6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật
Trong Ngày hoàng đạo, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chiếm một dung
chức, xây dựng đầy dụng ý nghệ thuật. Trƣớc hết, thông qua lời đối thoại, nhà văn đã làm nổi bật tính cách của mỗi nhân vật. Các đoạn đối thoại đã phác họa tƣơng đối trọn vẹn cuộc đời, số phận của nhân vật thông qua những giây phút trải lòng thầm kín, thành thực. Chúng ta nhận ra tính cách đa chiều trong mỗi nhân vật: một bác sĩ Cần yếu đuối, khốn khổ, nhẫn nhục, luôn ám ảnh, ân hận, xấu hổ, xót xa nhƣ một kẻ tội đồ đang tự trừng phạt mình; một Thạch gà gáy quyết liệt, hung tợn trong hành động giết ngƣời, nhƣng lại bồng bột, cả tin trong suy nghĩ; một Mùi thuyền trƣởng hào sảng, ngang tàng, nhƣng cuộc đời lại lao đao, đầy uất ức bởi những hệ lụy, di chứng của chiến tranh; một Thƣơng Ơi dịu dàng, bao dung, độ lƣợng, ẩn chứa những khát khao, sức mạnh nữ tính; một cha Tạc luôn trăn trở, day dứt với việc đạo và việc đời; một Dục Văn Bƣờng, một Rôbe Bảo Quýt thực dụng, hãnh tiến, dị hợm, vô cảm; một ông Đỗ Tồ Chi dằn vặt, ám ảnh, sẵn sàng chịu trừng phạt cho những lỗi lầm mình gây ra trong quá khứ; một anh Phơn chân chất, thật thà… Không dừng lại ở đó, chúng ta có thể nhận diện chân dung tinh thần, những chuyển biến tâm trạng phức tạp của nhân vật ẩn dƣới những lƣợt thoại. Nhà văn đã biến các cuộc thoại thành những lời tự vấn lƣơng tâm, lời sám hối, thú tội của các nhân vật. Đó là cuộc đối thoại kì lạ mang màu sắc liêu trai giữa bác sĩ Cần với hồn ma bà Nhàn, hồn ma ông Đỗ Tồ Chi… Những lời thoại của nhân vật làm lộ rõ những mặc cảm, khát vọng trong sâu thẳm tâm hồn họ.
Những cuộc đối thoại dƣờng nhƣ đã xoáy sâu vào số phận của những con ngƣời mang bi kịch yêu thƣơng, lầm lạc, đau đớn của kiếp nhân sinh. Nếu nhƣ lời đối thoại trong Ngày hoàng đạo chỉ chiếm số lƣợng khiêm tốn, thì trong
Online… ba lô, cấu trúc diễn ngôn tự sự chủ yếu lại đƣợc tạo dựng từ các cuộc đối thoại. Đa phần là những mẩu đối thoại ngắn, cụt lủn, hạn chế sử dụng lời dẫn thoại (“anh nói:…”, “cô ấy đáp:…”) và các tính từ chỉ trạng thái cảm xúc của chủ thể đối thoại (“bà e thẹn trả lời:…”, “ông hồ hởi tuyên bố:…”). Dƣới đây là
cuộc thoại của Zê - nhân vật chính và cô gái điếm Lô Láy: “Em xuống làm ăn ở Nả Hoang lâu chƣa?
Hỏi mấy lần cô gái Lô Láy mới đáp cụt lủn. “Mới xuống”
“Bao nhiêu ngày rồi?” “Hơn một tháng.”
“Ai rủ xuống Nả Hoang?” “Các chị rủ.”
“Ngủ với mấy ngƣời rồi?”
“Đƣợc ngủ với năm ngƣời thôi.” “Đã có chồng chƣa?”
“Có chồng rồi.” [8, tr.115 - 116]
Nhằm cá thể hóa tính cách, làm rõ phần bản năng nguyên thủy, Nguyễn Đình Chính đã sử dụng nhiều từ ngữ thông tục trong cách nói năng, suy nghĩ của nhân vật, khiến không ít ngƣời đọc “dị ứng”. Nhà văn đã đƣa vào lời thoại của nhân vật nhiều từ ngữ vƣợt ngƣỡng thẩm mĩ: chửi thề, chửi tục, ngôn ngữ tục tĩu, những từ ngữ chỉ bộ phận “nhạy cảm” và hoạt động tính giao… Việc sử dụng dày đặc những từ ngữ nhƣ vậy trong lời nói của nhân vật là hoàn toàn có chủ ý. Dƣới góc nhìn phân tâm học, nhà văn đã có lý khi khai thác chiều sâu vô thức, tiềm thức trong ngôn ngữ nhân vật, vốn bị che giấu, kìm nén bởi ý thức của con ngƣời xã hội; đồng thời phản ánh một cuộc sống trần trụi, không tô vẽ, không thi vị, cuộc sống phức tạp, bề bộn nhƣ nó vốn có. Tuy nhiên, thiết nghĩ nhà văn cần phải biết tiết chế, tỉnh táo, chọn lọc từ ngữ nhằm giữ đƣợc cái lịch lãm, tinh tế, cũng nhƣ bản chất thẩm mĩ của văn chƣơng, nếu không, văn chƣơng sẽ dễ rơi vào thô tục. Hạn chế của ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính một phần ở điều này.
nhƣ là nỗ lực tiếp cận, lí giải đời sống và con ngƣời có chiều sâu. Trong Ngày hoàng đạo, độc thoại nội tâm xuất hiện với mật độ khá dày. Thủ pháp độc thoại nội tâm gắn với dòng ý thức đã mang lại sự cách tân độc đáo về diễn ngôn tự sự trong tác phẩm. Hầu nhƣ bất kì nhân vật nào cũng có những giây phút đối diện với lòng mình, để sám hối, tra vấn, để giãi bày, tâm sự, để xoáy sâu vào phần khuất lấp và bi kịch nội tâm, nơi có sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối, hữu thức và vô thức, để tìm ra “tiếng nói tối hậu về con ngƣời”.
Qua lời độc thoại nửa tỉnh nửa mê của bác sĩ Cần, chúng ta thấy đƣợc sự phức tạp, bí ẩn trong tấn bi kịch tâm hồn của một con ngƣời ở cả hai chiều ý thức lẫn vô thức: “Lẽ nào ta đang thức dậy trong một giấc mơ…Buồn thay nản thay chán đời và xấu hổ thay cho cái thân phận của ta biết chừng nào” [7, tr.216]. Hay ngƣời đọc nhƣ cảm nhận đƣợc cái sâu thẳm trong ý nghĩ thầm kín về thân phận cô đơn, lạc loài nơi mảnh đất xa lạ: “Trời ơi sống ở cái đất bãi này là kiếp sống thì ngâm da chết thì ngâm xƣơng khổ nhục trăm bề. Nhƣng nỗi khổ đó còn chịu đƣợc những nỗi khổ nhục của kẻ mất gốc thì không thể chịu đƣợc vì nó đau nhƣ dùi nhọn xiên vào óc chọc vào tim” [7, tr.18]. Và trong khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết, thực và ảo, cha Tạc nhƣ nhận ra đƣợc cái định mệnh nghiệt ngã của một kiếp ngƣời trên đôi vai nhỏ bé và cuộc đời hữu hạn của mình: “Trời ơi! Nhẽ nào tạo hóa lại giản đơn dễ hiểu và dị mọ tàn nhẫn nhƣ thế ƣ? Quỷ quái và hài hƣớc” [7, tr.164].
Thông qua ngôn ngữ ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, Nguyễn Đình Chính kiến tạo nên quan niệm “con ngƣời đời thƣờng”, “con ngƣời phàm tục”, “không thuần khiết”. Sự đa diện trong tính cách nhân vật vừa giống nhƣ một sự đối thoại với hiện thực cuộc sống - một tình thế không bất biến, khƣớc từ cách nhìn đơn phiến, một chiều về con ngƣời trong văn học giai đoạn trƣớc, vừa đề xuất những giá trị, những nguyên tắc, điểm nhìn mới để định giá cuộc sống và con ngƣời: giá trị nhân bản, triết học nhân sinh và
nguyên tắc đối thoại đa chiều. Nhờ đó, tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính đã có những khám phá toàn diện, nhiều chiều về con ngƣời, vén đƣợc bức màn đầy bí ẩn của những cá thể ngƣời sinh động và gần gũi.