Biểu tƣợng phồn thực

Một phần của tài liệu (Trang 96 - 97)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2.Biểu tƣợng phồn thực

Tín ngƣỡng phồn thực là một hiện tƣợng tôn giáo phổ biến trong đời sống nhân loại từ thuở xa xƣa. Nó biểu hiện trƣớc hết ở tục thờ cúng sinh thực khí. “Chính sự cấm kị đi kèm với nỗi khát khao quả cấm, sự bất cập của lý trí nguyên thủy đã mang lại một ánh sáng khác thƣờng cho các cơ quan sinh sản, làm thiêng hóa chúng” [41, tr.65].

Nguyễn Đình Chính đã sáng tạo ra hệ thống biểu tƣợng có tính chất hoài niệm phồn thực. Đó là hình ảnh “bức tƣợng sành cụt đầu đàn bà có bộ mông to tƣớng tròn vo nhƣ cái chum còn đàn ông thì cứ ƣỡn bộ phận sinh dục ra méo mó cứng đờ chẳng khác gì những vòi ấm tích sứt sẹo bị nung quá lửa” [7, tr.10]. Những bức tƣợng này đƣợc tìm thấy ở làng Lũng Bãi, nơi nổi tiếng với nghề gốm, và cũng là nơi còn lƣu giữ sự nghèo nàn, cổ hủ, cùng nếp nghĩ, cách sống từ ngàn xƣa. Với cha Tạc, việc tìm hiểu những pho tƣợng sành kì dị đó là sứ mệnh, có tính nội tại, bản thể nhằm “làm một cuộc lội ngƣợc về cội nguồn kiếm tìm soi tỏ bản ngã bí ẩn u ám lâu nay náu mình trốn lủi sâu thẳm trong con ngƣời trƣớc khi dâng trọn đời mình cho nƣớc Chúa” [7, tr.11]. Và cũng từ đây, những hình ảnh phồn thực này luôn ám ảnh, cuốn hút, cám dỗ cha Tạc hàng chục năm trời. Chính nó đã đánh thức bản năng đàn ông, khơi dậy những khát khao ham muốn ẩn sau lớp áo choàng thâm của vị tu sĩ. Biểu tƣợng này cũng có chức năng che chở, cứu rỗi khi cha Tạc gặp nạn giữa biển khơi muôn trùng sóng dữ: “cha Tạc có ngờ đâu rằng chính bộ mông to tƣớng cong tếu chổng ngƣợc ra đằng sau tròn vo nhƣ cái chum ƣớt dào dạt gợi dục đó lại hóa thành phao cứu mạng cho đời cha” [7, tr.163]. Biểu tƣợng

bộ mông cũng là hình ảnh trở đi trở lại trong Online…ba lô: “Mông cô gái

tròn vo đong đƣa sau cặp váy chàm đẫm sƣơng rừng” [6, tr.59]; “Đôi mông tròn vo căng mẩy nhoay nhoáy nhảy múa” [8, tr.67]… Nguyễn Đình Chính đã miêu tả nhân vật, đặc biệt là các nhân vật nữ bằng vẻ đẹp thân thể, gợi tình,

giàu nữ tính. Họ không những mang vẻ đẹp của sự thánh thiện, hoàn mĩ (nữ tính vĩnh hằng, vẻ đẹp thiên sứ) mà còn là vẻ đẹp của sức sống, sự mơn mởn, của khát khao cháy bỏng đẫm màu phồn sinh phồn thực. Nhà văn đã không ngần ngại sử dụng ngôn ngữ của thân xác: “Đôi vú đẫy đà, tấm thân phốp pháp, hừng hực” của ả giang hồ, “hai cái núm vú nâu nom nhƣ hai gò đất đƣợc phủ một lớp lông tơ mơn mởn thanh khiết đầy gợi cảm” của cô gái vận động viên bóng bàn trong giấc mơ bác sĩ Cần, “hai núm vú của cô gái nhọn hoắt rực lên nhƣ mắt của loài hổ dại hung ác. Eo lƣng nhỏ xíu…bộ mông to nảy nở căng bóng lộn nhƣ thoa mỡ” của cô gái Thƣơng Ơi, …Tất cả đều toát lên vẻ gợi tình, hoang sơ, đầy sự mê hoặc, nhƣ mời gọi, đánh thức bản năng đàn ông. Nó không chỉ mang lại cảm hứng xác thịt mà còn ẩn chứa một sức mạnh có thể cảm hóa, thức tỉnh, cứu rỗi linh hồn con ngƣời.

Những tiết đoạn tính giao đƣợc nhà văn miêu tả đầy tính ƣớc lệ, tƣợng trƣng (cha Tạc và Liễu - đánh thức, khơi dậy bản năng đàn ông; cha Tạc và Thƣơng Ơi - sự hóa giải, thanh lọc tâm hồn để trở về phụng sự nƣớc Chúa; bác sĩ Cần và A Moóng - xoa dịu nỗi đau thể xác, cứu rỗi tâm hồn vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, hồi sinh một con ngƣời bằng hành trình “lột xác” lạ kỳ; Zê và Thào Yêng - sự chở che, bao dung, độ lƣợng nữ tính làm cân bằng đời sống, neo giữ nhân tính, hƣớng thiện...).

Nhƣ vậy, Nguyễn Đình Chính đã tìm thấy trong đời sống tính dục của con ngƣời mảnh đất để chuyên chở những thông điệp từ cổ xƣa đến hiện tại, từ thế giới tự nhiên hoang dã đến xã hội văn minh hiện đại. Qua đó, nhà văn đã tìm cho mình một “mật mã” để khơi mở những góc khuất bí ẩn trong đời sống bản năng, vô thức của con ngƣời.

Một phần của tài liệu (Trang 96 - 97)