Nhân vật mặc cảm

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 66)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Nhân vật mặc cảm

Mặc cảm là những trạng thái tâm lí xuất hiện khi những mâu thuẫn nội tâm không đƣợc giải quyết, khi những nhu cầu bản năng không đƣợc thoả mãn. Đây là một trong những biểu hiện của đời sống tinh thần con ngƣời đƣợc phân tâm học khai sáng.

Nằm trong hệ thống đa diện của những phức cảm trong phân tâm học, nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính đƣợc soi chiếu từ bên trong với

những giằng xé nội tâm làm nảy sinh mặc cảm. Trong đó nổi bật lên với mặc cảm Oedipe, mặc cảm hoạn và mặc cảm phạm tội.

Mặc cảm Oedipe

Bắt nguồn từ một huyền thoại về nhà vua Hi Lạp - Oedipe, bị số phận bắt buộc phải giết cha và lấy mẹ. Hối hận, dằn vặt về tội lỗi của mình, Oedipe đã tự trừng phạt bằng cách chọc mù đôi mắt. Dựa vào vở kịch, nhà phân tâm học cho rằng: việc phạm những tội loạn luân nhƣ vậy đã và đang tồn tại trong cuộc sống của chúng ta cho dù chúng ta có cật lực phản đối đến đâu đi chăng nữa. Cái cảm giác lo sợ phạm tội loạn luân ấy của con ngƣời đƣợc phân tâm

học gọi là Mặc cảm Oedipe.

Nhiều nhà văn đƣơng đại đã vận dụng phức cảm Oedipe trong sáng tác

thông qua hình tƣợng nhân vật với những dạng thức, biểu hiện khác nhau.

Mặc cảm Oedipe chi phối tâm trạng, hành vi nhân vật trong tiểu thuyết Kafka

bên bờ biển (Murakami). Mặc cảm Oedipe đƣợc Đoàn Minh Phƣợng thể hiện sâu sắc qua nhân vật ngƣời cha, kể cả An Mi trong Và khi tro bụi. Trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tƣ, phức cảm này cũng để

lại ấn tƣợng đậm nét (Cánh đồng bất tận, Sông…).

Khảo sát tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, ta thấy mặc cảm Oedipe (hiểu theo mức độ khái quát là mặc cảm loạn luân) thể hiện rõ nét qua mối quan hệ cô - cháu, già - trẻ giữa nhân vật Tuấn và bà Phạm Thị Nhàn, qua hành động loạn luân giữa bà với đứa cháu ruột. Phân tâm học khẳng định, đó là một bi kịch của con ngƣời. Lấy chồng năm 24 tuổi, ở với chồng đƣợc 7 ngày, chung đụng với nhau đƣợc đúng 3 đêm thì chồng hi sinh ở chiến trƣờng. Suốt hơn 10 năm bà “hoàn toàn ngô ngọng” chuyện ân ái xác thịt. Nhƣng điều đó không có nghĩa bản năng tính dục không tồn tại trong bà, chỉ là cái tôi ý thức trong bà không cho phép những ham muốn đó trỗi dậy, dồn ép nó vào vùng

bởi chính cái tôi ý thức ấy. Lý giải về hành động của bà Nhàn, theo phân tâm học, ngay lúc bà quyết định đƣa Tuấn về ở chung nhà với mình thì trong bà đã xuất hiện ý tƣởng loạn luân, xuất hiện cái hy vọng đƣợc “gần gũi” với cháu

mình - một ngƣời đàn ông. Nhƣng cái tôi của bà ý thức đƣợc rằng đó là một

tội lỗi không thể tha thứ nên tìm mọi cách gạt bỏ cái ý nghĩ đó, “cố tình” không nhận ra sự xuất hiện của nó, thậm chí bà tự bào chữa: “Tôi tự bảo mình phải có trách nhiệm nuôi dƣỡng chăm nom động viên cháu của mình…Tôi chỉ nghĩ nhƣ vậy thôi và dứt khoát chỉ nghĩ nhƣ vậy thôi” [6, tr.99]. Thế nhƣng cái ý tƣởng loạn luân không bị triệt tiêu mà lui vào trong vô thức, lúc này con ngƣời rơi vào tình trạng áy náy, lo sợ phạm tội. Theo Freud, đó chính là một trạng thái tâm lý rất đáng quan tâm. Một mặt luôn khẳng định mình không bao giờ có ý tƣởng đó nhƣng lại vẫn lo lắng cho sự phạm tội của mình sẽ xảy ra vào một lúc nào đó không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Con ngƣời luôn sống trong tình trạng tâm lý có một sự dằng co, đấu tranh giữa hai khuynh hƣớng: phạm tội và chống lại sự phạm tội đó. Trạng thái tâm lý này phân tâm học gọi

là mặc cảm Oedipe (đối với phụ nữ thì gọi là Electra), mà bà Nhàn chính là

một ví dụ. Sự đấu tranh giữa cái ấy và cái tôi đƣợc đẩy đến đỉnh điểm khi cánh cửa phòng tắm “đổ bẹt ra ngoài”: “Tuấn nhìn chằm chằm vào tôi mặc dầu đúng ra cháu phải cụp mắt xuống hoặc là giả vờ ngoảnh đi chỗ khác.… Đáng lẽ lúc đó tôi phải ngồi xuống lấy hai tay che vội hai đầu vú…Đúng ra thì ngay sau buổi sáng ấy tôi và cháu tôi phải rời xa nhau ngay…Nhƣng tôi đã không làm nhƣ vậy” [6, tr.100]. Trong khi cái tôi bảo rằng đáng lẽ phải thế này, đúng ra phải thế kia nhƣng hành động của bà thì hoàn toàn ngƣợc lại. Cái gì sai khiến bà, định hƣớng cho những hành vi mà sau này bà mới nhận ra “là một sai lầm một sự ngu xuẩn mà tôi không thể nào hiểu nổi” [6, tr.100]. Theo phân tâm học, trong trƣờng hợp này, Cái ấy đã chiếm ƣu thế, lấn át Cái tôi

mãn. Cái gọi là mặc cảm Oedipe/Electra khiến bà Nhàn vô cùng hối hận: “Nếu có thể tự bắn vào đầu đƣợc thì tôi đã bắn rồi” [6, tr.108]. Về phía Tuấn, sự bỏ đi của chàng trai chứng tỏ mặc cảm Oedipe đang dày vò, bởi Tuấn biết

rằng anh không thể đối mặt với bà Nhàn khi ý thức đã trở lại. Cái hành động

loạn luân do vô thức điều khiển không bao giờ đƣợc ý thức chấp nhận, vì thế, Tuấn chạy trốn bà Nhàn, chạy trốn chính bản thân mình cũng là chạy trốn sự phán xét gay gắt của ý thức đối với hành động của vô thức.

Từ nội dung bi kịch cổ đại, Freud đã cực đoan khi xem mặc cảm Oedipe là hành vi vốn có ở mọi con ngƣời, có từ thuở ấu thơ. Tuy vậy, mặc cảm Oedipe là do cuộc sống sinh ra từ bao đời nay, phân tâm học chỉ đặt cho nó một cái tên và một tính cách hợp đạo lý: thừa nhận nó, khắc phục nó để giải thoát cho con ngƣời khỏi tình trạng bệnh hoạn. Đó chính là mục tiêu cao nhất của phân tâm học và cũng là mong muốn của Nguyễn Đình Chính khi xây dựng hình tƣợng nhân vật mang phức cảm này.

Mặc cảm hoạn

Nằm trong hệ thống đa diện của những phức cảm, ta thấy nhân vật trong

tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính nổi bật lên với mặc cảm tàn phế. Chiến tranh

đi qua nhƣng di họa của nó vẫn còn đó. Trong Ngày hoàng đạo, Tuấn - chàng

trai đầy nhiệt huyết, sẵn sàng từ bỏ cơ hội đƣợc đi học nƣớc ngoài, tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ. Nhƣng khi trở về từ chiến trƣờng thì chàng trai ấy mang đầy mặc cảm bởi thân hình tàn tật: hai chân cụt gần tới bẹn. Tuấn phải từ bỏ mối tình đầu một cách đau đớn bởi anh biết rằng, sự khiếm khuyết thân thể của anh là một rào cản không thể vƣợt qua cả với anh và cô bé Phƣơng. Ngay cả việc tập đi bằng hai cái ghế con cũng khiến anh cảm thấy bị xúc phạm, “ngƣời chứ có phải cóc đâu”. Chính cái mặc cảm tàn phế này đã khiến Tuấn ngày càng trở nên lầm lì, vô cảm: “Suốt ngày nó chỉ câm lặng nhìn ra vƣờn. Nó ngồi nhƣ một tảng đá từ sáng đến chiều. Từ ngày này qua ngày

khác…Nhiều khi tôi cảm thấy nó không còn thở nữa. Nó đã chết ngồi” [6, tr.92]. Hình tƣợng nhân vật Tuấn làm chúng ta liên tƣởng tới nhân vật cậu Út trong Thế giới xô lệch của Bích Ngân. Cũng trở về sau chiến tranh với sự khiếm khuyết của cơ thể, cũng mất hai chân từ khớp háng, Út mặc cảm với thân phận tàn phế của mình: “…Cái diện mạo của một kẻ mất hết hai chân, mất từ khớp háng thì dù có tắm gội, cạo rửa, tẩm hƣơng, tỉa tót chỉn chu vẫn không che giấu đƣợc khối tật nguyền mà sự đau đớn không ngừng hiện diện” [31, tr.92]. Nhƣ vậy mới thấy, những chàng lính tinh nhuệ, ƣu tú trong chiến tranh bao nhiêu thì khi bƣớc ra sau chiến tranh lại mang nặng mặc cảm bấy nhiêu. Chính sự đối lập giữa quá khứ lành lặn, mạnh mẽ với hiện tại đau ốm, hỏng hóc đã làm phát sinh mặc cảm tàn phế trong họ.

Khác với Tuấn, Mùi cá ngạnh - “một thằng lính chiến lọc lõi già dặn” trở về với thân thể lành lặn, khỏe mạnh, lấy vợ, sinh con. Cứ tƣởng hạnh phúc đang mỉm cƣời với cái gia đình nhỏ bé ấy nhƣng mọi thứ vỡ òa khi đứa con chào đời mang hình thù nửa ngƣời nửa sứa bể. Lúc này anh mới biết trong ngƣời anh đang chứa “cái thứ bột màu hồng hồng vừa hôi vừa tanh lại vừa hắc vẫn đƣợc tƣới nhƣ mƣa từ trên trời xuống” [6, tr.178]. Vâng, đó là chất độc màu da cam, một di họa chiến tranh vô cùng đau đớn, tàn phá không chỉ một thế hệ mà còn hủy hoại biết bao sinh linh bé bỏng vô tội. Mang trong mình mặc cảm tàn phế, không thể cho vợ một đứa con lành lặn nhƣ những ngƣời đàn ông khác, Mùi cá ngạnh đau đớn chấp nhận và sẵn sàng tha thứ cho vợ khi bị vợ phản bội: “Mùi cá ngạnh ôm chặt vợ. Tim anh đau xé…Nƣớc mắt anh thuyền trƣởng ứa ra: “Thì tôi đã bảo nhiều lần là nhà phải đi kiếm lấy một đứa con cơ mà. Tôi có trách mỏ nóng giận gì đâu mà nhà phải chạy trốn tôi” [7, tr.159- 160]. Thế nhƣng, khi vợ sinh đƣợc đứa con trai lành lặn, nhìn thấy những giọt nƣớc mắt vừa hạnh phúc vừa tủi hổ của vợ, “anh thuyền trƣởng định an ủi vợ vài lời nhƣ nhà nín đi sao lại khóc thế con nào mà chẳng là con nhƣng cổ Mùi

cá ngạnh nghẹn lại cay xè nhƣ vừa nuốt vã một bát nƣớc ớt nƣớc mắt anh tháo ra nhƣ nƣớc cống…” [6, tr.161]. Có một sự uất nghẹn, xót xa không thể diễn tả bằng lời. Phải chăng, khi thể hiện những mặc cảm tàn phế của ngƣời lính, nhà văn một lần nữa muốn khẳng định sự tàn khốc của chiến tranh, khẳng định quyền đƣợc sống, quyền đƣợc hạnh phúc của con ngƣời.

Không dừng lại ở sự hỏng hóc của thân thể, nhân vật trong tiểu thuyết

Nguyễn Đình Chính còn mang mặc cảm tàn phế của một con đực bất lực

phân tâm học gọi là mặc cảm hoạn (Freud).Tiểu thuyết Online…ba lô chủ yếu viết về cuộc sống miền núi; trong những mạch văn bản đan xen; số phận ngƣời lính sau chiến tranh đƣợc nhà văn đề cập qua góc nhìn bản năng. Kiểu nhân vật chấn thƣơng xuất hiện trong tiểu thuyết không nhiều nhƣng gây ấn tƣợng sâu sắc và đậm chất nhân bản. Anh thƣơng binh Bàn Kỳ Páo bị mảnh cối ”chém đứt phăng bộ đồ nghề. Cụt chim” [8, tr.45]. Những ham muốn, khát khao đƣợc làm một con đực đúng nghĩa không bao giờ đƣợc thỏa mãn trên thực tế, vì vậy, Bàn Kỳ Páo luôn có những giấc mơ ân ái, hoan lạc với hầu hết những ngƣời phụ nữ anh nhìn thấy lúc tỉnh. Cũng đã “liều chết” lấy vợ nhƣng rồi khi bị vợ phát hiện thì “sợ quá chạy vọt ra khỏi nhà rúc vào bụi sắn ngồi thu lu nhƣ thằng ăn trộm” [8, tr.100]. Hãy nghe những lời tâm sự của ngƣời trong cuộc: “Cụt bòi khổ thế đấy cậu a…Có bòi sung sƣớng không thể thông cảm nỗi buồn của thằng cụt bòi đâu” [8, tr.103]. Mặc cảm này trở nên nhức nhối và vô cùng cay đắng đối với bác sĩ Cần, một ngƣời đàn ông bị liệt dƣơng ở tuổi 45: “Ông khóc mà không có tiếng nấc và không chảy nƣớc mắt. Hay nói đúng hơn là tiếng nấc và tiếng nƣớc mắt đang nghẹn ngào chảy ngƣợc vào tim ông…Ông khóc vì sự bất lực cay đắng nhục nhã của ông” [6, tr.16-17].

Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để ngƣời đọc thấm thía, cảm thông cho cái mặc

Mặc cảm phạm tội

Vì một lý do nào đó, con ngƣời luôn cảm thấy dằn vặt, ray rứt, luôn phải đối mặt với sự phán xét của tòa án lƣơng tâm. Phức cảm này phân tâm học gọi là mặc cảm phạm tội, là sự cắn rứt trong tâm lý con ngƣời. Nó diễn ra nhƣ thể con ngƣời tự tấn công mình bởi vì nó đã thất vọng về chính mình sau một thái độ bị Cái siêu tôi (superego) phán xét.

Trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại, đặc biệt là tiểu thuyết viết về chiến tranh, một số nhà văn đã khắc họa thành công hình tƣợng nhân vật

mang mặc cảm phạm tội, nhƣ nhân vật Kiên trong tiểu thuyết của Bảo Ninh.

Kiên luôn sống trong dằn vặt, ám ảnh bởi những cái chết của đồng đội mà anh nghĩ rằng anh cũng có một phần trách nhiệm. Đó là cái chết của Can, của Hòa, rồi đến Từ, Oanh, Cừ và nhiều đồng đội khác nữa, hình ảnh những con ngƣời ấy cứ trở đi trở lại trong tâm trí và trong những giấc mơ của Kiên hết lần này đến lần khác khiến anh có cảm giác lúc nào cũng nhƣ đang đối mặt với tòa án lƣơng tâm của chính mình (Nỗi buồn chiến tranh). Hay đại úy Quân (ông Trọc) trong tiểu thuyết của Võ Thị Xuân Hà đã dùng quyền lực để chiếm đoạt Tƣ Nam, ngƣời con gái gã yêu từ bé, chia cắt tình yêu, cuộc sống và mái ấm gia đình của Tƣ Nam…để rồi sau ngày hòa bình, gã không thể nào “nhấc chân ra khỏi miệng hố chiến tranh”, gã cứ phải sống trong mặc cảm tội

lỗi, mặc cảm mình là một kẻ khuyết tật về tâm hồn (Trong nước giá lạnh).

Cũng nằm trong motif ấy nhƣng kiểu nhân vật với mặc cảm phạm tội trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính phong phú hơn, đậm đặc hơn và gần gũi hơn khi tác giả khai thác nó ở nhiều dạng thức, nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hiện đại, nơi mà con ngƣời chỉ là một trò đùa của tạo hóa.

Kể từ khi bị kỷ luật vì tội hủ hóa, bác sĩ Cần không thể nào sống nhƣ một ngƣời bình thƣờng đƣợc, ông luôn “mang nặng trên lƣng nỗi ám ảnh ân hận xấu hổ xót xa của một kẻ tội đồ đang tự trừng phạt mình” [6, tr.73]. Mặc cảm

phạm tội dƣờng nhƣ đã ăn sâu vào vô thức ông bác sĩ đến nỗi ông rất sợ công an và thƣờng “bỏ chạy nhƣ ma đuổi” mà không biết tại sao. Thậm chí “mỗi khi tiếp xúc đối thoại với một đại biểu nào của cái cộng đồng trí thức”, tâm trạng ông bác sĩ “đầy mặc cảm lúng túng ngƣợng nghịu pha chút sợ sệt ghen tị xấu hổ” [6, tr.132]. Và nữa, cái tai nạn ở Ga Thuận Thiên cũng khiến ông nghĩ rằng chính ông đã cƣớp đi 7 mạng sống mơn mởn tƣơi non của 7 cô gái xinh đẹp, cái ý nghĩ đó giày vò ông và “ông có tâm trạng nhƣ một kẻ trốn tù” [6, tr.122].

Cũng mang mặc cảm phạm tội nhƣ bác sĩ Cần, ông Từ họ Đỗ, một dũng sĩ diệt Mỹ từng đƣợc thƣởng huân chƣơng chiến công, cho đến lúc chết vẫn không thể thoát khỏi mặc cảm tội lỗi luôn dày vò, dằn vặt lƣơng tâm ông. Cái chết của ngƣời đàn ông có tên A Rá ấy chỉ là một tai nạn, thế nhƣng cảm giác mình là kẻ có tội vẫn cứ bám riết lấy ông, không để ông đƣợc sống thanh thản. Đúng nhƣ lời một đồng đội đã nói với ông trƣớc lúc chết: “Sống mà bị lƣơng tâm dày vò thì cũng đến tàn đời” [6, tr.264]. Hành động “nằng nặc đòi ra giữ chân ông từ coi sóc đền Thánh mẫu” cũng chỉ với hy vọng chuộc lại lỗi lầm của mình trong quá khứ, để tâm hồn đƣợc bình yên. Nhƣng “đúng là sống để dạ tƣởng rằng chết mang đi. Ấy vậy mà chết cũng không mang đi đƣợc. Khổ thân tôi quá. Khổ thân tôi quá” [6, tr.262].

E. Fromm, nhà phân tâm học, nhà tâm lý học xã hội ngƣời Đức, quan niệm: “Vấn đề tội lỗi đóng vai trò không kém quan trọng trong đƣờng lối phân tâm học cũng nhƣ trong tôn giáo” [43, tr.304]. Nghiên cứu phân tâm học và tôn giáo, E. Fromm đã lí giải mặc cảm tội lỗi nảy sinh giữa tôn giáo và những ham muốn bản năng: “Tội lỗi cốt yếu không phải là tội lỗi với Thƣợng đế mà là tội lỗi đối với chính chúng ta” [43, tr.302]. Trong Ngày hoàng đạo,

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 66)