Nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu (Trang 66 - 70)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Nhân vật tha hóa

Theo Freud, một nhân cách đƣợc cấu tạo bởi ba thành phần: Cái ấy [id], Cái tôi [ego] và Cái Siêu tôi [superego]. Nếu nhƣ sự xung đột giữa ba thành phần này làm nảy sinh mặc cảm thì độ vênh lệch giữa chúng sẽ quyết định nhân cách của con ngƣời. Tốt hay xấu, thiện hay ác là do “độ vênh lệch” này quyết định, đây là nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi tha hóa, mất nhân tính ở một số ngƣời.

Ở một số nhân vật của Nguyễn Đình Chính, Cái ấy phì đại, trấn áp khiến

con ngƣời trở nên lệch lạc, tha hóa vì dục vọng. Online…ba lô tái hiện lại những cảnh ăn chơi, hƣởng lạc quá đà của nhân vật Zê - một nhà văn, một họa sĩ nửa mùa. Trong Zê, những ham muốn bản năng trở thành “gen trội”, chi phối hành động cũng nhƣ cuộc sống của Zê từ đầu đến cuối tác phẩm. Theo phân tâm học, tính dục có thể mang lại hạnh phúc cho con ngƣời, là lẽ sống của con ngƣời khi nó bắt nguồn từ tình yêu, là sự thăng hoa của cảm xúc, là biểu hiện của khát vọng chính đáng, của hạnh phúc đích thực mà con ngƣời luôn muốn vƣơn tới. Nhƣng tính dục cũng có thể hạ thấp nhân cách con ngƣời, đẩy con ngƣời đến trình trạng tha hóa khi không làm chủ đƣợc dục vọng của mình. Nhân vật Zê là một trƣờng hợp nhƣ thế.

Khi cán cân nhân cách nghiêng hẳn về phía Cái ấy, tức phía vô thức bản

năng thì con ngƣời không còn đủ tỉnh táo để làm chủ hành động của mình; lúc này lƣơng tâm, đạo đức không đủ khả năng để khống chế những tham vọng mù quáng, và sự xuất hiện của những hành vi tha hóa là không thể tránh khỏi. Xuất thân từ một gã đánh cá rồi xoay ra buôn cá ngựa và rắn biển, quyến rũ vợ y sĩ Sự, chiếm đoạt hết tiền vàng của ngƣời đàn bà cả tin này rồi trốn đi

Canada. Rôbe Bảo Quýt giàu lên một cách bí ẩn, trở về với tƣ cách một Việt kiều yêu nƣớc. Thế nhƣng đàng sau bộ mặt giả dối ấy tồn tại một bản chất của loài cầm thú không hơn không kém. Nếu hồi trẻ còn nghèo túng “thì đú đởn với các mụ nạ dòng để còn đẽo tiền của các mụ đó”, ngƣợc lại, khi nhiều tiền “chỉ thích chơi các em còn non tơ” [6, tr.210]. Đối với loại ngƣời này, không có sự tồn tại của tình ngƣời, tình yêu hay lòng cảm thông, chia sẻ; mọi thứ đều có thể mua bằng tiền. Khi không thỏa mãn đƣợc cái mong muốn chiếm đoạt cô Thƣơng Ơi thì gã bèn nghĩ cách trả thù vô cùng bỉ ổi, mất nhân tính. Đồng tiền và dục vọng khiến cho con ngƣời đánh mất đi bản thân, đánh mất đi phần nhân tính vốn là phẩm chất cao quý nhất của con ngƣời.

Cũng trong tiểu thuyết Ngày hoàng đạo, nhân vật Phạm Văn Cổn nổi lên

với bản chất hung ác bệnh hoạn, bạo dâm và cuồng loạn. Độc ác hơn, hắn hãm hiếp rồi bóp cổ gần chết sƣ cô Hạnh - ngƣời đã hơn một tháng trời chăm sóc, lau rửa, băng bó vết thƣơng và cơm cháo chăm bẵm cho hắn khi hắn bị thƣơng nặng. Nhƣ vậy mới thấy những xung động bản năng có sức mạnh ghê gớm, nếu

cái tôi không vững vàng, không đủ sức kiềm hãm cái ấy thì ngƣợc lại, cái tôi

sẽ bị cái ấy chi phối, điều khiển mọi hành vi của con ngƣời. Vì thế mà xã hội vẫn tồn tại những con ngƣời tha hóa, không giữ đƣợc tính ngƣời và tình ngƣời.

Bên cạnh những nhân vật tha hóa do cái ấy chiếm ƣu thế thì y sĩ Nguyễn

Văn Sự lại nổi lên với một nhân cách khiếm khuyết do cái tôi chiếm ƣu thế. Theo Freud, khi cái tôi chiếm ƣu thế trong cơ cấu nhân cách thì con ngƣời sẽ trở thành một cái máy phục tùng vô điều kiện cho những quy định của xã hội bao gồm cả những quy định hợp lý và không hợp lý. Cái tôi xơ cứng này có một thiếu sót lớn nhất và cũng lại là cái mà xã hội cần nhất trong mọi hoạt động là lƣơng tâm chân chính thì cái tôi này chƣa có. Điều này lý giải tại sao y sĩ Sự lại quyết tâm bố trí bắt quả tang tại trận hành động hủ hóa của bác sĩ Cần. “Cú đánh úp trời giáng thuộc loại đập chết tƣơi tại chỗ” là một thành công

ngoài mong đợi đối với y sĩ Sự. Y nghĩ rằng hành động đó của mình là đúng, là hợp lý thậm chí đáng đƣợc tuyên dƣơng khen ngợi. Nếu xét về lý thì quả thật y sĩ Sự đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, tuân thủ đúng những quy tắc do chính con ngƣời đặt ra. Nhƣng nếu xét về tình thì y sĩ Sự lại là một con ngƣời vô lƣơng tâm, không có sự đồng cảm, sẻ chia. Một con ngƣời giáo điều, máy móc, một nhân cách thâm độc, thiếu tình ngƣời, có thể gọi là tha hóa. Vì vậy, cái kết cho một nhân cách nhƣ thế cũng vô cùng đau đớn khi “gậy ông đập lƣng ông”, khi chính cái nhân cách máy móc, giáo điều của ông lại đánh úp ông một cách phũ phàng, không nƣơng tay nhƣ ngày xƣa ông đã đánh úp bác sĩ Cần vậy. Oán hận, nghi ngờ, ham muốn trả thù càng khiến y sĩ Sự chuốc thêm nhiều đau đớn không chỉ cho bản thân ông mà cả vợ và con gái ông nữa. Vì không chịu nổi cái cảnh suốt ngày chạy chợ mua rắn biển phục vụ ngƣời chồng bại liệt, vợ ông đã bỏ nhà chạy theo ngƣời đàn ông khác để lại đứa trẻ lên sáu và một thể xác bại liệt hoàn toàn của chính ông. Kể cả đến khi chết đi tội lỗi của y sĩ Sự vẫn chƣa đƣợc rửa sạch: “Y sĩ Sự chết rồi mà hai mắt vẫn giƣơng to cứng đờ. Cứng đến nỗi đến lúc phát tang hai anh y tá lực lƣỡng thay nhau vuốt đến rụng sạch cả hai hàng lông mi trên dƣới mà đôi mắt vẫn không chịu khép lại” [6, tr.205]. Đến lúc nằm dƣới bốn thƣớc đất rồi y sĩ Sự vẫn cứ cô đơn lẻ loi bởi cái thân xác ông phát ra một mùi thối khắm tanh tƣởi không ai chịu nổi: “Mả của ông vẫn là một cái mả còm cõi đơn côi bị khai trừ không đƣợc xếp hàng tập họp cùng muôn ngàn cái mả khác” [6, tr.206].

Kiểu nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính còn thể hiện ở một số nhân vật nhƣ Thạch gà gáy, Dục Văn Bƣờng, Gã trai Hoàng hay những đứa con cụ phó Thực…mỗi ngƣời là một nhân cách khác nhau, quá trình tha hóa cũng khác nhau nhƣng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự tác động của hoàn cảnh xã hội làm vênh lệch Cái ấy [id], Cái tôi [ego] và Cái Siêu tôi [superego] trong hệ thống nhân cách mỗi con ngƣời, dẫn đến những

hành vi tha hóa, nhân vật sa ngã, dục vọng khống chế. Chỉ khi con ngƣời dung hòa đƣợc, đảm bảo đƣợc sự cân bằng của ba yếu tố này thì lúc đó con ngƣời mới có đƣợc một nhân cách đúng đắn, hoàn hảo theo Freud.

Vạch ra những mặt trái của con ngƣời hiện đại, Nguyễn Đình Chính đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp của nhân cách, sự suy đồi của đạo đức, về lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm của con ngƣời.

TIỂU KẾT

Có thể nói rằng, với một hệ thống nhân vật vô cùng phong phú đƣợc soi rọi từ ánh sáng phân tâm học, Nguyễn Đình Chính đã thực sự thành công trên hành trình khám phá, phát hiện ra một “con ngƣời khác” trong mỗi con ngƣời. “Con ngƣời khác” này chứa đựng vô thức, bản năng, những mặc cảm cũng nhƣ sự tha hóa, rệu rạo về nhân cách. Tất cả dần dần đƣợc sáng rõ theo từng trang tiểu thuyết, thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của nhà văn về bi kịch, số phận của con ngƣời, về cái ác, cái thiện, về giá trị cũng nhƣ ý nghĩa của sự hiện tồn…Từ đó, ngƣời đọc có thể nhận ra một quan niệm nhân sinh sâu sắc, tiến bộ và giàu chất nhân văn của Nguyễn Đình Chính.

CHƢƠNG 3

NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH NHÌN TỪ LÝ THUYẾT

PHÂN TÂM HỌC

Là nhà văn có ý thức vận dụng phân tâm học trong quá trình sáng tạo, cách thức tổ chức văn bản nghệ thuật của Nguyễn Đình Chính cũng góp phần khai mở những phức cảm con ngƣời.

Một phần của tài liệu (Trang 66 - 70)