Kết cấu lắp ghép, đồng hiện

Một phần của tài liệu (Trang 73 - 76)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Kết cấu lắp ghép, đồng hiện

Lắp ghép, đồng hiện vốn là thuật ngữ của kỹ thuật điện ảnh nhƣng ngày càng đƣợc ƣu chuộng và sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật tự sự hiện đại. Việc sử dụng thủ pháp này khiến cho tác phẩm cùng một lúc tạo nên sự lạ hoá cho đối tƣợng (các hiện tƣợng, hình ảnh xa nhau khi ghép cạnh nhau sẽ tạo nên những lớp nghĩa mới), đồng thời, hiện thực bộn bề, đa tầng của cuộc sống từ đó mà hiện lên rõ nét, sinh động. Hơn nữa, ở đặc trƣng riêng của nó, lắp ghép còn mở rộng đƣờng biên của thể loại, làm cho tiểu thuyết có thể dung nạp trong nó nhiều thể loại khác nhau, trong khi đó, đồng hiện sẽ xóa nhoà khoảng cách của các lớp thời gian quá khứ - hiện tại - tƣơng lai, tạo nên cái nhìn đa chiều về bản chất cuộc sống cũng nhƣ con ngƣời hiện đại.

Với xu hƣớng tiếp cận cuộc sống và con ngƣời đa phức, tiểu thuyết đƣơng đại thƣờng tổ chức kết cấu phân mảnh, đồng hiện. Đây là một trong những thể nghiệm, tìm tòi đổi mới của văn xuôi Việt Nam. Phƣơng thức này phù hợp với quan niệm hiện thực mảnh vỡ, thậm phồn và thế giới nội tâm đa

chiều của con ngƣời hiện đại. Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Nguyễn Bình

Phƣơng (Thoạt kì thủy, Ngồi, Mình và họ), Tạ Duy Anh (Giã biệt bóng tối),

tiếp cận, khám phá, thể hiện đời sống đƣơng đại đa chiều, bề bộn. Cấu trúc tác phẩm đƣợc chắp nối từ những mảnh vụn của hiện thực tâm lý. Tác phẩm vừa là tiếng nói của ý thức, vừa là “tiếng gọi của giấc mơ”, “tiếng gọi của trò chơi” (M. Kundera) thể hiện một cuộc sống đang vận động, luôn biến chuyển.

Online… ba lô là sự lắp ghép những kí ức, là những dòng hồi tƣởng miên man của Zê. Mất thăng bằng trong cuộc sống, Zê tìm về kí ức, một kí ức chẳng bình yên luôn ám ảnh Zê. Những trƣờng đoạn ký ức đƣợc lắp ghép làm đầy đặn hiện tại, lí giải hành vi nhân vật: “Trong trí nhớ xa xăm vật vờ chuyện cổ tích ấu thơ bản Nà Cốc là vùng rừng núi tâm linh lờ mờ mộng ảo” [8, tr.54]. Những ám ảnh tuổi thơ ở bản Nà Cốc, nơi đó có ngƣời thiếu phụ (mẹ Zê) tất tƣởi gồng gánh, sống nhọc nhằn, chết thê thảm. Kí ức chuyện cổ tích tuổi 17, lần đầu tiên chàng lính mới ngây thơ chung đụng xác thịt với đàn bà. Và đẹp nhất, đau đớn nhất, day dứt nhất vẫn là mối tình đầy oan nghiệt với Thào Yêng, cô gái Thổn Mừ xinh đẹp, gợi tình, đáng thƣơng. Tất cả những kí ức ấy không thôi bủa vây, ám ảnh, trở thành tiếng gọi nguyên sơ, thống thiết, thôi thúc Zê “online... ba lô” lên đƣờng về với rừng.

Việc chia cuốn tiểu thuyết ra thành từng phần, các phần thành chƣơng, các chƣơng thành đoạn, tiết, nói theo cách của M.Kundera đó là cách thức nhằm vào “việc phát âm rành rọt của tiểu thuyết”, tạo nên “sự sáng sủa” trong kết cấu truyện kể” [23, tr.91]. Ở tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính, các phần, chƣơng, “tiết” tuy không xa rời chủ đề chính của văn bản, nhƣng lại đƣợc gắn kết với nhau một cách lỏng lẻo, thậm chí là lộn xộn, ngẫu nhiên. Sự phá vỡ nguyên tắc thống nhất, xuyên suốt của hành động trung tâm là nỗ lực cách tân truyền thống từ tâm thức, cái nhìn hiện đại/hậu hiện đại, gắn với nguyên tắc đối thoại của tiểu thuyết. Điều đó không những giúp tiểu thuyết

mở rộng khung, tạo ra một không gian truyện kể đa tầng, nhiều cấp độ,

sống không khép kín, không bất biến mà luôn vận động, tiếp diễn, nối kết và đối thoại với các vấn đề trong đời sống ở quá khứ lẫn hiện tại.

Ngày hoàng đạo có 22 chƣơng, trục thời gian tuyến tính bị phá vỡ bởi sự lắp ghép nhiều mảnh tâm trạng, nhiều mảnh đời. Nguyễn Đình Chính đã từ bỏ quan niệm tự sự của tiểu thuyết truyền thống và chọn lựa cách kể chuyện phân đoạn. Điểm nhìn của ngƣời kể chuyện di chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác, cho chúng ta cái nhìn đa chiều, đa diện về các sự kiện, nhân vật… Bên cạnh câu chuyện về cuộc đời, số phận và bi kịch của bác sĩ Cần, của cha Tạc là sự đan cài nhiều câu chuyện khác, hoặc do chính nhân vật tự kể, hoặc do ngƣời khác kể. Không dừng lại ở đó, ngƣời kể chuyện không chỉ kể về cuộc đời mình, số phận mình mà luôn có sự “tạt ngang”, “liên tƣởng” tới những câu chuyện, nhân vật khác. Cho nên văn bản là sự xáo trộn, lồng ghép liên tục các lớp thời gian và không gian. Có thể bắt gặp trong Ngày hoàng đạo sự đồng hiện nhiều lớp không gian truyện kể: không gian cuộc sống đƣơng đại ồn ào, bộn bề; không gian của những tên đất, tên làng vừa thân thuộc vừa xa lạ; không gian của thế giới ngƣời cùi trong rừng sâu núi thẳm; không gian gắn với những tập tục, tín ngƣỡng, lễ nghi văn hóa; không gian mang dấu ấn kì ảo, ma mị khơi dậy chiều sâu vô thức, bí ẩn tâm linh; không gian gắn với tâm trạng, cảm xúc, bi kịch con ngƣời cùng khát vọng nhân sinh … Cùng với đó là sự đan xen liên tục chiều kích thời gian, khiến câu chuyện phá vỡ trục thời gian tuyến tính, luôn có sự đan bện, xoay chiều. Ở đó không chỉ có thời gian vật lý gắn với thời gian hiện thực, thời gian sinh mệnh, mà còn là thời gian ảo giác, giấc mơ, vô thức. Chính điều này khiến cho mạch truyện bị tháo tung, trôi về miền vô định trong kí ức nguyên thủy của con ngƣời. Hiện thực - huyền ảo, ánh sáng - bóng tối, kí ức - hiện tại luôn đan xen, lồng vào nhau, gọi về trong tiềm thức hình ảnh thế giới vừa thực vừa hƣ, vừa gần vừa xa.

Khám phá hiện thực và con ngƣời ở chiều sâu, Nguyễn Đình Chính đã sáng tạo phƣơng thức đồng hiện các bình diện tâm lí, tâm linh gắn với thủ pháp độc thoại nội tâm, dòng ý thức. Thực chất, đây là sự đan cài các yếu tố hữu thức và vô thức, trật tự và hỗn độn, tất yếu và ngẫu nhiên, giấc mơ và thực tại… khiến câu chuyện nhƣ màn sƣơng nhạt nhoà lúc ẩn lúc hiện trong cõi

tâm linh đầy bí ẩn của các nhân vật. Trong Ngày hoàng đạo luôn xuất hiện

những giấc mơ, vô thức cùng dòng hồi cố liên tục của nhân vật khiến cho quá khứ cứ xô về đan xen và bồi đắp cho hiện tại. Hầu nhƣ bất kì nhân vật nào cũng có những giây phút đối diện với lòng mình, để sám hối, tra vấn, để giãi bày, tâm sự, để đối thoại, luận giải. Chính sự đồng hiện các bình diện tâm lí, tâm linh đã lí giải sâu sắc những động cơ thầm kín bên trong hành động của nhân vật. Lúc này, hiện tại và quá khứ, hữu thức và vô thức soi vào nhau, lấp dần những khoảng trống, tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh về cuộc đời của các nhân vật.

Kết cấu này mang một ý nghĩa sâu sắc: phản ánh một thế giới đổ vỡ, mất mát thành từng mảng, con ngƣời không thể tạo dựng lại nổi, đồng thời thể hiện cảm quan về cuộc sống và con ngƣời của nhà văn. Quá khứ (xa và gần) không phải đã kết thúc, bất biến mà nó cùng những hệ lụy đang song hành với cuộc sống hiện tại và tƣơng lai. Có thể nhận thấy cảm quan mang màu sắc hậu hiện đại khá rõ nét trong tác phẩm của ông. Tác giả đã mang lại gƣơng mặt lạ lẫm cho thể loại tiểu thuyết mà ông tự nhận là “tiểu thuyết chƣơng hồi”.

Một phần của tài liệu (Trang 73 - 76)