Nhân vật với đời sống bản năng

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nhân vật với đời sống bản năng

Bản năng sống

Bản năng sống là bản năng nguyên thủy của con ngƣời, là biểu hiện tâm lý cần phải thỏa mãn tất cả các nhu cầu của sinh tồn và sinh sôi nảy nở (phồn thực), làm cho con ngƣời yêu đời, vui vẻ, lạc quan; con ngƣời vƣợt lên trên cái chết, sự tuyệt vọng. Chính vì vậy, bản năng sống là phần quyết định bên trong mỗi con ngƣời.

Đã có rất nhiều tác phẩm thể hiện bản năng này một cách rõ nét, chứng

tỏ sức sống mãnh liệt của con ngƣời khi đứng trƣớc vực thẳm cuộc đời. Thoạt

kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng đã cho chúng ta thấy trong sâu thẳm tâm hồn của một con bệnh điên dại, hoang tƣởng nhƣ Tính vẫn tồn tại tình yêu đối với Hiền; còn trong Ngồi, nhân vật Khẩn tuy chán nản, bế tắc vì phải mục kích trực tiếp sự bất công, ngang trái của cuộc đời nhƣng anh ta vẫn âm thầm tin tƣởng: “Cuộc đời chẳng bao giờ phù phiếm, mọi thứ đều có nghĩa, cả trong những khoảng thời gian trống rỗng nhất cũng có nghĩa” [34, tr.285]. Đặc biệt, trong những tác phẩm viết về chiến tranh của Bảo Ninh, Nguyễn Đình Tú, bản năng này càng thể hiện rõ nét khi con ngƣời đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết: “Nghĩa vụ của một con ngƣời trƣớc trời đất là sống chứ không phải là hi sinh nó, là ném trải sự đời một cách đủ ngọn ngành chứ không phải là chối bỏ…” [32, tr.72].

vật của mình một cách tinh tế đúng với bản chất vốn có của con ngƣời. Mùi

cá ngạnh (Ngày hoàng đạo), “một thằng lính vừa xuất ngũ tuổi ngoài “băm”

mới chỉ học lớp chín chẳng có lấy một cái bằng cấp nào trong tay bỗng nhiên bị ném về quê bắt đầu tính kế sinh nhai hƣớng nghiệp cho suốt cả phần đời còn lại của mình” [6, tr.167]. Nếu ở chiến trƣờng, Mùi cá ngạnh là “một thằng lính chiến lọc lõi già dặn” thì khi trở lại đời sống thƣờng dân y lại là một gã “khờ khạo ngô nghê ”. Mùi cá ngạnh nghĩ rằng “đời mình toi là cái chắc. Toi đặc. Ra bã” [6, tr.165]. Hụt hẫng, thất vọng, bế tắc, tƣơng lai phía trƣớc mù mịt, anh đau lắm, nỗi đau cứ thấm vào tim óc từng giờ, từng phút, từng ngày, anh cảm thấy cay cú, nhục nhã. Thế nhƣng bản năng sống trong anh không cho phép anh đầu hàng số phận, nó buộc anh bằng mọi giá phải tìm ra con đƣờng sống cho chính mình, và một lẻ tám ngày đêm anh ngồi trên cái cối đá thủng nhìn ra biển, vào cái giây phút anh tuyệt vọng nhất thì anh nhận ra rằng: “Chà! Cái cuộc đời rối bù bát nháo hỗn độn này hóa ra dễ hiểu vô cùng. Nó giống hệt cái bãi biển kia và đại dƣơng mênh mông xa tít dào dạt kia. Trƣớc mũi là cứt đái bẩn thỉu khắm lặm nhƣng xa hơn chỉ một chút xa hơn bao giờ cũng là biển xanh mênh mông trong sạch lúc nào cũng dạt dào dào dạt vỗ sóng tới tận chân trời” [6, tr.169]. Với quyết tâm phải sống, cuối cùng Mùi cá ngạnh cũng đã trở thành thuyền trƣởng, có một cuộc sống hạnh phúc bên ngƣời vợ đảm đang, hiền thục.

Cô bé Thƣơng Ơi (Ngày hoàng đạo) cũng là một nhân vật có bản năng

sống vô cùng mạnh mẽ. Sáu tuổi, mẹ bỏ đi để lại cho cô ngƣời cha “bán thân bất toại nằm ngay đơ nhƣ pho tƣợng nửa sống nửa chết”. Ấy thế mà cô vẫn sống, vẫn lạc quan, yêu đời, không hề oán trách hay tuyệt vọng. Đây không phải là một phép màu, cũng không phải là một câu chuyện trong cổ tích, mà điều này thuộc phạm trù bản năng sinh tồn của con ngƣời. Nhƣ vậy mới thấy, bản năng sống là bản năng đầu tiên mà con ngƣời có đƣợc từ lúc lọt lòng mẹ.

Đứa trẻ khi mới chào đời, bản năng sống đầu tiên của nó thể hiện qua việc đòi bú mẹ khi có cảm giác đói. Và để tồn tại, đứa trẻ sẽ có những phản ứng nhất định đáp ứng nhu cầu bản năng để duy trì sự sống. Cô bé Thƣơng Ơi cũng vậy, khi trƣớc mắt là vực thẳm, bản năng sống, bản năng sinh tồn trong cô trỗi dậy một cách mạnh mẽ, chính bản năng này đã giúp cô vƣợt lên trên số phận để tiếp tục tồn tại trong cuộc đời.

Không chỉ là bản năng sinh tồn nhƣ ở cô Thƣơng Ơi, bản năng sống của cô Huyền “cave” còn thể hiện ở khát khao đƣợc sống một cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác chứ không phải cuộc đời của một “con vạc ăn đêm”. Khi phát hiện mình bị sida, khi thấy cái chết đang treo lơ lửng trên đầu, cô không hề suy sụp hay tuyệt vọng, ngƣợc lại cô càng trở nên rắn rỏi, mạnh mẽ hơn, bản năng sống trong cô càng quẫy đạp dữ dội hơn “Em không thể ngồi đợi chết. Em phải tranh thủ làm ăn kiến tiền để lại cho mẹ và ba đứa em ở nhà quê kẻo không kịp nữa rồi” [6, tr.288]. Phải chăng khi đứng trƣớc cái chết, bản năng sống của con ngƣời mới thực sự đƣợc đánh thức, con ngƣời mới cảm thấy trân quý sự sống, mới cảm thấy ham sống hơn bao giờ hết.

Trong Online…ba lô, bản năng sống lại thể hiện ở khả năng thích nghi với môi trƣờng, hoàn cảnh sống của con ngƣời. Vốn là ngƣời Kinh nhƣng phải lên làm việc tận bản tộc ngƣời Thẻn Hà trên núi, ông cụ Giản lấy vợ Thẻn Hà, sinh bốn ngƣời con, bị bệnh hủi phải vào rừng sống… Khi có cơ hội đƣợc trở về với cộng đồng thì ông lại từ chối bởi “ở với ngƣời Thẻn Hà lâu quá rồi, nên, hóa thành ngƣời Thẻn Hà rồi…Tôi sống thế này quen rồi mà” [8, tr.142]. Khi môi trƣờng sống thay đổi, để tồn tại, con ngƣời buộc phải thích nghi với nó. Đây cũng là một trong những biểu hiện của bản năng sống mà phân tâm học quan tâm.

Rõ ràng, không phải chỉ trong các cuộc chiến tranh khốc liệt, khi sự sống và cái chết cách nhau trong gang tấc thì con ngƣời mới bộc lộ bản năng sống

mạnh mẽ; mà ngay cả trong cuộc sống đời thƣờng, khi những khó khăn, trở

ngại uy hiếp đến sự sống thì con ngƣời cũng phải căng đến tận cùng cảm giác

để tồn tại, cả vô thức lẫn hữu thức buộc phải lựa chọn để đảm bảo cho sự sống bản thể. Thế nhƣng, trong trƣờng hợp bản năng sống quá mạnh mẽ, lấn át hết thẩy những bản năng khác, che đậy hết thẩy những quy tắc đạo đức xã hội sẽ khiến con ngƣời không làm chủ đƣợc bản thân, không chế ngự đƣợc ham muốn, rơi vào chỗ đớn hèn, tha hóa bởi họ có thể làm mọi việc miễn sự sống của họ đƣợc đảm bảo mà không cần quan tâm đến bất cứ việc gì. Chế

Bồng Thớt trong Ngày hoàng đạo đã “tự nhổ 4 cái răng cửa liền một lúc rồi

lại tự bắn cụt ngón tay trỏ bàn tay phải để khỏi ra trận” [6, tr.179]. Đào ngũ sau vài lần chết hụt, sống chui sống lủi trong mấy buôn sóc ngƣời Chàm, lấy vợ Chàm, thay đổi họ tên, nguyện suốt đời nhận quê vợ là quê hƣơng mình. Tất cả những hành động “đớn hèn” đó nhằm một mục đích duy nhất là đảm bảo sự sống của bản thân.

Nhƣ vậy, bản năng sống là bản năng thƣờng trực, luôn tồn tại trong vô thức của mỗi ngƣời. Khi con ngƣời trở nên yếu đuối, tuyệt vọng cũng là lúc bản năng sống đƣợc đánh thức. Sức mạnh vô hình của bản năng sống trong cõi sâu vô thức nhiều khi lấn át cả lý trí con ngƣời, là nguồn cung cấp năng lƣợng cho con ngƣời, tạo sự thăng bằng bên trong tâm hồn giúp con ngƣời vƣợt qua vực thẳm của cuộc đời, để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Bản năng chết

Schopenhauer cho rằng, chết là kết quả tất nhiên của sống, cho nên trong đời sống con ngƣời thƣờng gặp những sự kiện liên quan đến cái chết, nó gây ra một loại liên tƣởng: thƣơng xót cái chết của ngƣời khác và nghĩ đến cái

chết của mình. Nietzsche trong sách Khoa học của khoái lạc cũng nhiều lần

nhắc nhở con ngƣời cần hết sức quan tâm đến cái chết, “vì cái chết tồn tại từng giờ, từng phút trong đời sống, nó giống nhƣ “ngƣời bạn đƣờng ảm đạm”,

thƣờng đứng phía sau ngƣời ta, lại giống nhƣ biển cả cô đơn yên lặng trong tiếng nói ồn ào của con ngƣời, đã chờ phát chán, bất kỳ lúc nào nó cũng chuẩn bị nuốt chửng tù binh của nó” [29, tr.206-207].

Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu về cái chết của những ngƣời đi trƣớc, Freud đã xây dựng lý luận về bản năng chết, một trong hai bản năng chủ yếu của bộ máy tâm thần con ngƣời. Theo đó, ông xác nhận chết là mục tiêu cuối cùng của sự sống, cái không sinh sống có trƣớc cái sinh sống. Ông không chỉ coi sự chết là một trong hai bản năng lớn, đối lập với sự sống mà còn nêu lên những biểu hiện cơ bản của bản năng chết, đó là làm cho con ngƣời luôn âu sầu, sợ hãi mọi thứ và muốn biến mất khỏi thế giới này bằng cái chết.

Một số nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Kể từ khi cuộc đời bác sĩ Cần “hoàn toàn rơi xuống và bị nhấn chìm trong nỗi khổ đau tuyệt vọng còn tối tăm hơn cả đáy địa ngục” thì “nhiều lúc ông đã định tự tử”. Tự tử để thoát khỏi cuộc sống đày đọa, tủi nhục đang từng ngày từng giờ dày vò cái thân xác còm cõi của ông, gặm nhấm cái tâm hồn đầy thƣơng tích của ông. Với bản tính nhút nhát hèn yếu, ông không thể thỏa mãn cái ham muốn “đƣợc chết” của mình, do đó ông thỏa mãn nó bằng một hình thức khác còn đau đớn hơn cả cái chết, tự hủy hoại bản thân bằng cách đi hoang, sống một cuộc đời vô nghĩa, không mục đích, chán ghét chính bản thân mình. Ông luôn có cảm giác buồn bã và cô đơn, nó giống nhƣ “luồng thuốc độc ngấm dần qua da qua xƣơng thấm sâu vào tim phổi ruột gan khiến ông bải hoải tuyệt vọng chỉ muốn chết đi cho xong đời” [6, tr.216]. Giữa hai con đƣờng: đấu tranh để vƣơn lên, để chủ động điều chỉnh số phận hoặc hèn nhát, bất lực, cam chịu, buông thả đời mình cho số phận thì bác sĩ Cần đã chọn con đƣờng thứ hai, thu mình lại và đi về hƣớng “ngõ cụt”. Hai con đƣờng này chính là đại diện cho hai bản năng trong một con ngƣời: bản năng sống và bản năng chết. Đối với bác sĩ Cần, bản năng sống trong ông quá

yếu ớt, quá mờ nhạt trong khi bản năng chết thì mạnh mẽ, hoàn toàn chiếm ƣu

thế, làm biến dạng sự sống. Đã có lúc bị bắt vào tù vì nhầm lẫn với một tay

anh chị đại ca nổi tiếng trong giới giang hồ; có lúc bị bắt vì hiểu lầm ông là ngƣời mua dâm… nhƣng ông không hề có bất kỳ một phản ứng nào dù là một lời thanh minh cho chính mình, ông đón nhận tất cả những “tai vạ oan trái đó với thái độ cam chịu và thành khẩn”. Với một ngƣời luôn hƣớng đến cái chết nhƣ bác sĩ Cần thì mọi thứ xung quanh chẳng đáng để ông quan tâm hay lo lắng, ông trở nên vô cảm với chính bản thân mình.

Theo Freud, bản năng chết có thể làm biến dạng sự sống. Khi rơi vào trạng thái lo âu, đau khổ hay thất vọng, con ngƣời hao mòn sinh lực, tạo ra một sự lo âu truyền kiếp. Và chết là cách để giết những ham muốn, tránh đƣợc sự đau khổ do những ham muốn ấy gây ra. Nhân vật cha Tạc cũng là một minh chứng tiêu biểu. Một cha đạo “da trắng áo thâm hăm hở việc đời siêng năng việc đạo” nhƣ cha Tạc nguyện trọn đời dâng mình cho nƣớc chúa, thế nhƣng trong sâu thẳm tâm hồn cha lúc nào cũng đau đớn, vật vã những thèm khát dục vọng, để rồi cha không thể vƣợt qua đƣợc những cám dỗ của bản năng, điều này khiến cha ngày một hoảng loạn và trở nên trầm uất. Tâm trạng dằn vặt ấy của vô thức đã đẩy cha Tạc tới bản năng chết nhƣ cách tự tìm lối thoát cho mình. Điều này giải thích vì sao khi sóng thần ập vào làng Lũng Bãi, cha Tạc không leo lên thuyền để thoát khỏi cái chết mà lại chấp nhận, đón chờ nó một cách thanh thản, tự nguyện: “Hồn cha từ từ thoát xác bay lên ngơ ngác vẫy đôi cánh nhỏ xíu u buồn xám hối uể oải gửi lời chào từ biệt cái thân xác tội lỗi của cha dƣới kia…” [7, tr.139]. Chỉ có cái chết mới giúp cha thoát đƣợc những ham muốn bản năng, tránh đƣợc những đau khổ, dằn vặt trong tâm hồn. Khi đƣợc thuyền trƣởng Mùi cá ngạnh cứu sống, cha Tạc chẳng những không cảm thấy vui, không cảm thấy mình may mắn mà ngƣợc lại cha khó chịu vì điều đó bởi vô thức không đƣợc thỏa mãn. Vì vậy, khi cha

bị một mảnh sành cứa vào đầu gối, máu tứa ra đau buốt nhƣng “cha Tạc chẳng còn thiết gì hét toáng lên kêu cứu hoặc bò vào trong tìm thuốc lào thuốc lá dịt vào vết thƣơng. Cha Tạc ngồi im co đầu gối chân trái lên cúi đầu dỏng tai lắng nghe tiếng máu trong ngƣời cha chảy ra chầm chậm” [7, tr.162- 163]. Một lần nữa bản năng chết đã chiến thắng, một lần nữa cha chờ đợi cái chết đến với mình nhƣ một con chiên chờ đợi sự cứu rỗi linh hồn từ đức Chúa trời. Là một cha đạo nhƣng cha Tạc vẫn không thoát khỏi tình trạng xung đột giữa ý thức và vô thức. Cha Tạc không thoát khỏi những ám ảnh về ham muốn bản năng, những giằng xé giữa đạo và đời, điều này đã đẩy cha vào ngõ cụt tinh thần, tạo điều kiện cho bản năng chết trỗi dậy.

Đề cập đến hai bản năng chủ yếu của bộ máy tâm thần con ngƣời: bản năng sống và bản năng chết, Nguyễn Đình Chính đã thể hiện thành công những trạng thái tinh thần vô cùng phong phú nhƣng cũng hết sức phức tạp của con ngƣời.

Bản năng tính dục

“Phân tâm học Freud đứng bằng hai chân, chân tính dục và chân vô thức; bộ đôi lý thuyết lừng danh này là bệ đỡ cho toàn bộ cây tƣ tƣởng phân tâm triển nở, đâm cành sẻ nhánh, “lấn sân” sang mọi lĩnh vực, trở thành chủ nghĩa Freud (Freudisme)” [39, tr.629]. Nhƣ vậy, tính dục là một trong hai hệ thống lý thuyết then chốt của phân tâm học.

Theo Freud, tính dục là một trong những ẩn ức quan trọng, là bản năng sinh lý thuộc về bản thể tự nhiên nhất của con ngƣời. Vì vậy, việc khắc họa con ngƣời tính dục là biểu hiện khát vọng hạnh phúc chính đáng mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Hàng loạt những ngòi bút của văn xuôi đƣơng đại nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tƣ, Hồ Anh Thái, Y Ban, Nguyễn Đình Tú, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phƣơng, Thuận, Bảo Ninh…đều từ bản năng tính dục để chuyển tải nhiều vấn đề trong đời sống hiện đại, để tìm thấy

ở đó những chân giá trị hay những tha hóa rệu rạo; sự đồng cảm trân trọng hay thái độ phơi bày, lên án. Khi khám phá bản năng tính dục của con ngƣời, các nhà văn đều nuôi khát vọng đƣa con ngƣời đạt tới trạng thái tinh thần với những xúc cảm thiêng liêng, không chỉ dừng lại ở những thỏa mãn thể xác mà còn là phƣơng tiện khám phá chân tính của con ngƣời, để nâng niu, trân trọng, tìm kiếm lại bản ngã con ngƣời.

Soi chiếu từ ánh sáng phân tâm học, đa phần nhân vật của Nguyễn Đình

Chính đều hành động theo sự chi phối của bản năng gốc, bản năng tính dục.

Nhà văn tập trung khám phá bản năng này ở nhân vật nhƣ một thuộc tính tất yếu bất kể tầng lớp, giới tính, tuổi tác. Đó là con ngƣời dục tính với sự bất lực, khiếm khuyết; con ngƣời với nỗi khao khát, căng thẳng, tràn đầy năng lƣợng của tuổi trẻ đang đòi đƣợc giải tỏa; có khi đó là con ngƣời với nỗi cô đơn bất hạnh đi tìm hơi ấm của đồng loại, có cả những con ngƣời với đời

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 57)