Kết cấu liên văn bản

Một phần của tài liệu (Trang 76 - 80)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Kết cấu liên văn bản

Liên văn bản (tiếng Pháp: Intertextualité; Anh: Intertextuality) là một thuật ngữ cơ bản trong việc phân tích tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại. Nó không chỉ đƣợc dùng nhƣ một phƣơng tiện phân tích văn bản văn học mà còn để xác định cảm quan về thế giới và bản thân con ngƣời đƣơng đại, đó là cảm quan hậu hiện đại. Một mặt, liên văn bản được hiểu như một thủ pháp văn học xác định (trích

dẫn, ám chỉ, bình giải, nhại, bắt chƣớc, vay mƣợn). Mặt khác, liên văn bản còn được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn bản (“bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản”, R. Barthes) [35]. Chính vì vậy, khi xếp chồng lên nhau các văn bản, cho phép ngƣời nghiên cứu tìm thấy những mã văn bản: mã văn hóa, mã lịch sử, mã diễn ngôn… mà trung tâm của nó là mã của hình tƣợng văn học.

Với cách hiểu nhƣ trên, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính chứa đựng trong nó những mã lịch sử, mã văn hóa, mã diễn ngôn của nhiều thời đại. Tác giả là ngƣời xây dựng nên văn bản bằng cách khai thác các “mảnh vỡ” của những “tiền văn bản”. Các “tiền văn bản” này có thể là các giá trị văn hóa tâm linh, tôn giáo, cũng có thể là những câu chuyện huyền bí, kì ảo đƣợc lƣu giữ trong kí ức dân gian; các sáng tác văn học nghệ thuật (truyền thống và hiện đại)... Từ đó tạo nên lối kết cấu liên văn bản khá đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Đình Chính.

Trong không khí hiện đại/hậu hiện đại, chƣa bao giờ sự đòi hỏi khả năng nắm bắt hằng số lịch sử, văn hóa trên tinh thần dân tộc, nhân bản lại trở nên ráo riết với ngƣời cầm bút nhƣ vậy. Sự kêu gọi trở về với văn hóa bản địa, tín ngƣỡng truyền thống, hòa cùng không gian thiên nhiên hoang dã luôn thƣờng trực trong bề sâu cấu trúc tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính. Cùng với tôn giáo (đạo Phật, đạo Thiên Chúa), tín ngƣỡng dân gian (tín ngƣỡng phồn thực, lễ bỏ mả…) cũng đƣợc tác giả tái hiện một cách sinh động và độc đáo. Sinh động bởi lẽ tác phẩm đã lột tả hết tinh thần và đời sống tâm linh ngƣời Việt đƣợc gửi gắm trong tập tục, tín ngƣỡng, và độc đáo do nhà văn đã không nhìn ở một chiều thuận mà luôn đặt vấn đề trong cái nhìn “giải thiêng”, đối thoại, nhận thức và diễn giải lại.

Theo Bakhtine, tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang biến chuyển và còn chƣa định hình. Từ trong tiềm năng thể loại, đó là một thể loại tự do, có khả năng tổng hợp, dung nạp những phong cách nghệ thuật của các văn bản thể

loại khác. Đây chính là cơ sở của tính liên văn bản về thể loại và loại hình nghệ thuật. Trong Ngày hoàng đạo, chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ bền chặt với các thể loại truyền kỳ, truyện ký, liêu trai vốn là những thể loại rất thịnh hành trong văn học trung đại. Tác giả đã sử dụng linh hoạt những đặc tính của các thể loại nhằm tạo nên không khí ma quái, hƣ ảo vây quanh

nhân vật. Đọc Online… ba lô, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra sự tƣơng tác, xếp

chồng trong một văn bản nhiều văn bản thể loại, loại hình nghệ thuật và phi nghệ thuật. Nhà văn đã có những thể nghiệm độc đáo khi đƣa vào cấu trúc tiểu thuyết thể loại kịch bằng những lƣợt đối thoại ngắn, liên tục, vắng chủ thể cũng nhƣ tính từ chỉ cảm xúc. Nhờ vậy mạch truyện diễn biến khá nhanh; tính cách, tâm trạng, xung đột nội tâm của nhân vật cũng từ đó mà hiện lên một cách rõ nét. Ngoài ra, nhà văn còn đan cài trong tác phẩm của mình hình thức thƣ tín (Lá thư thứ nhất (không dấu); Lá thư thứ hai (vẫn không dấu); Lá thư thứ ba (có dấu); văn bản báo chí (bài phỏng vấn ZT - ZăngThọ). Sự kết hợp nhiều phong cách diễn ngôn này tạo nên tính đa thanh trong giọng điệu; tiểu thuyết hiện diện nhƣ một bản giao hƣởng nhiều bè phối, nhiều nhịp điệu.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận dấu ấn của Kafka (cái phi lí), đặc biệt là Marquez (cái hiện thực huyền ảo) trong quá trình xây dựng nhân vật, tổ chức không gian, tạo dựng chủ đề, tƣ tƣởng cho tác phẩm. Hình ảnh cái xóm núi chết chìm nghỉm dƣới đáy hồ trên đảo khỉ vàng gợi nhớ đến truyện ngắn

Biển của thời đã mất của Marquez. Để thể hiện cho chủ đề “đánh mất thiên đƣờng trên mặt đất”, Marquez đã tái tạo cuộc sống khô cằn xác xơ của các ngôi nhà bên bờ biển và ngôi nhà trồng đầy hoa hồng ngát hƣơng dƣới đáy

đại dƣơng. Còn trong Ngày hoàng đạo, Nguyễn Đình Chính đã miêu tả hình

ảnh ngôi làng của bà Mẫn trƣớc và sau khi bị chìm sâu dƣới đáy hồ. Trƣớc đó ngôi làng “trông thích mắt lắm, suốt ngày đêm nó cứ miên man sột soạt động đậy ngả nghiêng”, còn khi bị chìm thì nó “im phăng phắc chết cứng nhƣ hóa

đá bí ẩn lạnh lẽo và buồn đến nao lòng buồn đến nỗi không thể cúi nhìn mãi đƣợc” [7, tr.256]. Với cách miêu tả đó, nhà văn đã thể hiện sự nuối tiếc về một thời quá vãng, những giá trị đã vĩnh viễn biến mất bởi sự vô cảm của con ngƣời và sự xâm lấn, ngự trị của cuộc sống văn minh, đô thị thời kĩ trị.

Dấu ấn của Marquez càng đậm nét hơn trong tiểu thuyết Online… ba lô.

Nếu nhƣ liên văn bản Ngày hoàng đạo với Biển của thời đã mất tạo sự liên

tƣởng, nối kết đồng thuận về chủ đề huyền thoại, thì trong Online… ba lô, sự xuất hiện của tiểu thuyết Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi lại thể hiện cái nhìn giễu nhại, phi huyền thoại hóa. Văn bản của Marquez mở đầu và khép lại câu chuyện, đan xen rải rác trong văn bản của Nguyễn Đình Chính, mở ra nhiều hàm nghĩa của một cuốn tiểu thuyết ngắn. Ngay từ chƣơng mở đầu, Nguyễn Đình Chính đã đối thoại với tƣ tƣởng nhân văn đƣợc Marquez thể hiện trong tiểu thuyết của mình bằng lối hài hƣớc đen: “Hôm nay đọc Mác Kẹt. Không thể nhớ nổi. Cái gì buồn buồn với cô gái điếm nhỉ. Chính xác.

Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi. Tiểu thuyết in hàng triệu bản. Một con đĩ non 15 tuổi và một ông già hơn 80 tuổi” [8, tr.7]. Vay mƣợn văn bản, Nguyễn Đình Chính đã giễu nhại, thể hiện cái nhìn chua chát, sâu sắc về những phận ngƣời.

Kết cấu là một trong những phạm trù sống còn trong việc tổ chức văn bản tự sự. Sự biến chuyển của tƣ duy thể loại, phong cách thời đại, cá tính sáng tạo của nhà văn đều đƣợc thể hiện sinh động qua việc kiến tạo kết cấu cho tác phẩm. Những cách tân, đổi mới nghệ thuật bao giờ cũng đƣợc quy chiếu bởi trục kết cấu. Mỗi tác phẩm văn học là một trò chơi kết cấu, đƣợc thăng hoa cùng nỗ lực “vƣợt thoát”, làm mới, làm khác của ngƣời cầm bút. Thông qua trò chơi ấy, Nguyễn Đình Chính muốn biểu đạt tinh thần dân chủ, sự khai phóng ý tƣởng bằng ngôn ngữ trong tinh thần hiện đại/hậu hiện đại.

Một phần của tài liệu (Trang 76 - 80)