Biểu tƣợng cái chết

Một phần của tài liệu (Trang 93 - 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Biểu tƣợng cái chết

con ngƣời, đồng thời cũng là quy luật tất yếu của đời ngƣời. Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính xuất hiện nhiều hình ảnh gắn với biểu tƣợng cái chết: xác chết, hồn ma, ngôi mộ… Những hình ảnh này có nguồn gốc sâu xa trong nghi lễ tôn giáo, tín ngƣỡng dân gian bản địa ngƣời Việt. Cũng theo tín ngƣỡng phƣơng Đông, “hồn mang tính chất nhị nguyên, đƣợc cấu tạo bởi hai yếu tố: Quỷ và Thần. Quỷ là hồn nặng nề nhất, nó bị trĩu nặng bởi những dục vọng của ngƣời sống; nó ở lại bên cạnh mộ và lẩn khuất ở những nơi quen thuộc…Thần là anh linh, là cái phần thần thánh có ở trong con ngƣời” [5, tr.450].

Bảng 3.1. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của hình ảnh hồn, mộ, xác trong Ngày hoàng đạo

Hình ảnh Tần số xuất hiện (lần)

Hồn

(linh hồn, hồn ma, hồn vía…) 66

Mộ

(ngôi mộ, mồ mả, nấm mồ, nhà mồ...) 146

Xác

(xác chết, xác ngƣời, nhà xác…) 154

Trong Ngày hoàng đạo, hồn xuất hiện khá nhiều, gắn với khả năng kì lạ của bác sĩ Cần: có thể nhìn thấy và chuyện trò với những hồn ma. Trong trạng thái u mê, nửa điên nửa tỉnh của căn bệnh tâm thần phân lập, bác sĩ Cần đã nhìn thấy hồn ngƣời chết qua những luồng khí đặc quánh, nhiều màu sắc (màu da cam, màu xám ngoét, màu đen sì, màu bạc thếch), mùi vị (tanh tƣởi - hồn ma Thạch gà gáy, thối khắm - hồn ma y sĩ Sự), và đặc biệt qua tính cách (“đầy vẻ kiêu ngạo lạnh lùng suy tƣ” - hồn ma giáo sƣ Bùi Thành Công, “sôi sục lồng lộn nhƣ một con ác thú đang bị nhốt trong chuồng cọp” - hồn ma Thạch gà gáy).

niệm có thể hiểu theo nhiều cách. Theo Jung, nó “ứng với một trạng thái tâm cần phải đƣợc dành cho một sự độc lập nhất định trong khuôn khổ của ý thức… Tâm hồn không trùng hợp với tổng thể những chức năng tâm lý. (Nó

thể hiện) một quan hệ với cái vô thức và cũng… một sự nhân cách hóa những

nội dung của cái vô thức… Những quan niệm dân tộc học và tâm hồn cho

thấy rằng nó ban đầu là một nội hàm thuộc về cá nhân, nhƣng nó cũng thuộc

về thế giới của cái linh thiêng, nó là cái vô thức. Tâm hồn vì thế luôn luôn tự thân là một cái gì đó vừa trần thế vừa siêu nhiên” [5, tr.452]. Nhƣ vậy trong quan niệm của các nhà phân tâm học, hồn là một trạng thái tâm lý, gắn với cái vô thức - nhân cách hóa nội dung của cái vô thức. Khi hồn “cất lên tiếng nói”, đó là tiếng nói của vô thức, vừa trần thế bởi nó trú ngụ trong hình hài của con ngƣời thực với những câu chuyện thực, vừa siêu nhiên vì linh hồn đó chỉ hiện về khi con ngƣời đã sang thế giới bên kia, và không phải ai cũng có khả năng nhìn thấy. Nói cách khác, hồn là phần vô thức của con ngƣời đƣợc hiển lộ. Vô thức đã tìm đƣợc nơi trú ngụ của mình, để rồi khi hồn tự thú, sám hối, phân trần cũng chính là lúc vô thức của con ngƣời cất tiếng nói. Việc tạo dựng biểu tƣợng hồn ma, cùng với thủ pháp kì ảo, Nguyễn Đình Chính một lần nữa đã khai phá chiều sâu vô thức con ngƣời.

Bên cạnh linh hồn thì tần số xuất hiện của hình ảnh xác chết và ngôi mộ cũng chiếm số lƣợng lớn. Hình ảnh cái xác chết của ngƣời đàn bà đƣợc bó tròn trong chiếu thò ra ngón chân cái tím đen cứ ám ảnh nhân vật Zê (Online…ba lô), hay những cái xác đƣợc bác sĩ Cần lau chùi, khâm liệm hàng ngày, những ngôi mộ cô độc, lẻ loi của Thạch gà gáy, Y sĩ Sự, Mùi cá ngạnh, anh bộ đội Xuân, vợ cụ phó Thực (Ngày hoàng đạo), mẹ Zê, Thào Yêng (Online…ba lô) …cứ trở đi trở lại, gây ấn tƣợng về bản năng chết, gieo vào lòng ngƣời đọc cái cảm giác hữu hạn của một kiếp ngƣời.

Một phần của tài liệu (Trang 93 - 96)