6. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật
Không chọn cho mình một lối đi dễ dàng, bằng phẳng, Nguyễn Đình Chính thử thách ngòi bút của mình bằng con đƣờng nhiều chông gai, phản ánh những vấn đề vô cùng nhạy cảm của con ngƣời và xã hội lúc bấy giờ. Trên hành trình ấy, Nguyễn Đình Chính đã chứng tỏ đƣợc bản sắc riêng của một cây bút đầy bản lĩnh qua những quan niệm mới mẻ về nghệ thuật. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chính cho thấy nhà văn đã thực sự tiếp nhận Freud.
Viết từ ánh sáng phân tâm học
Theo Nguyễn Đình Chính: “Tác giả tiểu thuyết không thể sáng tạo ra một nhân vật thời đại phức tạp, đa chiều, đầy mâu thuẫn nếu anh thờ ơ với phân tâm học hoặc là nghiên cứu phân tâm học một cách cẩu thả” [55]. Điều đó cho thấy nhà văn đã có ý thức vận dụng lý thuyết phân tâm học trong tất cả những tác phẩm của mình - đặc biệt là tiểu thuyết. Sáng tác của Nguyễn Đình
Chính không nhiều, nhƣng với hai tiểu thuyết Ngày hoàng đạo và Online…ba
lô, cho thấy nhà văn đã tiếp nhận các lý thuyết cơ bản của phân tâm học, đặc
biệt là phân tâm học Freud.
Nhà văn thừa nhận: “Trƣớc đây, tôi từng viết văn theo kiểu chải chuốt
câu chữ. Bao nhiêu năm ăn học với văn chƣơng cổ điển rồi mà, làm sao thoát đƣợc khỏi lối nghĩ đã ăn thành rãnh trong óc…Nhƣng rồi sau khi nghiên cứu về phân tâm học, tôi nhận ra rằng tâm hồn con ngƣời là bí ẩn mênh mông nhƣ một vũ trụ, không bao giờ có thể khai thác hết đƣợc. Tôi nhận ra rằng tất cả những cuốn sách trƣớc của mình đều thiếu một cái gì đó. Nó không tới đƣợc. Nó đuối lắm. Nó chỉ đuổi bắt hiện thực chứ không phải là hiện thực” [53].
Nhƣ vậy, học thuyết phân tâm học đã khơi mở cho nhà văn nhiều vấn đề mà bấy lâu nay bản thân ông không nghĩ đến. Lý thuyết Freud trở thành con đƣờng, cơ sở dẫn dắt ngòi bút của Nguyễn Đình Chính ngày càng sáng tạo và đổi mới.
Viết là vô thức sáng tạo
Một trong những vấn đề mấu chốt của học thuyết Freud trong mối quan hệ với văn học là ông đã chứng minh quá trình sáng tạo nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ không chỉ có ở ý thức, mà có ngay trong vô thức. Từ lý thuyết về vô thức, Freud xem tác phẩm văn học là kết quả của hoạt động thoả mãn những ham muốn bản năng và những xung động tinh thần của ngƣời nghệ sĩ; nghệ thuật nhƣ là kết quả của sự thăng hoa của những ám ảnh vô thức con ngƣời. Tiếp nhận lý thuyết Freud, Nguyễn Đình Chính quan niệm: “Văn tiểu thuyết phải khác, nó không chỉ giải thích ý nghĩa, truyền tải thông tin mà phải truyền
cho ngƣời đọc những cảm xúc trong câu chữ” [51]. Nhà văn thể hiện điều đó
trong sáng tác bằng cách làm ngƣợc lại với cách viết truyền thống, nghĩa là “viết bằng vô thức, viết nhằm truyền đạt cảm xúc của đời sống, lột tả những xao xuyến sâu thẳm của kiếp ngƣời” [62].
Theo Freud: “Tác phẩm văn học trƣớc hết là một giấc mơ. Nó phản ảnh những ham muốn vô thức”; “Viết là sự giải toả bản năng, giải toả ẩn ức”. Tiếp
nhận quan niệm này, bàn về tiểu thuyết Ngày hoàng đạo, Nguyễn Đình Chính
tâm sự: “Sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật trong đó có việc viết tiểu thuyết, suy cho cùng là một sự xả stress, giải toả những ẩn ức hết sức cá nhân. Mỗi nhà văn
đều có những mặc cảm sáng tạo riêng. Tôi viết Ngày hoàng đạo bởi mặc cảm
tự do rất bản năng. Một trong những lý do không dùng dấu phẩy. Thậm chí để liền mạnh suy nghĩ, không chấm. Sau đọc lại mới chấm câu. Tôi viết nhƣ dân gian hát, nhƣ dân gian nói. Viết không phải nghĩ nhiều, hoàn toàn từ vô thức, để cho nhân vật dắt mình. Viết rất nhanh. Nhiều lúc ghi không kịp” [57].
Bàn về tiểu thuyết Online …ba lô, Nguyễn Đình Chính cho thấy ảnh hƣởng của Freud trong quan niệm của mình: “Có thể nói đó là một sáng tạo hết sức vớ vẩn nhƣng lại không vớ vẩn một chút nào mà tôi cũng không thể giải mã đƣợc bởi vì hình nhƣ nó có một bí ẩn nào đó. Lạy trời luôn có đƣợc
những bí ẩn vớ vẩn nhƣ thế trong công việc viết văn của tôi” [54]. Những bí ẩn vớ vẩn theo cách nói đầy ẩn ý của nhà văn suy cho cùng là vô thức sáng tạo, là ẩn ức và thăng hoa.
Quan niệm về tính dục trong văn chương
Với Nguyễn Đình Chính, nhà văn viết về tính dục là một cách để giải mã tâm hồn, giải mã cái chốn ẩn mật bên trong. Nhà văn tâm sự: “Có cảm giác đó là vì mỗi ngƣời thƣờng cất giấu trong chỗ sâu kín nhất của tâm hồn mình một cái gì về tình dục (thí dụ sự ham muốn, những màu sắc của khoái cảm, những mặc cảm về đạo đức...) mà chính họ cũng hơi hổ thẹn, chƣa dám, hoặc chƣa quen phơi bầy, chia sẻ với ngƣời thứ hai, kể cả bạn tình. Tôi muốn bóc ra những lớp bí mật đó” [58].
Nguyễn Đình Chính quan niệm: “Sex trong văn học là cần thiết và sex trong đời sống của riêng từng ngƣời cũng lại càng cần thiết….Các cây viết trẻ hiện nay đều viết sex rất hay”; “đã cáo chung rồi cái thời dễ dàng, tuỳ tiện cho
rằng nhà văn viết về tình dục là dâm đãng, bẩn thỉu, suy đồi đạo đức”; “Với
một ngƣời nghệ sĩ khi sex triệt tiêu trong anh thì phong độ sáng tác của anh
cũng về Mo” [55]. Dẫu quan niệm của Nguyễn Đình Chính có phần cực đoan
nhƣng có ảnh hƣởng từ phân tâm học. Theo Freud, nếu không có vô thức tính dục thì ngƣời nghệ sĩ không thể có những thành quả to lớn. Ngƣời nghệ sĩ là ngƣời mà trong đời sống tâm lí luôn luôn bị ám ảnh bởi tính dục. Vì vậy anh ta tìm đến con đƣờng giải toả vào tác phẩm nghệ thuật.