Dấu ấn phân tâm học trong văn học Việt Nam hiện đại

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 29)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.2.Dấu ấn phân tâm học trong văn học Việt Nam hiện đại

Quan tâm đến lĩnh vực văn học nghệ thuật, Freud cho rằng sáng tạo nghệ thuật là phƣơng tiện giải thoát, là sự thăng hoa của những ham muốn trong vô thức, những ẩn ức tính dục bị dồn nén của nghệ sĩ: “Nghệ thuật đạt tới sự hòa giải theo một con đƣờng độc đáo…Bị thúc đẩy bởi những thèm khát ghê gớm, nghệ sĩ muốn chiếm đoạt đƣợc danh vọng, quyền hành, của cải, vinh quang và tình yêu. Nhƣng nghệ sĩ không có phƣơng tiện để đạt mục tiêu đó. Vì thế nên, cũng nhƣ những ngƣời không đƣợc thỏa mãn khác, nghệ sĩ quay mặt đi, không nhìn thực tế nữa và tập trung hết mọi quan tâm, tính dục của mình vào

những ham muốn mà trí tƣởng tƣợng của mình tạo ra” [28, tr. 280]. Chính vì

vậy, tác phẩm nghệ thuật - sản phẩm của sự thăng hoa tính dục cũng giống nhƣ một giấc mơ nhƣng là giấc mơ tỉnh, chứa đựng trong đó những ham muốn, những ẩn ức tính dục của nghệ sĩ và của cả nhân vật.

Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc, tƣ tƣởng và văn hóa hiện đại phƣơng Tây du nhập vào nƣớc ta một cách mạnh mẽ. Theo chiều hƣớng đó, phân tâm học du nhập vào Việt Nam với một hệ thống lý thuyết khá mới mẻ và ngày càng trở nên gần gũi, ảnh hƣởng nhiều đến sáng tác và phê bình văn học đƣơng thời. Có thể nói, ảnh hƣởng của phân tâm học Freud vào văn học Việt Nam thực sự mạnh mẽ kể từ sau 1930. Các nhà văn thuộc các khuynh hƣớng văn học đều có ý thức vận dụng phân tâm học trong

sáng tác của mình. Trong Theo dòng, Thạch Lam viết: “Nhà tâm lý học Freud,

khi giảng rõ cái quan trọng của phần “vô giác” trong sự sống của ngƣời đã mở một cách gián tiếp, một cái bờ cõi không ngờ cho văn chƣơng” [59].

Cụ thể, các nhà văn thuộc trào lƣu văn học hiện thực đã chịu ảnh hƣởng của phân tâm học trong việc miêu tả tính cách cũng nhƣ những ham muốn rất

ngƣời của các nhân vật. Có thể nói Vũ Trọng Phụng là ngƣời đầu tiên tiếp cận và vận dụng phân tâm học vào sáng tác một cách hiệu quả nhất. Với những phóng sự và đặc biệt là các tiểu thuyết Giông tố, Làm đĩ, Số đỏ, Lấy nhau vì tình…dấu ấn phân tâm học thể hiện rõ nét qua việc miêu tả đời sống với tất cả những gì vốn có của nó. Có ý thức vận dụng phân tâm học Freud, trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng những vấn đề tính dục ấu thời, ẩn ức, libido…đƣợc miêu tả, cắt nghĩa, luận giải rõ ràng, đặc biệt ở hai tiểu thuyết Làm đĩSố đỏ. Xuất hiện ở chặng đƣờng những năm 40/thế kỉ XX, Nam Cao cho thấy tầm ảnh hƣởng của phân tâm học trong nhiều sáng tác của ông, đặc biệt là truyện ngắn

Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mòn. Ở dòng văn học lãng mạn mà đại diện là Tự lực văn đoàn, ta dễ dàng nhận thấy dấu ấn phân tâm học trong sáng tác của

Khái Hƣng và Nhất Linh với một số tiểu thuyết nhƣ Hồn bướm mơ tiên, Lạnh

lùng, Đời mưa gió, Bướm trắng; Thạch Lam với tiểu thuyết Ngày mới

Sau Cách mạng tháng Tám, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ý thức bảo tồn dân tộc tác động đến sự thức tỉnh của con ngƣời về sức mạnh và giá trị cộng đồng. Cá nhân gần nhƣ bị phủ nhận. Cái tôi đã hòa vào cái ta. Con ngƣời tìm thấy mình trong tập thể. Cái tôi cộng đồng phát triển lên thành cái tôi sử thi, kết tinh cao độ phẩm chất, khát vọng, ý chí, sức mạnh của dân tộc nên văn học giai đoạn 1945 - 1975 chủ yếu hƣớng vào vẻ đẹp tinh thần của con ngƣời, ca ngợi con ngƣời xả thân, với ý thức khắc kỷ biết kiềm chế những ham muốn cá nhân để hy sinh và cống hiến hết mình cho đất nƣớc. Trong văn học 30 năm chiến tranh, bản năng sống trỗi dậy mãnh liệt và đƣợc thể hiện đậm đặc trong toàn bộ các tác phẩm ở các thể loại. Tuy vậy, đời sống tâm linh của con ngƣời không đƣợc quan tâm, đời sống bản năng bị qui vào thô tục. Trên lĩnh vực phê bình, phân tâm học đƣợc cho là một học thuyết kỳ quặc, thoát li đời sống xã hội, ca ngợi bản năng tính dục, một thứ bản năng đáng xấu hổ ai cũng phải che giấu. Ngoại trừ bộ phận văn

học miền Nam những năm 60 - 70 của thế kỉ XX đã tiếp nhận phân tâm học, còn hầu hết các sáng tác giai đoạn này hầu nhƣ không thấy bóng dáng phân tâm học, tức yếu tố tính dục, vô thức, bản năng của con ngƣời hầu nhƣ không đƣợc nhắc đến. Đây có lẽ cũng là “sự cấm kỵ không cần thiết của một thời” [26].

Sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới 1986, với chính sách mở cửa, giao lƣu văn hóa văn học toàn cầu, phân tâm học mới có điều kiện đến gần hơn với văn học Việt Nam. Phân tâm học đƣợc giới thiệu một cách khách quan và hệ thống hơn; lý thuyết phân tâm học đƣợc đón nhận một cách cởi mở và khoa học hơn, do đó đã góp phần làm thay đổi tƣ duy sáng tạo ở nghệ sĩ cũng nhƣ thị hiếu độc giả. Với tinh thần đổi mới, ý thức cá nhân đã đƣợc đánh thức với những đòi hỏi cụ thể, bình thƣờng nhất. Con ngƣời đƣợc khám phá với muôn vàn khuôn mặt sáng tối, phức tạp, bí ẩn...Con ngƣời đã bắt đầu nhìn nhận lại mình trong mối quan hệ với gia đình, xã hội và với chính bản thân con ngƣời. Văn học giai đoạn này không ngần ngại đề cập đến những vấn đề nhƣ tình yêu, tình dục, vô thức, bản năng…, những vấn đề đƣợc cho là “đồi trụy” một thời. Hơn lúc nào hết, họ nhận ra giá trị bản thân, nhận ra sự phức tạp và bí ẩn của con ngƣời, cảm nhận đƣợc sự tồn tại của một “con ngƣời khác” trong chính bản thân họ, con ngƣời này luôn luôn không trùng khít với con ngƣời xã hội - con ngƣời đang cố gắng sống với cái “bản ngã” xơ cứng kia để từ đó, dẫn dắt các nhà văn đi tìm hình ảnh của con ngƣời trong con ngƣời, một hình ảnh chân thật hơn, ngƣời hơn và nhân bản hơn. Kết quả của hành trình đó chính là sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm với cái nhìn đa chiều về con ngƣời nhƣ: Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Cõi người rung chuông tận thế, Người đàn bà trên đảo, Mảnh vỡ của đàn ông (Hồ Anh Thái), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Người đi vắng (Nguyễn Bình Phƣơng), Đàn bà xấu thì không có quà, Trò chơi hủy diệt cảm xúc, Xuân Từ Chiều, ABCD (Y Ban); Vân Vy, Thang máy

Sài Gòn (Thuận); Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phƣợng); Ngày hoàng đạo, Online … ba lô (Nguyễn Đình Chính)…

Với ảnh hƣởng của phân tâm học, các nhà văn đƣơng đại đã chọn cho mình một hƣớng đi khác, đó là xu hƣớng mở rộng, đào sâu vào những vấn đề thuộc bản năng vô thức, vấn đề tính dục và đời sống tâm linh của con ngƣời. Xu hƣớng này sẽ đem lại sự phong phú, mới mẻ cho văn học nƣớc nhà, góp phần xây dựng một quan niệm nghệ thuật toàn diện về con ngƣời.

Trong xã hội hiện đại với những biến động dữ dội, dân chủ hóa trên mọi mặt đời sống, con ngƣời có quyền đƣợc là chính mình, đƣợc sống với bản thể của mình thì chắc chắn phân tâm học vẫn là chìa khóa để giải đáp những bài toán tâm lý phức tạp trong tƣơng lai nhƣ nó đã và vẫn đang tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 29)