Kết cấu dòng tâm trạng

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 73)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Kết cấu dòng tâm trạng

Nhìn ở bề mặt văn bản, tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính đƣợc kết cấu theo “khung khổ” (chữ dùng của Iu. Lotman), tức nhìn bề ngoài, tác phẩm là sự sắp xếp, phân bố các sự kiện, tình tiết khá mạch lạc, logic theo luật nhân - quả.

Kiểu kết cấu này cho phép tác giả dễ dàng mở rộng quy mô truyện kể, bao quát không - thời gian rộng lớn, nhiều sự kiện, nhiều tuyến nhân vật để tạo nên sự đa tầng của cốt truyện. Song, đó chỉ là bề mặt của kết cấu, ẩn chìm dƣới lớp ngôn từ ấy lại là kết cấu bề sâu (bề sâu, bề xa, bề bất tri giác), nơi những con sóng tâm trạng, những dòng ý thức, những trạng huống cảm xúc đa chiều làm đứt gãy mọi giới hạn ràng buộc của đƣờng dây cốt truyện chính. Chúng ta có thể bắt gặp nơi đó những biến chuyển nội tâm với những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc, tội lỗi, lầm lạc, mặc cảm... của con ngƣời. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính vừa đầy ắp sự kiện, tình tiết, biến cố, vừa mênh mang các trạng thái cảm xúc mơ hồ, khó nắm bắt, trôi theo dòng chảy tâm trạng.

Trong Ngày hoàng đạo, nhƣ biểu đồ xƣơng cá, từ trục chính là câu chuyện về bác sĩ Cần, nhà văn đan kết những nhánh chuyện (về cha Tạc, về Mùi Cá Ngạnh, về các nhân vật khác…) - mỗi nhánh chuyện là những dòng tâm trạng. Những biến cố, bƣớc ngoặt trong cuộc đời nhân vật chính đƣợc mở ra vừa chân thực vừa hƣ ảo. Bằng cuộc hành trình chƣa hết một đời ngƣời ấy mà bao trùm cả hai cảnh giới: âm/cõi chết và dƣơng/cõi sống, quá khứ và hiện tại, miền xuôi và miền ngƣợc, văn minh và dã man, chiến tranh và hậu chiến; cùng những trạng huống phức tạp: yêu thƣơng và lầm lạc, bạo lực và tội lỗi, ý thức và vô thức, thiện và ác, dục tính và tâm linh… Nguyễn Đình Chính luôn có ý thức tạo cho nhân vật mình những không gian tâm tƣởng để chiêm nghiệm và suy tƣởng. Lúc ấy, dƣờng nhƣ sự kiện bên ngoài câu chuyện đƣợc đẩy về sau, nhƣờng chỗ cho những biến chuyển tinh tế bên trong của các trạng thái tâm lý, tình cảm, tƣ tƣởng.

Cuộc đời bác sĩ Cần là những chuyến đi, nhƣng trong ý đồ của nhà văn, ông không xây dựng nhân vật là kiểu con ngƣời hành động - dấn thân mà chủ yếu là con ngƣời nghe, nhìn, suy ngẫm. Ngƣời đọc có thể bắt gặp những dòng tâm trạng cay đắng của nhân vật khi tra vấn bản ngã - cuộc đời thừa, vô nghĩa,

phi lí: “Bỗng chốc ông bác sĩ nhận ra thân phận ông khác gì con dễ trũi lấm láp cứ chui ra chui vào một trong hàng vạn cái mồm méo mó đang mở hoác ra kia trong hàng chục năm trời đằng đẵng” [6, tr.75], nhận ra bi kịch cô độc, lạc loài, bị/tự lãng quên: “Hơn hai mƣơi năm trời sống cô đơn bị ngƣời đời ruồng bỏ khinh miệt lãng quên ông đã quá quen với sự nhẫn nhục” [6, tr.138], và sâu thẳm là những nỗi buồn miên man trải dài trong suốt thiên truyện: “Lòng ông bác sĩ se lại, man mác buồn. Một nỗi buồn dịu dàng gần giống nhƣ nỗi buồn vô cớ nhƣng nó cứ từ từ thấm sâu vào tim ông khiến ông ngạt thở nhƣ đang bị đè gối lên mặt” [6, tr.189].

Rẽ nhánh từ chuyện đời bác sĩ Cần là hành trình của cha Tạc. Với cha Tạc, việc hành đạo hay nhập thế không để lại nhiều ấn tƣợng trong lòng ngƣời đọc bằng những phút giây trăn trở, băn khoăn, đối diện với bản ngã. Đó là khoảnh khắc “ngộ” ra những bí ẩn của thế giới tâm linh, những ý nghĩ và khát khao thầm kín, thành thực về một thế giới mà con ngƣời đƣợc sống thật với chính mình, thoát khỏi mọi ràng buộc trần thế lẫn tâm thế. Và nhiều hơn tất thảy là nỗi ám ảnh trần tục, là sự trỗi dậy của dục năng trong suốt cuộc hành trình trở về nguồn cội truy tìm, soi tỏ bản ngã bí ẩn. Đó thật sự là một cuộc đối thoại giữa Tâm và Thân, giữa Đạo và Sắc Dục, giữa Ý thức và Vô thức trên con đƣờng giác ngộ của cha Tạc. Có thể nói, Nguyễn Đình Chính đã có những trang phục bút tuyệt vời khi miêu tả những biến chuyển tế vi trong “bản thể ngƣời”, “bản nguyên dục tính” của cha Tạc trƣớc những cám dỗ sắc dục lồ lộ của nữ tính, để rồi sau đó nhẹ nhàng trút bỏ mọi phiền lụy trần tục, dâng trọn đời mình cho nƣớc Chúa.

Với kết cấu dòng tâm trạng, tác giả đã phơi trải những bí ẩn trong cuộc đời, những khát khao đời tƣ, thầm kín, để rồi tất cả đƣợc ngƣng tụ ở chiều sâu số phận cá nhân. Bên cạnh những sự kiện khốc liệt, nghiệt ngã trong cuộc đời nhân vật là những giây phút trải lòng, ăn năn sám hối, nếm trải suy nghiệm.

Mỗi ngƣời trong họ hiện diện nhƣ một tiếng nói, một dòng chảy ý thức, một khoảnh khắc của sự đốn ngộ lẽ đời, lẽ ngƣời.

Tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính đã tạo dựng đƣợc cuộc sống đa chiều, khai thác những uẩn khúc bên trong tâm hồn con ngƣời. Nhà văn coi việc phân tích nội tâm nhân vật trở thành phƣơng tiện nghệ thuật chủ yếu trong cách dựng truyện hiện đại. Tiểu thuyết đƣợc viết bằng năng lực biểu cảm, khám phá, luận giải cuộc sống qua thế giới tâm hồn nhân vật. Hình thức kết cấu này không chỉ làm cho hiện thực cuộc sống và bản chất con ngƣời trở nên có chiều sâu mà còn giàu sức khái quát.

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 73)