Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện

Một phần của tài liệu (Trang 80 - 83)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện

Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện là thành phần quan trọng không thể thiếu trong việc kiến tạo câu chuyện. Nhà văn thông qua lớp ngôn ngữ này để thiết kế, phục dựng thế giới, dẫn dắt ngƣời đọc trở về/sống cùng với hiện thực cuộc sống đa chiều: hiện tại, quá khứ, ý thức, vô thức, thực tại, ảo giác... Ở một khía cạnh khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, tác giả bộc lộ cảm thức, nhãn quan, luận giải về cuộc sống và con ngƣời thông qua lời kể, lời miêu tả và lời bàn luận.

Thành phần thuật chuyện còn gọi là lời kể, lời trần thuật đƣợc hiểu là lời thuyết minh, lời dẫn truyện của ngƣời kể chuyện, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện. Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, đặc

biệt là trong Ngày hoàng đạo, thành phần này chiếm một tỉ lệ khá lớn, giúp

ngƣời kể kiến tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Chính cấu trúc này sẽ dẫn dụ ngƣời đọc khám phá thế giới nghệ thuật đa dạng, phức tạp của tác phẩm.

Tác giả đã khéo léo đan cài lời kể ở hình thức ngôi thứ ba giấu mặt, trung tính, khách quan và lời kể chủ quan của ngôi thứ nhất trải nghiệm, chứng nhân. Chúng ta không chỉ “thấy”, mà còn “cảm” đƣợc từng cuộc đời, số phận và tấn bi kịch qua lời kể của ngƣời kể chuyện về các nhân vật: bác sĩ

(Online… ba lô). Không dừng lại ở đó, với việc dịch chuyển điểm nhìn vào nhân vật, bằng hình thức lời gián tiếp tự do, nhiều câu chuyện của nhân vật đƣợc chính họ kể bằng cái tôi nội cảm, cái tôi kí ức, cái tôi tra vấn, cái tôi tự thú/tự nhận thức: bà Nhàn, Thạch gà gáy, Mùi cá ngạnh, ông Từ họ Đỗ, cụ

phó Thực, bà Mẫn, bà cụ Mán (Ngày hoàng đạo), Zê, Bàn Kỳ Páo (Online…

ba lô). Thông qua lời kể, đặc biệt lời kể của ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất, chúng ta có thể nhận diện đƣợc những sắc thái biến ảo, tinh tế trong cảm xúc, tâm trạng của nhân vật ở cả phần ý thức lẫn tầng sâu vô thức.

Trong truyện kể, ngoài lời kể còn có lời miêu tả của ngƣời kể chuyện, hỗ trợ cho việc kể. Qua miêu tả, câu chuyện đƣợc kể trở nên sinh động, có hồn hơn. Miêu tả là “vẽ” ra, tạo cho cảnh tƣợng, con ngƣời trở nên có hình hài, thậm chí làm “biến dạng” qua lăng kính cảm quan cá nhân của nhà văn. Nguyễn Đình Chính sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo nhằm gia tăng sắc thái biểu cảm của lời miêu tả. Tần số xuất hiện đáng ngạc nhiên của từ láy trong một câu văn miêu tả khiến cho sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời đƣợc miêu tả trở nên “có tiếng”, “có hình”, “có hồn” hơn: “…chang chang…lừ đừ…ngẩn ngơ…ran ran…lổm ngổm…thênh thang lốm đốm…đong đƣa…liu điu tim tím…lũn tũn…toe toét…thỗn thệ…lim dim…tem tép…” [7, tr.233- 234]. Bên cạnh đó, nhà văn còn tạo ra “trò chơi lạ hóa ngôn từ” bằng cách đẩy sự liên tƣởng lên cao độ: “…những con sóng đục ngầu …nhƣ nhìn ngắm một

cảnh trò chơi rối nước. Chàng gà trống hoa cùng mƣời một ả gà mái ghẹ …

chính là dàn diễn viên tạo hóa đang trình diễn cảnh chạy lụt trớ trêu này còn

cụ chó mực già nua ghẻ lở ghê tởm đang phớt đời nằm lỳ cạnh chân cha thì

đội lốt gã phán quan vừa câm vừa điếc sẽ là ngƣời chứng cuối cùng cho ngày tận thế sắp xảy ra” [7, tr.138].

Nguyễn Đình Chính trong nỗ lực nhận diện con ngƣời một cách thành thực nhƣ chính sự tồn tại phức tạp của nó, đã đi sâu khám phá khát vọng bản

năng bằng những đoạn miêu tả đời sống tính dục sống động, đôi khi cƣờng điệu hóa đến mức vƣợt ngƣỡng (đoạn làm tình trong Ngày hoàng đạo

Online… ba lô). Mặc dù vậy, bằng cách đó, nhà văn đã tìm cho mình một “mật mã” để khơi mở những góc khuất bí ẩn trong đời sống tâm lí và tâm linh, bản năng dục tính, cũng nhƣ bi kịch tâm hồn.

Nhƣ thành phần kể, miêu tả, bình luận là một thành tố quan trọng của ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, song nó lại không nhất thiết tồn tại trong mọi phát ngôn. Nếu hai thành phần kia vẫn giữ đƣợc phần nào tính khách quan của ngƣời kể chuyện, thì bình luận là lời phát biểu trực tiếp của ngƣời kể chuyện, đƣợc hai lần chủ quan, ở cách lựa chọn vị trí quan sát, thể hiện lập trƣờng, quan điểm và ở cách sử dụng ngôn ngữ mang dấu ấn riêng của cá tính ngƣời kể chuyện.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, lời bình luận xuất hiện không nhiều, nhƣng khá đắc địa. Đó là nỗi đau âm thầm, bi kịch “thiếu quê hƣơng”, không gì bù đắp nổi của Dục Tức Bền: “Ngƣời mất gốc thì có khác gì cái cây bị nhổ bật rễ lên khỏi mặt đất họ hàng dòng giống con cháu cả đời sẽ héo hon sầu muộn hóa ra một lũ du côn hung hãn ngớ ngẩn lú lẫn tuyệt diệt mất thôi” [7, tr.18]. Đó là nỗi trăn trở, xót xa của cụ phó Thực khi chứng kiến sự vô tâm, lãng quên, hờ hững của con ngƣời hiện đại trƣớc những di chỉ của chiến tranh - quá khứ: “Hơn ba chục năm rồi còn gì nữa. Một quãng thời gian dài nhƣ thế cũng khiến ngƣời ta lãng quên tất cả. Và nếu không quên thì ngƣời ta cũng cho phép quyền đƣợc giả vờ lờ đi mà lƣơng tâm cũng chẳng áy náy gì lắm. Vả lại cái thời buổi này mọi ngƣời đang điên lên vì tiền còn mấy thời gian mà nghĩ đến chuyện dĩ vãng lôi thôi nhƣ vậy” [6, tr.359]. Có thể nói, với nhu cầu và cảm hứng nhận thức lại cuộc sống từ tâm thế đối thoại và tinh thần

nhân bản hiện đại, tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính mang tính chiêm nghiệm,

triết luận, tự vấn sâu sắc. Từ đó, nhiều vấn đề đƣợc đặt ra và soi sáng dƣới một góc độ mới, kinh nghiệm cá nhân bên cạnh hiểu biết cộng đồng: vấn đề

số phận con ngƣời nhỏ bé, vấn đề nhân sinh, nhân tính, vấn đề bản ngã cá nhân, vấn đề bản sắc văn hóa, tín ngƣỡng, vấn đề dục tính và tâm linh…

Ngoài ra, nhằm gia tăng hiệu quả tự sự, Nguyễn Đình Chính đan cài lời kể và lời tả, lời kể và lời bình luận, sự phối kết lời kể và lời đối thoại, lời kể và lời độc thoại nội tâm, sự hòa trộn của nhiều dạng phát ngôn trong lời ngƣời kể chuyện… Chính những chiến lƣợc tự sự này đã giúp nhà văn tiếp cận, lí giải hiện thực cuộc sống và bản chất con ngƣời trong tính đa chiều, phức tạp, không đứng yên của nó.

Theo Jacques Lacan - nhà phân tâm học ngƣời Pháp: “Bị tác động bởi vô thức, chúng ta sẽ không bao giờ nói đƣợc hoàn toàn đúng những gì chúng ta muốn nói: mọi diễn ngôn đều ít nhiều mang tính nói nhịu, do đó, mơ hồ, hơn nữa, hàm hồ”; “Ngôn ngữ là cái gì không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân: ngôn ngữ có trƣớc chúng ta, luôn luôn có sẵn ở đâu đó để chờ đợi chúng ta” [60]. Trải dài trên các trang sách của Ngày hoàng đạo là những câu văn dài lê thê, không chấm phẩy, bỏ qua chuẩn mực ngữ pháp, nhằm nắm bắt tối đa cái bề bộn, ngổn ngang, biến thiên của cuộc sống đƣơng đại, hay trình hiện những trạng huống cảm xúc miên man, những bƣớc ngoặt éo le, ngang trái, nghiệt ngã trong số phận con ngƣời: “Ngồi im lặng cô đơn giữa buổi trƣa hè đảo hoang nóng nực…bác sĩ Cần càng thấy buồn bã u sầu tủi hổ chua chát ân hận ông gục đầu vào hai bàn tay nghẹn ngào đánh rơi những giọt nƣớc mắt to tƣớng mặt chát còn đắng hơn chua hơn và khai thối hơn cả mùi nƣớc đái khỉ” [7, tr.234-235]. Những câu văn nhƣ thế xuất hiện với tần

số lớn, đặc biệt trong Ngày hoàng đạo nhƣ một thứ ngôn ngữ vô thức, tuôn

trào, dào dạt, đôi lúc thoát ra khỏi sự kiểm soát của ý thức.

Một phần của tài liệu (Trang 80 - 83)