KHÔNG THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu (Trang 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.KHÔNG THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

3.3.1. Không - thời gian đêm

Ám ảnh ngƣời đọc trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính là không - thời gian đêm gắn với những cơn mƣa tầm tã, không ngớt. “Đêm” vừa là không gian báo hiệu sự tăm tối, mịt mùng, gieo vào con ngƣời nỗi sợ hãi; vừa là khoảng thời gian cuối cùng trong một ngày, khoảnh khắc con ngƣời phải đối diện với chính mình để suy ngẫm, tự thú, tra vấn. “Đêm” không chỉ là không - thời gian của địa lí, tự nhiên, mà đó còn là “góc tối”, “góc khuất”, “góc không thể thấy” trong tâm hồn con ngƣời.

Ngày hoàng đạo thể hiện rất rõ ý hƣớng của nhà văn trong việc tạo dựng không - thời gian đêm. Bao phủ không gian trong tác phẩm là bóng tối. Đó không chỉ là hiện tƣợng tự nhiên; mà nó còn gợi về lằn ranh mong manh, khó phân định trong tâm hồn, nhân tính, vô thức bí ẩn của con ngƣời. Màn đêm là chứng nhân vô hình cho những biến cố và nỗi đau âm thầm của bác sĩ Cần, bởi lúc đó nó “khiến cho tâm trí và tình cảm của con ngƣời trở nên u sầu buồn bã nghi hoặc chán chƣờng tuyệt vọng” [3, tr.63]. Đêm cũng là khoảng thời gian dự báo mở ra một ngày mới, chứa đầy sự bất trắc khó lƣờng. Sau một đêm mƣa dữ dội, cả làng Lũng Bãi chìm nghỉm trong nƣớc, cuốn trôi mọi sự sống trên mặt đất, và cũng trong màn đêm ấy, bƣớc chân trốn chạy của Hà cũng trở nên sợ hãi hơn bao giờ hết bởi những mối đe dọa, rình rập, hiểm nguy: “Ban đêm đen sì chỉ thấy lố nhố đen ngòm” [6, tr.303].

Không - thời gian đêm cũng là thời điểm lý tƣởng cho những khát vọng thầm kín, trần tục, hoang dã của con ngƣời đƣợc thăng hoa. Lễ hội bỏ mả của ngƣời Gia Rai, một lễ hội có tính chất huyền bí, diễn ra trong đêm, đƣợc cộng

hƣởng bởi tiếng cồng chiêng, điệu múa, lửa và rƣợu, khiến cho ngƣời tham gia nhƣ đƣợc trở về với thời hoang sơ nguyên thủy. Trong đêm, giấc mơ dục

tính của Zê với cô gái Thổn Mừ (Online… ba lô) thể hiện khát vọng chiếm

lĩnh vẻ đẹp hoang dã nguyên sơ - tham vọng ngàn đời của con ngƣời nhằm chinh phục tự nhiên: “Đêm đó nằm mơ vác cô gái Thổn Mừ chứ không phải bó nứa chạy toán loạn trong màn sƣơng rừng lùng bùng mạng nhện” [8, tr.58]. Sau đó là những đêm tình ái mặn nồng giữa tiếng gầm thét, vật vã của rừng thiêng. Tất cả trở thành một kí ức ngọt ngào và tội lỗi, ám ảnh không nguôi, một vết hằn không thể xóa trong cả cuộc đời về sau của Zê.

Khi màn đêm bao trùm, xóa nhòa mọi thứ, dồn đẩy con ngƣời vào những góc lặng của tâm hồn thì lúc đó, cảm giác cô đơn bắt đầu xâm lấn, ngự trị, con ngƣời bắt đầu đối diện với chính mình, đối diện với những nỗi niềm cay đắng, xót xa: “Đêm nào cũng vậy vào khoảng canh ba canh tƣ là bà Mẫn thức dậy lần đến đầu giƣờng ông bác sĩ Cần lảm nhảm kể chuyện” [19, tr.221]. Nhƣng đêm cũng bao dung, độ lƣợng, bù đắp cho những thiệt thòi, khỏa lấp nỗi cô đơn, trống trải bằng sự thỏa mãn đến tận cùng khoái lạc trần thế (đêm tình ái của bác sĩ Cần và A’Móng, cha Tạc và Thƣơng Ơi), để rồi sau khi đã trả đủ nghiệp chƣớng nặng nề, cha Tạc thanh thản trở về phụng sự Chúa bằng một thể xác và tâm hồn thơm sạch vô chừng. Đêm diệu kỳ, thần thánh, đánh thức bản năng đàn ông nơi bác sĩ Cần, mang đến giấc ngủ êm đềm, không mộng mị, giấc ngủ đầu tiên sau mấy chục năm điên cuồng, hoang tƣởng, để rồi sau đó ông lột xác bắt đầu cuộc sống mới ở tuổi hai mƣơi hừng hực sức sống.

Tổ chức không - thời gian đêm nhƣ một thứ dung môi làm bật nổi những dục vọng bản năng, Nguyễn Đình Chính thƣờng kết hợp với hình ảnh trăng, một thành tố không - thời gian đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính. Khi giải thích biểu tƣợng Trăng, Jean Chevalier và Alain Gheerbant đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau trong ý nghĩa của nó. Ở đây chúng tôi chú ý bình

diện nghĩa liên quan đến phân tâm học: “Trăng nằm ở những chòm sao sản

sinh ra con ngƣời, chứng tỏ cái hồn sinh vật… Khu vực thuộc trăng của nhân

cách là khu vực ban đêm, vô thức, mờ ảo của tính hƣớng chúng ta, của các

xung lực bản năng của chúng ta” [5, tr.940].

Trong Ngày hoàng đạo, hình ảnh trăng xuất hiện khá nhiều. Trăng gợi lên

không gian mờ ảo, ma quái: “Túp lều tranh tối om. Ngoài trời lơ lửng một vầng trăng đỏ quạch giống hệt nhƣ con mắt độc nhỡn đang quắc lên dòm xuống cõi nhân gian phóng khoáng mênh mang mờ mờ ảo ảo u ám uẩn khuất hƣ hƣ thực thực” [7, tr.132]. Trăng báo hiệu cho những tai họa sắp ập đến: “Ánh trăng tãi trên hai bãi bờ lệt sệt bùn nƣớc tím tái nhƣ hai vết thƣơng khổng lồ dài dằng dặc tứa máu mủ” hay “ánh trăng lúc này bỗng nhiên dở chứng tím đen nhƣ miếng tiết…” [7, 120-121]. Và hơn nữa, trong ánh trăng dịu nhẹ, lãng mạn, những khát khao dục tình, cái cõi vô thức bí ẩn xa xăm của con ngƣời đƣợc đánh thức. Nguyễn Đình Chính đã tạo dựng không gian cho đêm tình ái giữa cha Tạc và cô gái đốt lò, dù không lấy gì là thơ mộng lắm, nhƣng cái vẻ huyền bí của nó cũng đủ để cha Tạc nao lòng: “Trên trời cao mặt trăng tròn nhƣ chiếc mâm đỏ ngầu gờn gờn nhƣ con mắt ma đang trôi lừ đừ trong một quầng sáng vàng đục lạnh lẽo u ám đầy vẻ huyền bí đe dọa” [7, tr.118].

Có thể nói, từ góc nhìn phân tâm học, đêm là không - thời gian chủ đạo trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, là chất liệu phân tâm con ngƣời. Nó thể hiện chủ đề tƣ tƣởng đƣợc đặt ra ngay từ nhan đề tác phẩm: Đêm thánh nhân/Ngày hoàng đạo. Việc tạo dựng kiểu không - thời gian này nhƣ là một trong những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, vừa thể hiện cảm quan về thế giới của ngƣời nghệ sĩ, vừa giúp nhà văn tiếp cận, khám phá cõi tâm linh, vô thức đầy bí ẩn của con ngƣời.

3.3.2. Không - thời gian ảo giác

thông tin (imformation age) làm thay đổi toàn bộ bộ mặt đời sống, kinh tế, giáo dục đến văn hóa nhân loại. Nó tạo nên một kiểu hiện thực khác lạ, kiểu hiện thực đa chiều kích, có thể mở rộng đến bất cứ nơi nào trí tƣởng tƣợng của con ngƣời vƣơn đến. Văn học Việt Nam sau 1986 cũng có sự thay đổi rõ nét quan niệm về hiện thực. Hiện thực là cái chƣa biết, là cái khả nhiên (cái có thể xảy ra), vô cùng phức tạp, luôn biến chuyển, cần phải khám phá, tìm tòi và luận giải.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, bên cạnh không gian hiện thực (cái ồn ào, náo nhiệt, bề bộn của thị thành; cái nghèo nàn, xơ xác, đơn điệu của làng Lũng Bãi; cái buồn bã, u hoài, khốn khổ của làng cùi An Nan; cái thơ mộng, dịu nhẹ, trù phú của làng Cổ Mật; cái mịt mùng, bí ẩn của Nả Hoang), là không gian của tâm linh, hoang đƣờng, kì bí vừa thực vừa hƣ.

Trong Ngày hoàng đạo, dọc theo trục đời của nhân vật chính, nhà văn đã sáng

tạo kiểu không - thời gian ảo giác gắn với căn bệnh tâm thần phân lập, nhớ nhớ quên quên của bác sĩ Cần. Ông gần nhƣ cả cuộc đời gắn với những hồn ma bóng quỷ, đặc biệt có khả năng tƣơng thông với những xác chết. Điều này giải thích vì sao ông lại nhìn thấy, trò chuyện đƣợc với hồn ma của bà Nhàn, giáo sƣ Bùi Thành Công, tƣớng cƣớp Thạch gà gáy, bộ đội Xuân, lính biệt kích Phạm Văn Cổn, ông Từ họ Đỗ… Không - thời gian lúc này mở ra một thế giới tâm linh huyền bí, thế giới bên kia, khiến bác sĩ Cần (và ngƣời đọc) nhiều khi cũng không phân định nổi đâu là thực đâu là ảo. Sự xuất hiện của những luồng khí khi thì màu da cam (hồn ma của bà Nhàn, Thạch gà gáy), khi thì màu xám ngoét nguội tanh (hồn ma của giáo sƣ Bùi Thành Công), lúc thì đặc quánh đen xì (hồn ma của y sĩ Sự) trong ảo giác của bác sĩ Cần đã mang đến không gian liêu trai, ma quái, linh thiêng: “Ông bác sĩ già ngƣớc nhìn lên bầu trời…chìm trong một thứ ánh sáng đùng đục bảng lảng nhƣ không có thật. Thứ ánh sáng chỉ có thể nhìn thấy trong một thế giới khác đó là thế giới của những giấc mộng ma mị” [7, tr.216]. Không gian này gắn với những kí ức

của nhân vật, đa phần là những kí ức buồn, kí ức tội lỗi khiến nhân vật sống trong tâm trạng giằng xé, nuối tiếc, bất an.

Nếu nhƣ không gian ảo giác trong tâm thức của bác sĩ Cần là “môi trƣờng vật chất mới lạ vƣợt qua sức hiểu biết của con ngƣời hiện nay. Nó ẩn náu trong con ngƣời khi ngƣời ta sống và nó xuất hiện tồn tại khi con ngƣời đã lìa bỏ đời sống sinh học” [6, tr.66], thì “hố đen tâm linh” lại là một không gian ảo giác khác trong cảm nhận của cô gái thiên sứ Thƣơng Ơi. Sau khi đã chứng kiến sự phức tạp của thế giới nhân quần trần tục, nếm trải đến tận cùng cảm xúc khoái lạc của MỘT - CON - NGƢỜI - ĐÚNG - NGHĨA cùng cha Tạc trên hòn đảo Kình, khép lại một cuộc đời long đong, lận đận, cô gái thiên sứ “nhìn thấy một hốc đen ngòm xoay tròn bỗng hiện ra hun hút. Hốc đen đó cứ loang rộng ra mãi và loang rộng ra mãi… Hố đen tâm linh…” [7, tr.319]. Cuộc sống vẫn còn nhiều sự éo le, ngang trái, hình tƣợng nhân vật Thƣơng Ơi mang biểu tƣợng cứu rỗi, biểu tƣợng của Thiên tính nữ, xoa dịu, hóa giải, thanh tẩy những nỗi đau và bi kịch của con ngƣời.

Gắn với không gian ảo giác là thời gian huyền ảo, không đầu, không cuối, lơ lửng trong thời gian vô hạn: nó có thể là thời gian của quá khứ (một quá khứ chƣa hoàn tất vì những vƣớng bận và những “món nợ” trần gian), và nó cũng có thể là thời gian của hiện tại vì tất cả những gì liên quan đến nhân vật dƣờng nhƣ vẫn còn tiếp diễn. Lúc này thời gian gắn với kí ức của những hồn ma, những kí ức dữ dội, khốc liệt, trĩu nặng. Cho dù mọi lỗi lầm đã đƣợc tự thú, sám hối, thời gian đã tạm lui vào quá vãng, nhƣng những hệ lụy vẫn còn ám ảnh ngƣời ở lại. Y sĩ Sự đã chết, một cái chết thê lƣơng, đau đớn, nhƣng hồn ma của ông vẫn còn lơ lửng bởi những lỗi lầm chƣa thể gột rửa. Chỉ đến khi gặp đƣợc bác sĩ Cần, tất cả mới đƣợc hóa giải: “Ba ngày hôm sau góc khu nghĩa trang có chôn ngôi mộ ông y sĩ Nguyễn Văn Sự bay sạch mùi thối khắm. Bảy ngày sau thì những vạt cỏ chết héo cháy đen đã tƣơi tốt trở lại

đua nhau trổ mầm non xanh mơn mởn” [6, tr.231].

Nhằm phô diễn vùng mờ vô thức, Nguyễn Đình Chính đã thành công trong việc tổ chức không - thời gian giấc mơ. Việc tạo dựng lại không - thời gian giấc mơ là cách để nhà văn khám phá bản thể sâu thẳm nơi nhân vật. Trong Ngày hoàng đạo, các giấc mơ của nhân vật xuất hiện trong những không gian mờ ảo, hƣ thực bởi sự cộng hƣởng của ánh trăng nhờ nhờ, của đêm tối mịt mù. Giấc mơ làm tình với cô gái thiên sứ Thƣơng Ơi diễn ra trong một không gian tràn trề dục tính, vừa thực vừa ảo, vừa tỉnh vừa mơ: “Một mảnh trăng lờ lợ trơn tuồn tuột đang trôi lơ lửng trong đám mây tím ngắt. Ánh trăng đục ngầu nhễu nhại tuôn chảy lai láng trên mấy cái nồi đất vo úp ngƣợc…” [6, tr.235-236]. Ẩn khuất trong cái tối tăm của thiên nhiên ấy là thế giới vô thức bí ẩn, những khát khao thầm kín vốn bị che đậy của con ngƣời. Và chỉ khi nào sống trong thế giới ấy, con ngƣời mới trở lại cái bản ngã nguyên sơ, trọn vẹn, thành thực của mình.

Trong Online… ba lô, không gian giấc mơ xuất hiện khá ít, chủ yếu là

những hồi ức của nhân vật Zê. Mặc dù tần số xuất hiện của giấc mơ không nhiều, song thông qua lời tự thú của Zê, chúng ta nhận thấy có một giấc mơ duy nhất đƣợc lặp đi lặp lại, trở thành nỗi ám ảnh, sự mời gọi, thôi thúc anh lên đƣờng trở về với núi rừng hoang vu, nơi đó anh mới thực sự là chính mình: “Mấy chục năm nay rồi, năm nào cũng thế. Tết đến. Sƣơng muối mịt mù lạnh tái tê. Đêm co ro trong chăn. Ngủ. Trong mơ… đôi khi lại nghe thấy tiếng hú hoang vu từ rừng thẳm vọng về” [8, tr.37].

Từ góc nhìn phân tâm học, không - thời gian ảo giác không chỉ gắn với chấn thƣơng tinh thần của các nhân vật, mà nó còn soi rọi vào đời sống vô thức bí ẩn, phức tạp của con ngƣời. Nhờ kiểu không - thời gian này, ngƣời đọc nhƣ lạc vào một thế giới khác. Mỗi điểm dừng của hành trình ấy là một câu chuyện đầy ẩn khuất, éo le của con ngƣời. Cả một thế giới nhân sinh,

nhân tính bỗng hiện về sắc nét, chân thực và đầy chất nhân văn. Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, câu chuyện của Nguyễn Đình Chính nhƣ một hồi chuông cảnh tỉnh con ngƣời nhận thức về “tội ác và trừng phạt”.

3.4. HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG

Nếu nhƣ Freud có công phát hiện ra vô thức cá nhân thì C.G. Jung đƣợc ghi nhận là ngƣời khám phá ra vô thức tập thể trong đời sống tinh thần cộng

đồng. Khi bàn về vô thức tập thể, C.G.Jung đã dành nhiều hứng thú cho cổ

mẫu (archetype, archétype). Ông trình bày rất tinh tế cái thế đứng cheo leo của cổ mẫu nhƣ là những cây trái mọc lên giáp ranh giữa khu vƣờn lí trí và khu vƣờn bản năng. Không dừng lại ở đấy, C.G. Jung còn bàn rất sâu vào những biểu hiện của cổ mẫu trong văn học nghệ thuật. Theo Jung, tác phẩm văn học là của cá nhân nghệ sĩ nhƣng nó lại biểu đạt cái vô thức của nhân loại, đƣợc cấu trúc hóa bằng những siêu mẫu.

Nếu nhƣ C.G. Jung xoáy sâu vào vô thức tập thể thì G. Bachelard lại tập trung đi tìm bản chất và hoạt động tƣởng tƣợng trong văn học. Ông cho rằng, bản thân con ngƣời thuộc về một chất liệu (Nƣớc, Lửa, Đất, Không khí) và những giấc mơ của họ mang tính chất của chất liệu ấy, trƣớc khi nó mang dáng vẻ của những cái mà họ chiêm ngƣỡng đƣợc. Và với G. Bachelard, cổ mẫu là các hình tƣợng đƣợc tạo dựng vƣợt lên hiện thực, gắn liền với những giấc mơ nguyên thuỷ.

Trong quá trình tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã sử dụng, xây dựng nhiều cổ mẫu mang tính biểu tƣợng trong đời sống ngƣời Việt từ cổ sơ và trƣợt nghĩa đến hôm nay. Điều này giúp tác phẩm của ông có sự đa tầng trong ý nghĩa, vẫy gọi sự tƣơng tác, đồng sáng tạo của chủ thể tiếp nhận.

3.4.1. Biểu tƣợng cái chết

con ngƣời, đồng thời cũng là quy luật tất yếu của đời ngƣời. Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính xuất hiện nhiều hình ảnh gắn với biểu tƣợng cái chết: xác chết, hồn ma, ngôi mộ… Những hình ảnh này có nguồn gốc sâu xa trong nghi lễ tôn giáo, tín ngƣỡng dân gian bản địa ngƣời Việt. Cũng theo tín ngƣỡng phƣơng Đông, “hồn mang tính chất nhị nguyên, đƣợc cấu tạo bởi hai yếu tố: Quỷ và Thần. Quỷ là hồn nặng nề nhất, nó bị trĩu nặng bởi những dục vọng của ngƣời sống; nó ở lại bên cạnh mộ và lẩn khuất ở những nơi quen thuộc…Thần là anh linh, là cái phần thần thánh có ở trong con ngƣời” [5, tr.450].

Bảng 3.1. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của hình ảnh hồn, mộ, xác trong Ngày hoàng đạo

Hình ảnh Tần số xuất hiện (lần)

Hồn

(linh hồn, hồn ma, hồn vía…) 66

Mộ

(ngôi mộ, mồ mả, nấm mồ, nhà mồ...) 146

Xác

(xác chết, xác ngƣời, nhà xác…) 154

Trong Ngày hoàng đạo, hồn xuất hiện khá nhiều, gắn với khả năng kì lạ của

Một phần của tài liệu (Trang 87)