Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời

Một phần của tài liệu (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời

Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Trong văn học, con ngƣời là điểm xuất phát, đồng thời cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo. Một tác phẩm văn học có thể không có nhân vật ngƣời nhƣng nó luôn là câu chuyện về cõi nhân sinh. Có nhƣ vậy, văn học mới làm cho con ngƣời lƣơng thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con ngƣời đa dạng, phong phú,

từng trải và hiểu biết hơn. Cho nên quan niệm nghệ thuật về con ngƣời nhƣ là cơ sở trung tâm đƣa văn học vào đúng quỹ đạo “nhân học” của nó.

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là một khái niệm của thi pháp học, đó là sự lý giải, cắt nghĩa, cảm nhận về con ngƣời, là thƣớc đo chiều sâu tƣ duy, trình độ chiếm lĩnh hiện thực đời sống, năng lực thâm nhập vào thế giới tâm hồn con ngƣời của nhà văn. Suy cho cùng, giá trị của văn học là ở chỗ nó đã hiểu, đã cảm nhận và chiếm lĩnh con ngƣời sâu sắc ở mức độ nào.

Trên con đƣờng văn chƣơng đầy trắc trở, Nguyễn Đình Chính quyết định chọn cho mình một hƣớng đi mới mà phân tâm học góp phần khai mở. Sau những nỗ lực không mệt mỏi, Nguyễn Đình Chính đã mở đƣợc cánh cửa đi vào chốn thâm cung bí ẩn của tâm hồn con ngƣời. Với quan niệm con ngƣời đa chiều, tiếp cận thế giới nhân vật từ góc độ vô thức, bản năng, Nguyễn Đình Chính đã phản ánh, soi rọi vào mọi ngóc ngách tâm hồn con ngƣời, phản chiếu những phức cảm nội tâm, những đấu tranh, dằn xé giữa một bên là bản năng ngƣời và một bên là đạo đức, luân lý xã hội. Vì vậy, đọc tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, ngƣời đọc nhận ra “bản chất thật sự”, nhận ra những bí ẩn đằng sau “con ngƣời xã hội” mà trƣớc đây họ chƣa từng cảm thấy. Do đó, vùng vô thức, tâm linh cùng tính dục, bản năng đã thực sự trở thành đối tƣợng thẩm mỹ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính.

Từ quan niệm đa chiều về con ngƣời, nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Đình Chính đƣợc nhìn từ góc nhìn bản năng, vô thức; nhân vật đƣợc phơi bày

đến tận cùng những khát vọng khoái lạc (Ngày hoàng đạo). Với cái nhìn thấu

đáo về con ngƣời, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính cũng đƣợc soi rọi đến tận thấu đời sống bên trong, những vùng mờ vô thức; những mặc cảm, những giằng xé giữa cái tôi, cái ấy và cái siêu tôi. Đôi lúc, cái nhìn về con ngƣời của nhà văn có phần thiên lệch, quá thiên về tính dục bản nguyên. Tuy vậy, đằng sau những trang tiểu thuyết của nhà văn là ý nghĩa xã hội lớn

lao. Nhân vật của Nguyễn Đình Chính cuốn theo những “hoạt động giƣờng chiếu”, nhƣng không chỉ có thế, nhà văn đề cập sâu sắc vấn đề số phận con ngƣời trong và sau chiến tranh, vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng và những mất mát trong quá trình phố thị hóa; vấn đề nghệ thuật chân chính, đời sống của

ngƣời trí thức; mặt sau của cuộc sống con ngƣời (Online …ba lô); v.v…

TIỂU KẾT

Là “học thuyết khoa học đầu tiên về hành vi con ngƣời, thể hiện cái nhìn

tổng quan nhận thức về bản chất của con ngƣời” [37, tr.110], phân tâm học là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa tâm hồn đầy bí ẩn, nơi mà Freud đã phát hiện “con ngƣời nhƣ một tạo vật mà cùng lúc vừa thô sơ vừa phức tạp, vừa bốc đồng vừa duy lí, ích kỉ và quảng đại, thoái hóa và sáng tạo, con và ngƣời” [37, tr.110]. Tuy dấu ấn phân tâm học đậm nhạt khác nhau ở từng giai đoạn văn học nhƣng thành quả mà nó mang lại có ý nghĩa to lớn trong tiến trình phát triển nền văn học nƣớc nhà. Là nhà văn có ý thức vận dụng phân tâm học trong sáng tác, Nguyễn Đình Chính đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc bởi những quan niệm nghệ thuật cũng nhƣ cái nhìn nghệ thuật về con ngƣời vô cùng mới mẻ.

CHƢƠNG 2

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC 2.1. NHÂN VẬT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT VÔ THỨC, TÍNH DỤC

2.1.1. Nhân vật với đời sống vô thức

Những hành vi nhiễu tâm

Theo S.Freud, tận thẳm sâu nơi tâm hồn mỗi con ngƣời là cả một đại dƣơng mênh mông, bao la, vô tận; ở đó, vô thức là chúa tể thống ngự. Ý thức vốn có từ lâu chẳng là gì so với vô thức. Ý thức đƣợc ví nhƣ một ngƣời chèo thuyền trên dòng sông, công việc của họ là làm sao điều khiển đƣợc con thuyền theo đúng ý định của mình. Ngƣời chèo thuyền không thể biết tất cả những gì còn nằm phía dƣới mặt nƣớc, cũng giống nhƣ chúng ta không thể biết hết những gì thuộc về vô thức.

Một thực tế không thể chối cãi, trong bản thân mỗi con ngƣời luôn tồn tại những ƣớc mơ, khao khát và ham muốn bản năng. Nhƣng “bản chất con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, con ngƣời không sống riêng lẻ mà sống trong một xã hội, trong mối quan hệ với những ngƣời xung quanh, do đó bản thân con ngƣời không thể tự do làm bất cứ điều gì mình muốn. Vì vậy, những ham muốn bản năng luôn bị dồn nén, kiềm hãm trong vùng vô thức, chúng không ngừng tìm cách phá rào, vƣợt qua sự kiểm soát của tiền ý thức để trở thành ý thức. Trong khi đó, ý thức cũng luôn tìm cách ngăn chặn, dồn nén những ham muốn bản năng vào đáy sâu vô thức, không cho nó có cơ hội đƣợc thỏa mãn. Kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt này là sự xuất hiện của

những hành vi mà Freud gọi là những hành vi sai lạc, những hành vi nhiễu

tâm, tức những hành vi không chủ ý, không qua sự kiểm soát của ý thức.

vật rơi vào hành vi sai lạc, tiêu biểu nhất là bác sĩ Cần trong Ngày hoàng đạo. Hành vi sai lạc đầu tiên của bác sĩ Cần là mối quan hệ với một nữ bệnh nhân. Mặc dù bản thân ý thức rất rõ đó là sai lầm nghiêm trọng, nhận thức rất rõ hậu quả của hành vi hủ hóa, nhƣng cuối cùng bác sĩ Cần cũng bị bắt quả tang đang quan hệ với cô bé Ma Thị Thảo ngay tại phòng làm việc của mình. Nếu ý thức vô can trong hành vi này thì chắc chắn vô thức là thủ phạm. Chính vô thức đã thôi thúc, điều khiển hành vi của bác sĩ Cần nhằm mục đích thỏa mãn những đòi hỏi bản năng bị kìm nén. Từ sai lạc ban đầu, bác sĩ Cần bị đẩy xuống trông coi nhà xác và kể từ đó ông luôn hành động theo sự dẫn dắt của vô thức.

Đầu tiên là những ảo giác về luồng khí màu da cam: “Bác sĩ Cần nhìn thấy một luồng khí màu da cam đặc quánh oằn oại quấn tròn quanh chóp đầu thằng bé…Ông quờ tay tóm lấy luồng khí. Nó không lạnh mà lại ấm ấm nhƣ khói bếp” [6, tr.19]. Tại sao chỉ có mình ông nhìn thấy luồng khí màu da cam đó, cũng chỉ mình ông giao lƣu đƣợc với nó. Luồng khí màu da cam này là cái gì? Có phải là linh hồn ngƣời chết không?..Hàng loạt câu hỏi nhƣ thế cứ réo lên trong đầu bác sĩ Cần khiến ông vô cùng hoang mang, lo sợ. Nếu nhƣ đó không phải là một hiện tƣợng siêu nhiên thì “chỉ có thể hiểu ông đang bị một căn bệnh tâm thần phân liệt thể đặc biệt. Có thể nó gần giống thể trạng bệnh ảo giác hoang tƣởng” [6, tr.66]. Cũng đúng thôi, hai mƣơi năm làm việc ở nhà xác, ông sống “cô độc lủi thủi nhƣ con chuột già rúc trong lỗ cống”, không bạn bè, không ngƣời thân, không có nhu cầu giao tiếp với bất cứ ai. Môi trƣờng làm việc của ông là nhà xác, đối tƣợng làm việc của ông là các xác chết, ngày nào ông cũng đối diện, sờ mó, vật lộn với xác chết nên con ngƣời của ông gần gũi với ngƣời chết hơn là ngƣời sống, cuộc sống của ông gần cõi âm hơn là cõi dƣơng. Chẳng phải “bản thân ông đã là một cái xác thối rữa về chính trị đạo đức và nghề nghiệp” nhƣ ngƣời đời vẫn nghĩ đó sao? Tuy ông nghĩ rằng mình đã “quá quen cảnh cô độc lẻ loi nhƣ thế này rồi. Ông đã

mất hẳn cái nhu cầu muốn giao lƣu chia sẻ cƣời nói cùng với một ngƣời thứ hai” [6, tr.69] nhƣng thực tế lại không phải nhƣ vậy. Con ngƣời muốn sống thì phải có những mối quan hệ xã hội, phải có đối tƣợng để giao lƣu, chia sẻ thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Trong khi đó, bác sĩ Cần tự tách mình ra khỏi xã hội loài ngƣời (hay xã hội loài ngƣời đã đẩy bác sĩ Cần ra, cũng nhƣ nhau cả thôi) để tự dày vò, tự trừng phạt mình vì những sai lầm đáng xấu hổ trong quá khứ. Thế nhƣng cái nhu cầu đƣợc giao tiếp thuộc về bản năng này không hề mất đi mà nó lặn sâu, lẫn trốn vào vùng vô thức. Không thể giao lƣu, chia

sẻ đƣợc với ngƣời sống nhƣ những ngƣời bình thƣờng thì nó sẽ tìm cách thay

thế bằng một hình thức khác để đƣợc thỏa mãn mà ngay bản thân ông bác sĩ cũng không hề hay biết. Đó là nguyên nhân bác sĩ Cần nhìn thấy luồng khí màu da cam, giao lƣu, chia sẻ đƣợc với nó nhƣ là một cách thỏa mãn những

đòi hỏi của vô thức. Sự thỏa mãn bằng ảo giác này là một trong những dấu

hiệu của chứng nhiễu tâm, là những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tƣởng mà phân tâm học đã nghiên cứu.

Những hành vi nhiễu tâm ở nhân vật bác sĩ Cần còn thể hiện rõ nét qua những bƣớc chân vô định, đi mà không hiểu tại sao mình đi, hành động mà không hiểu tại sao mình hành động, mọi thứ đều trở nên kỳ quặc, khó hiểu mà ngay cả bản thân ông cũng không giải thích đƣợc: “Ta chui vào cái ống tối om này ƣ. Ta chui vào để làm gì. Có việc gì mà chui vào cơ chứ”. Nghĩ nhƣ thế, nhƣng rồi “bỗng dƣng nhƣ có ai đẩy vào lƣng. Bác sĩ Cần cúi đầu chui vào cái ống nhà tối đen ƣớt nhoen nhoét đó” [6, tr. 26]. Ông không hiểu tại sao mình lại hành động nhƣ vậy: “Ai xui ông vào ngôi nhà hun hút đeo biển số 9 này. Ai xui ông mở mồm hỏi thăm nhà chị Hội” [6, tr. 27]. Luồng khí màu da cam xui ông, linh hồn ngƣời chết xui ông, hay chính cái ham muốn đƣợc làm sáng tỏ những hiện tƣợng kỳ quặc, phi lý luôn ám ảnh, dày vò ông. Không dƣới một lần bác sĩ Cần bƣớc đi nhƣ ngƣời mộng du khi nghe tiếng

kèn đám ma í e ò e nhƣ lời than thở chỉ để gọi riêng ông: “Thế rồi cứ nhƣ ngƣời bị ma ám bác sĩ Cần từ từ đứng lên từ từ xách cái va ly cũ rích lên và cũng từ từ bƣớc thấp bƣớc cao tiến ra phía cửa toa, ... lặng lẽ cum cúm đi về phía có tiếng kèn đang ỉ eo rên rỉ nhƣ tiếng mèo hen” [6, tr.77]. Bến đỗ mà ông dự định sẽ xuống là ga cuối cùng của chuyến tàu này, thế nhƣng tiếng kèn nỉ non của một đám ma nào đó nhƣ có sức hút ma quái, mồi chài, lôi kéo bƣớc chân ông tìm đến mà chính ông cũng không cƣỡng lại đƣợc. Đó là hành vi sai lạc. Nhân vật An Mi trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng cũng đã có hành vi nhiễu tâm nhƣ thế khi mua vé tàu đến cái nơi cậu bé Marcus đang sống trong khi ý thức luôn cho rằng cô không quan tâm đến câu chuyện của ngƣời trực đêm trẻ ở khách sạn. Ngay cả bản thân cô cũng ngạc nhiên vì hành động này (Và khi tro bụi).

Với những hành vi sai lạc trong đời sống con ngƣời, Freud đã lí giải, cắt nghĩa: Con ngƣời luôn bị ràng buộc bởi những quy chuẩn đạo đức mà chính họ đã đề ra. Đó là nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn giữa ham muốn mãnh liệt với giới hạn hành vi có thể thực hiện trên thực tế. Mâu thuẫn này là thƣờng trực nên con ngƣời luôn phải đấu tranh nội tâm để dung hòa chúng sao cho vừa có thể thỏa mãn những ham muốn một cách hợp lý vừa không vi phạm những chuẩn tắc đạo đức, tức là phải tạo ra sự cân bằng về mặt tâm lý. Song không phải lúc nào sự cân bằng đó cũng đƣợc đảm bảo. Từ đó nảy sinh những hành vi mà ngay cả bản thân ngƣời thực hiện nó cũng không hề hay biết. Với bác sĩ Cần, thói quen chăng, thói quen của một ngƣời hơn hai mƣơi năm làm bạn với xác chết, hơn hai mƣơi năm “chăm sóc, sửa soạn” cho các xác chết hay còn một lý do nào khác. Phải chăng trong sâu thẳm tâm hồn mình, bác sĩ Cần nhận ra rằng con ngƣời dù chết đi, thoát khỏi cái thân xác phàm tục kia rồi thì linh hồn của họ vẫn cần sự chia sẻ, giúp đỡ để có thể thanh thản siêu thoát, hay chính bản thân ông cũng đang cần lắm sự chia sẻ ấy

và đây là cơ hội để ông thỏa mãn những ham muốn đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là lí do để hiểu vì sao xuyên suốt tiểu thuyết Ngày hoàng đạo, ngƣời

đọc bắt gặp một hành động kỳ quặc lặp đi lặp lại của bác sĩ Trƣơng Vĩnh Cần, đó là ông thƣờng bỏ chạy một cách khiếp sợ, bỏ chạy chẳng vì lý do gì, cũng chẳng hiểu vì sao: “bác sĩ Cần rú lên hãi hùng quay mình lao vọt ra sân cắm đầu cắm cổ lao chạy thục mạng nhƣ bị ma đuổi...Bác sĩ Cần chỉ còn biết chạy chạy và chạy...” [6, tr.157]. Ông cũng không biết đó là lần thứ mấy rồi ông lặp lại cái hành động bỏ chạy khiếp nhƣợc, hoảng loạn đến nhƣ thế để rồi mỗi khi nhớ lại, bác sĩ Cần ân hận xấu hổ lắm nhƣng ông không hiểu vì sao mình lại cƣ xử nhƣ vậy. Tại sao? Có phải đúng nhƣ ông giải thích “đó là một trong bảy triệu chứng bệnh lý của ngƣời mắc bệnh tâm thần phân lập thể hoang tƣởng dị mộng và tự dƣng đôi khi cảm thấy vô cùng hổ thẹn cắm đầu bỏ chạy y nhƣ một thằng ăn trộm ăn cắp khốn nạn” [6, tr.419].

Con ngƣời luôn lầm tƣởng rằng mình có thể làm chủ đƣợc bản thân, tự hƣớng dẫn và điều khiển đƣợc chính mình, nhƣng rồi rốt cuộc, vẫn bị bàn tay vô hình nào đó điều khiển trở lại. Bàn tay vô hình đó, theo S.Freud, là vô thức, chính vô thức điều khiển toàn bộ hoạt động có ý thức của con ngƣời mà con ngƣời có thể không hay biết. Freud khẳng định: “Hành vi con ngƣời do vô thức mà thành”. Nhƣ vậy cái hành động chạy trốn của bác sĩ Cần là do vô thức điều khiển. Cứ nghĩ những tổn thƣơng tinh thần trong quá khứ sẽ mất đi theo thời gian, bởi thời gian là “liều thuốc tốt nhất” để con ngƣời quên đi nỗi đau, quên đi những sầu muộn. Nhƣng thực tế những ám ảnh ấy không hề mất đi, nó đƣợc giấu kín trong vùng vô thức; đến lúc tƣởng rằng đã quên hẳn rồi thì nó lại trỗi dậy khi gặp thời cơ thuận lợi khiến cho con ngƣời có những hành động mà ngay chính bản thân họ cũng không giải thích đƣợc. Cái quá khứ đau đớn, tủi nhục của bác sĩ Cần cứ đeo đuổi, bám riết lấy ông, dù ông đã cố rũ bỏ, cố chạy trốn thì nó vẫn cứ dai dẳng tồn tại trong tâm hồn ông, kể cả

những lúc mất trí nhớ thì cái vô thức ấy cũng không hề mất đi, nó âm thầm điều khiển hành vi của ông. Vì vậy hành động chạy trốn của bác sĩ Cần là một hành động vô thức, ông chạy trốn nỗi sợ hãi ám ảnh trong quá khứ hay ông chạy trốn chính bản thân mình, chạy trốn cái vô thức đang từng ngày, từng giờ đợi thời cơ để len lỏi vào ý thức, dày vò tâm hồn ông.

Còn ở nhân vật Zê (Online...ba lô): “Tại sao lại cứ lên rừng. Không biết. Có một tiếng gọi xa xăm nào đó thôi thúc ta (Zê). Ban ngày thì tiếng gọi đó

Một phần của tài liệu (Trang 33)