hoạt

Hàng năm UBND huyện Kim Bôi giao cho Ban quản lý dự án huyện phối hợp với phòng quản lý đô thị xây dựng kế hoạch đề xuất nhu cầu thu gom VSMT; đề xuất vị trí thu gom theo lộ trình phương án cơ giới hóa thu gom, vận chuyển rác và duy tu duy trì VSMT trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2016- 2020. Trên cơ sở đó phòng Tài chính - kế hoạch lập tờ trình báo cáo kinh tế kỹ thuật để phê duyệt phương án và kinh phí tổ chức thực hiện.

UBND huyện Kim Bôi ban hành văn bản thông tin về công tác đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công ích lĩnh vực vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Kim Bôi và đồng thời báo cáo Sở Xây dựng Hòa Bình. Ban quản lý dự án huyện Kim Bôi đại diện, thay mặt cho chủ đầu tư là UBND huyện Kim Bôi ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ VSMT. Phối hợp với các đơn vị, công ty dịch vụ VSMT và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức thực hiện phương án; giám sát kết quả báo cáo UBND huyện Kim Bôi từng quý và hàng năm theo quy định.

Hộp 4.1. Số lượng bãi chứa rác có đủ phục vụ nhu cầu không?

Ở các xã, thị trấn đã có bãi rác thải tập trung được tỉnh hỗ trợ kinh phí thì đã đảm bảo được việc chứa CTRSH trên địa bàn thải ra. Tuy nhiên hình thức xử lý hiện nay chỉ là chôn lấp nên thời gian tới thì sẽ không đủ chỗ để chứa lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp tục thải ra nữa.

Ông Nguyễn Văn Phúc - Chuyên viên phòng Tài nguyên - Môi trườnghuyện Kim Bôi. (Vào lúc 15 giờ ngày 21/8/2018, tại phòng TN-MT huyện)

Tính đến năm 2019 trên địa bàn huyện Kim Bôi có 27 xã và 01 thị trấn đã hoàn thiện được công tác phê duyệt Quy hoạch. Tại hồ sơ quy hoạch đã xác định được vị trí quy hoạch bãi rác thải của từng xã, thị trấn. Tuy nhiên do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên chưa thể đầu tư xây dựng bãi rác được trên cả các xã, thị trấn. Công tác triển khai kế hoạch thực hiện từ huyện xuống các xã, thị trấn, đến cơ sở các thôn chưa triệt để, chi tiết, thường xuyên.

Theo báo cáo của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Kim Bôi đến nay toàn huyện có 52 điểm tập kết rác thải. Trong đó: Có 18 điểm tập kết rác thải tập trung được thực hiện đầy đủ các trình tự đầu tư và được ngân sách huyện hỗ trợ; Còn lại 31 điểm tập kết rác là được hình thành tự phát do các người dân có thói quen đổ rác lâu ngày tạo thành.

Huyện Kim Bôi đã xây dựng, ban hành đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, song đến nay, các địa phương chỉ mới hoàn thành việc triển khai, phê duyệt đề án. Trong quá trình phê duyệt đề án, một số địa phương lại không xác định được phương thức xử lý, vị trí vận chuyển cho nên kéo dài thêm thời gian thực hiện. Việc triển chậm, dẫn đến công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện đề án thu gom, vận chuyển, xử lý và gây ra tình trạng ứ đọng rác thải, gây ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.2. Đánh giá của cán bộ, người dân về quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Tiêu chí đánh giá Cán bộ cấp xã huyện (n=10) Hộ gia đình cá nhân (n=90) Cán bộ công nhân (n=30 ) Bình quân chung 1. Quy hoạch bãi rác phù hợp

với điều kiện thực tế 80,00 83,33 86,67 83,33 2. Đã xây dựng bãi rác phù

hợp với điều kiện thực tế 90,00 91,11 90,00 90,37 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Từ bảng 4.1 cho thấy, có 80,00% cán bộ cấp xã, huyện; 83,33% hộ gia đình, cá nhân; 86,67% cán bộ, công nhân cho rằng quy hoạch bãi rác phù hợp với điều kiện thực tế. Có có 90,00% cán bộ cấp xã, huyện; 91,11% hộ gia đình, cá nhân; 90,00% cán bộ, công nhân cho rằng đã xây dựng bãi rác phù hợp với điều

kiện thực tế.

Nguyên nhân chính vẫn còn các ý kiến đánh giá quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa phù hợp. Do thiếu quy hoạch, nên tình trạng xả, đổ rác thải bừa bãi tại khu vực nông thôn không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống trực tiếp của người dân mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là vấn đề bức thiết cần được sớm giải quyết, trong đó trước mắt cần chú trọng quy hoạch, xây dựng các bãi rác tập trung.

Trong thời gian tới cần phải tiếp tục triển khai việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng bãi CTRSH các xã còn lại, triển khai kế hoạch cụ thể xuống từng xã và từng thôn. Cần phải dự báo được lượng chất thải rắn phát sinh trong thời gian tiếp theo để có kế hoạch xây dựng bãi rác có quy mô hợp lý.

4.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý về chất thải rắn sinh hoạt

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Bôi hiện nay đã có sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, mỗi cấp, mỗi ngành đều có trách nhiệm và giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTRSH, để công tác quản lý CTRSH có hiệu quả cao, cần có sự liên kết chặt chẽ thống nhất giữa các bên liên quan từ đó giúp cải thiện môi trường nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Ủy ban nhân dân huyện giao cho phòng TN-MT huyện, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các đơn vị trên địa bàn huyện. Thông qua phòng TN-MT huyện, UBND huyện quản lý tình hình rác thải cũng như vệ sinh môi trường của các xã thị trấn. Dưới các xã, thị trấn là chính quyền thôn, tại đây có thành lập các

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 51)