6. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Không thời gian ảo giác
thông tin (imformation age) làm thay đổi toàn bộ bộ mặt đời sống, kinh tế, giáo dục đến văn hóa nhân loại. Nó tạo nên một kiểu hiện thực khác lạ, kiểu hiện thực đa chiều kích, có thể mở rộng đến bất cứ nơi nào trí tƣởng tƣợng của con ngƣời vƣơn đến. Văn học Việt Nam sau 1986 cũng có sự thay đổi rõ nét quan niệm về hiện thực. Hiện thực là cái chƣa biết, là cái khả nhiên (cái có thể xảy ra), vô cùng phức tạp, luôn biến chuyển, cần phải khám phá, tìm tòi và luận giải.
Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, bên cạnh không gian hiện thực (cái ồn ào, náo nhiệt, bề bộn của thị thành; cái nghèo nàn, xơ xác, đơn điệu của làng Lũng Bãi; cái buồn bã, u hoài, khốn khổ của làng cùi An Nan; cái thơ mộng, dịu nhẹ, trù phú của làng Cổ Mật; cái mịt mùng, bí ẩn của Nả Hoang), là không gian của tâm linh, hoang đƣờng, kì bí vừa thực vừa hƣ.
Trong Ngày hoàng đạo, dọc theo trục đời của nhân vật chính, nhà văn đã sáng
tạo kiểu không - thời gian ảo giác gắn với căn bệnh tâm thần phân lập, nhớ nhớ quên quên của bác sĩ Cần. Ông gần nhƣ cả cuộc đời gắn với những hồn ma bóng quỷ, đặc biệt có khả năng tƣơng thông với những xác chết. Điều này giải thích vì sao ông lại nhìn thấy, trò chuyện đƣợc với hồn ma của bà Nhàn, giáo sƣ Bùi Thành Công, tƣớng cƣớp Thạch gà gáy, bộ đội Xuân, lính biệt kích Phạm Văn Cổn, ông Từ họ Đỗ… Không - thời gian lúc này mở ra một thế giới tâm linh huyền bí, thế giới bên kia, khiến bác sĩ Cần (và ngƣời đọc) nhiều khi cũng không phân định nổi đâu là thực đâu là ảo. Sự xuất hiện của những luồng khí khi thì màu da cam (hồn ma của bà Nhàn, Thạch gà gáy), khi thì màu xám ngoét nguội tanh (hồn ma của giáo sƣ Bùi Thành Công), lúc thì đặc quánh đen xì (hồn ma của y sĩ Sự) trong ảo giác của bác sĩ Cần đã mang đến không gian liêu trai, ma quái, linh thiêng: “Ông bác sĩ già ngƣớc nhìn lên bầu trời…chìm trong một thứ ánh sáng đùng đục bảng lảng nhƣ không có thật. Thứ ánh sáng chỉ có thể nhìn thấy trong một thế giới khác đó là thế giới của những giấc mộng ma mị” [7, tr.216]. Không gian này gắn với những kí ức
của nhân vật, đa phần là những kí ức buồn, kí ức tội lỗi khiến nhân vật sống trong tâm trạng giằng xé, nuối tiếc, bất an.
Nếu nhƣ không gian ảo giác trong tâm thức của bác sĩ Cần là “môi trƣờng vật chất mới lạ vƣợt qua sức hiểu biết của con ngƣời hiện nay. Nó ẩn náu trong con ngƣời khi ngƣời ta sống và nó xuất hiện tồn tại khi con ngƣời đã lìa bỏ đời sống sinh học” [6, tr.66], thì “hố đen tâm linh” lại là một không gian ảo giác khác trong cảm nhận của cô gái thiên sứ Thƣơng Ơi. Sau khi đã chứng kiến sự phức tạp của thế giới nhân quần trần tục, nếm trải đến tận cùng cảm xúc khoái lạc của MỘT - CON - NGƢỜI - ĐÚNG - NGHĨA cùng cha Tạc trên hòn đảo Kình, khép lại một cuộc đời long đong, lận đận, cô gái thiên sứ “nhìn thấy một hốc đen ngòm xoay tròn bỗng hiện ra hun hút. Hốc đen đó cứ loang rộng ra mãi và loang rộng ra mãi… Hố đen tâm linh…” [7, tr.319]. Cuộc sống vẫn còn nhiều sự éo le, ngang trái, hình tƣợng nhân vật Thƣơng Ơi mang biểu tƣợng cứu rỗi, biểu tƣợng của Thiên tính nữ, xoa dịu, hóa giải, thanh tẩy những nỗi đau và bi kịch của con ngƣời.
Gắn với không gian ảo giác là thời gian huyền ảo, không đầu, không cuối, lơ lửng trong thời gian vô hạn: nó có thể là thời gian của quá khứ (một quá khứ chƣa hoàn tất vì những vƣớng bận và những “món nợ” trần gian), và nó cũng có thể là thời gian của hiện tại vì tất cả những gì liên quan đến nhân vật dƣờng nhƣ vẫn còn tiếp diễn. Lúc này thời gian gắn với kí ức của những hồn ma, những kí ức dữ dội, khốc liệt, trĩu nặng. Cho dù mọi lỗi lầm đã đƣợc tự thú, sám hối, thời gian đã tạm lui vào quá vãng, nhƣng những hệ lụy vẫn còn ám ảnh ngƣời ở lại. Y sĩ Sự đã chết, một cái chết thê lƣơng, đau đớn, nhƣng hồn ma của ông vẫn còn lơ lửng bởi những lỗi lầm chƣa thể gột rửa. Chỉ đến khi gặp đƣợc bác sĩ Cần, tất cả mới đƣợc hóa giải: “Ba ngày hôm sau góc khu nghĩa trang có chôn ngôi mộ ông y sĩ Nguyễn Văn Sự bay sạch mùi thối khắm. Bảy ngày sau thì những vạt cỏ chết héo cháy đen đã tƣơi tốt trở lại
đua nhau trổ mầm non xanh mơn mởn” [6, tr.231].
Nhằm phô diễn vùng mờ vô thức, Nguyễn Đình Chính đã thành công trong việc tổ chức không - thời gian giấc mơ. Việc tạo dựng lại không - thời gian giấc mơ là cách để nhà văn khám phá bản thể sâu thẳm nơi nhân vật. Trong Ngày hoàng đạo, các giấc mơ của nhân vật xuất hiện trong những không gian mờ ảo, hƣ thực bởi sự cộng hƣởng của ánh trăng nhờ nhờ, của đêm tối mịt mù. Giấc mơ làm tình với cô gái thiên sứ Thƣơng Ơi diễn ra trong một không gian tràn trề dục tính, vừa thực vừa ảo, vừa tỉnh vừa mơ: “Một mảnh trăng lờ lợ trơn tuồn tuột đang trôi lơ lửng trong đám mây tím ngắt. Ánh trăng đục ngầu nhễu nhại tuôn chảy lai láng trên mấy cái nồi đất vo úp ngƣợc…” [6, tr.235-236]. Ẩn khuất trong cái tối tăm của thiên nhiên ấy là thế giới vô thức bí ẩn, những khát khao thầm kín vốn bị che đậy của con ngƣời. Và chỉ khi nào sống trong thế giới ấy, con ngƣời mới trở lại cái bản ngã nguyên sơ, trọn vẹn, thành thực của mình.
Trong Online… ba lô, không gian giấc mơ xuất hiện khá ít, chủ yếu là
những hồi ức của nhân vật Zê. Mặc dù tần số xuất hiện của giấc mơ không nhiều, song thông qua lời tự thú của Zê, chúng ta nhận thấy có một giấc mơ duy nhất đƣợc lặp đi lặp lại, trở thành nỗi ám ảnh, sự mời gọi, thôi thúc anh lên đƣờng trở về với núi rừng hoang vu, nơi đó anh mới thực sự là chính mình: “Mấy chục năm nay rồi, năm nào cũng thế. Tết đến. Sƣơng muối mịt mù lạnh tái tê. Đêm co ro trong chăn. Ngủ. Trong mơ… đôi khi lại nghe thấy tiếng hú hoang vu từ rừng thẳm vọng về” [8, tr.37].
Từ góc nhìn phân tâm học, không - thời gian ảo giác không chỉ gắn với chấn thƣơng tinh thần của các nhân vật, mà nó còn soi rọi vào đời sống vô thức bí ẩn, phức tạp của con ngƣời. Nhờ kiểu không - thời gian này, ngƣời đọc nhƣ lạc vào một thế giới khác. Mỗi điểm dừng của hành trình ấy là một câu chuyện đầy ẩn khuất, éo le của con ngƣời. Cả một thế giới nhân sinh,
nhân tính bỗng hiện về sắc nét, chân thực và đầy chất nhân văn. Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, câu chuyện của Nguyễn Đình Chính nhƣ một hồi chuông cảnh tỉnh con ngƣời nhận thức về “tội ác và trừng phạt”.