Biểu tƣợng Lửa, Nƣớc, Đất/Rừng

Một phần của tài liệu (Trang 97 - 110)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.3. Biểu tƣợng Lửa, Nƣớc, Đất/Rừng

Theo C.G. Jung, tác phẩm văn học là của cá nhân nghệ sĩ nhƣng nó lại biểu đạt cái vô thức của nhân loại, đƣợc cấu trúc hóa bằng những siêu mẫu.

Với G. Bachelard, siêu mẫu là các hình tƣợng đƣợc tạo dựng vƣợt lên hiện thực, gắn liền với những giấc mơ nguyên thuỷ. Ông cho rằng, bản thân con ngƣời thuộc về bốn chất liệu (Nƣớc, Lửa, Đất, Không khí). Trong quá trình tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã sử dụng nhiều siêu mẫu Lửa, Nƣớc, Đất/Rừng mang tính biểu tƣợng trong đời sống ngƣời Việt từ cổ sơ đồng thời trƣợt nghĩa đến hôm nay.

Bảng 3.2. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của các biểu tượng Lửa, Nước, Đất, Rừng

Biểu tƣợng Tần số xuất hiện trong hai tác phẩm

Ngày hoàng đạo Online…ba lô

Lửa 169 65

Nƣớc 405 23

Đất 252 6

Rừng 278 174

Gaston Bachelard lấy lửa làm đối tƣợng hàng đầu để phân tâm và coi lửa “nhƣ một thực thể sống trong tiềm thức và vô thức của con ngƣời” [44].

Ngoài ý nghĩa vật chất, Lửa (Feu) tƣợng trƣng cho nhiệt huyết (nhất là tình

yêu và sự giận dữ), cho tinh thần (ngọn lửa tinh thần). Lửa còn là “biểu tƣợng thần thánh chủ yếu của đạo Thiện”, bởi nó biểu tƣợng cho “sự tẩy uế và tái sinh”. Bên cạnh mặt tích cực tƣợng trƣng cho “hoạt động đem lại sự sinh sản dồi dào, tẩy uế và soi sáng”, Lửa còn thể hiện mặt tiêu cực: “nó làm tối và chết ngạt bởi khói của nó; nó đốt cháy, tàn phá và thiêu huỷ: lửa của những dục vọng, của sự trừng phạt, của chiến tranh” [5, tr.548].

Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, Lửa xuất hiện dày đặc với những biến thể không gian và trạng thái phong phú với ý nghĩa biểu tƣợng đa tầng:

vật của Nguyễn Đình Chính luôn có ngọn lửa libido bên trong: đàn ông (bác sĩ Cần): “Có một ngọn lửa đang phun phì phì trong ngƣời ông”; và cả đàn bà (Kim Thoa, bà Nhàn): “Tôi chỉ nhớ hình nhƣ có một ngọn lửa đang đốt cháy cổ họng tôi đốt cháy hai bầu vú của tôi và đốt cháy háng tôi”;

(2) Lửa của lòng hận thù, ghen tỵ (y sĩ Sự, Thạch gà gáy).

(3) Lửa tái sinh, truyền sự/sức sống (những pho tƣợng đƣợc nung trong lửa). Trong số các biểu tƣợng văn hoá nhân loại, Nƣớc đƣợc biết nhƣ một siêu mẫu có giá trị phổ quát nhất trong hầu hết các nền văn hoá của mỗi dân tộc. Trong quan niệm của Bachelard, Nƣớc là yếu tố gây ra những tƣởng tƣợng sâu xa nhất trong con ngƣời về sự sống và sự chết. Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, từ cổ mẫu mẹ Nƣớc đã sản sinh ra những cổ mẫu con, vừa mang đặc tính, ý nghĩa của mẹ Nƣớc, vừa phái sinh tạo nên những trƣờng nghĩa biểu tƣợng mới:

(1) Nƣớc trƣớc hết biểu tƣợng của nguồn sống (cuộc sống của hai vợ chồng Mùi cá ngạnh, những ngƣời dân làng Lũng Bãi sống gần sông) và sự hồi sinh của cây cỏ sau những cơn hạn hán khốc liệt (những cơn mƣa tƣới mát cho cây cối).

(2) Với bản chất tinh khiết có thể cuốn trôi, gột sách mọi bụi bẩn, biểu tƣợng Nƣớc còn mang ý nghĩa thanh tẩy, hoá giải và tái sinh. Những giọt nƣớc mắt đƣợc chắt chiu từ cuộc sống khốn khổ, thiệt thòi của bác sĩ Cần và Thƣơng Ơi đã xoa dịu và hoá giải mọi tội lỗi, mặc cảm của Thƣơng Ơi: “Hai ngƣời thi nhau khóc âm ĩ…, tiếng khóc gào lẫn trong tiếng chim kêu ríu rít. Ba ngày hôm sau khu nghĩa trang có chôn ngôi mộ ông y sĩ Nguyễn Văn Sự bay sạch mùi thối khắm. Bảy ngày sau thì những vạt cỏ chết héo cháy đen đã tƣơi tốt trở lại đua nhau trổ mầm non xanh mơn mởn… Môi trƣờng ở góc nghĩa trang này đã đƣợc thanh lọc trở lại bình thƣờng” [6, tr.233]. Nƣớc biển cuốn cha Tạc và cô gái Thƣơng Ơi dạt vào đảo Kình, nơi mà họ sẽ đƣợc thanh lọc, hóa giải; để rồi

cha Tạc đi theo tiếng gọi của Chúa, còn cô gái Thƣơng Ơi rơi vào “hố đen tâm linh”, trở thành những mảnh thiên sứ bay khắp bốn phƣơng trời.

(3) Nƣớc còn biểu trƣng cho dòng chảy của một đời người, chứng nhân

cho nhiều biến cố, bƣớc ngoặt thay đổi không ngừng (Mùi cá ngạnh, cha Tạc,

bà Mẫn). Dòng nƣớc ấy luôn đứng trƣớc ranh giới sự lựa chọn bi kịch của

con ngƣời, một sự lựa chọn không hoàn kết, bởi chƣa khi nào họ thanh thản với con đƣờng mà mình đã chọn.

(4) Nƣớc còn mang biểu tƣợng hủy diệt, tàn phá. Cơn mƣa bão kèm theo

sóng thần đã nhấn chìm làng Lũng Bãi, cuốn trôi mọi sự sống, làng nghèo lại càng nghèo hơn.

Biển - một biến thể của nƣớc cũng xuất hiện thành hệ thống trong tiểu

thuyết Nguyễn Đình Chính. Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: “Tất

cả từ biển mà ra và tất cả trở về biển: đây là nơi của những cuộc sinh đẻ, những biến thái và những tái sinh...Biển là hình tƣợng vừa của sự sống, vừa của sự chết” [5,tr.80]. Biển - sự sống (nhân vật bà Mẫn, Mùi cá ngạnh), Biển - cứu rỗi, thanh lọc, tái sinh (nhân vật Thƣơng Ơi, cha Tạc, bác sĩ Cần), Biển - sự chết (tất cả trở về với biển, đứa con tội nghiệp của Mùi cá ngạnh bị ném xuống biển, cả làng Lũng Bãi đều bị Biển nhấn chìm trong cơn sóng thần...).

Nếu nhƣ Nƣớc bao la, đa dạng và không ngừng luân chuyển thì Đất có “tính kiên định yên tĩnh và bền bỉ” [5, tr.287]. Đất là biểu tƣợng phồn thực, sinh sôi nảy nở; cây cối muốn tƣơi tốt, đơm hoa kết trái phải bám rễ sâu vào lòng đất, hút những giọt tinh hoa của đất, cũng giống nhƣ ngƣời mẹ chắt chiu từng giọt sữa nuôi lớn những đứa con của mình. Khi “mãn hạn” làm ngƣời, những đứa con ấy lại trở về nằm trong lòng Đất mẹ, đƣợc Đất mẹ bao bọc, chở che (hình ảnh những ngôi mộ). Một trong những biến thể của Đất xuất hiện dầy đặc trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính là biểu tƣợng Rừng.

ý hƣớng nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Đình Chính. Trong quan điểm của các nhà phân tâm học hiện đại, rừng tƣợng trƣng cho vô thức bởi sự tối tăm và sự bắt rễ ăn sâu vào lòng đất đá. “Những nỗi khiếp sợ rừng cũng nhƣ

những nỗi khiếp sợ kinh hoàng, theo Jung, đều đƣợc gợi lên bởi sự khiếp sợ

của những phát hiện vô thức” [5, tr.787].

Với tần số xuất hiện là 174 lần (trong 211 trang sách), hầu nhƣ trang nào cũng có hình ảnh rừng. Rừng xuất hiện với nhiều dạng thức: núi rừng, sông rừng, bìa rừng, sƣơng rừng, cây rừng, măng rừng, cửa rừng, đất rừng, cỏ rừng, gió rừng, nấm rừng, lá rừng, thú rừng, mùi rừng, bụi rừng, vùng rừng, … Rừng gắn với cuộc sống sinh hoạt, là môi sinh nuôi sống con ngƣời (vào rừng hái củi, lội rừng kiếm thức ăn), cũng là nơi tạo tác nên bản tính con ngƣời: thích tự do, chân chất, ngây thơ, phóng khoáng, lạc quan. Rừng cùng những bí ẩn diệu kỳ của nó gợi lên vùng tâm linh, vô thức trong sâu thẳm bản thể mỗi ngƣời, không phải ai cũng có thể hiểu đƣợc: “Không thể nào hiểu đƣợc mối quan hệ rằng rịt, bí ẩn của thằng bạn cụt chim ngƣời Thổn Mừ với rừng. Đã cố hiểu. Nhƣng vô ích. Bởi vì có hỏi thì ngay chính thằng Páo cũng không hiểu. Đó là thế giới tâm linh quái lạ và bí mật đƣợc cất giấu lƣu truyền từ đời này qua đời khác. Nó tạo nên tâm hồn và tính cách ngƣời Thổn Mừ” [8, tr.129-130].

Với Zê, từ thành phố náo nhiệt, ồn ào, lên rừng là hành trình về cội - đất Mẹ linh thiêng, là chuyến hành hƣơng về miền đất tâm linh huyền nhiệm để xoa dịu nỗi đau, thanh lọc tâm hồn, quên đi nỗi sợ hãi, để Đƣợc - Là - Chính - Mình. Rừng chứa đựng những kí ức dữ dội (cái chết của mẹ, chiến tranh tàn khốc), những kỉ niệm ngọt ngào (mối tình ngây dại, tuyệt đẹp, hoang dã với cô gái Thổn Mừ - Thào Yêng), và cả những ám ảnh, dằn vặt suốt một đời không thể quên của Zê (cái chết bất ngờ, không lời từ biệt của Thào Yêng). Đó là một thế giới cổ tích (nhƣng kết thúc không có hậu), gắn bó máu thịt, không thể sẻ chia cho bất kì ai: “Con ơi tha lỗi cho ta. Cái thế giới rừng của

riêng hồn ta. Sẻ chia ƣ. Cũng muốn chia sẻ cho con. Muốn. Mà không thể. Nó không thể chia sẻ” [8, tr.41]. Bởi trong tâm khảm Zê, rừng chính là vùng vô thức, tiếng gọi của rừng cũng chính là tiếng gọi nguyên sơ, xa xăm của bản thể luôn ám ảnh, nhắc nhở Zê hãy quay về với chính mình.

Có thể nói, trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chính, hệ thống biểu tƣợng không là phƣơng tiện mà là một thành tố trong tƣ duy nghệ thuật của nhà văn. Một mặt, nhà văn phải tuân theo vô thức tập thể để đảm bảo tính liên tục của truyền thống, tính liên văn bản hoá; mặt khác phải chống lại vô thức để tạo ra đƣợc đứt đoạn, có đƣợc sáng tạo cá nhân, làm nên bản lĩnh, cá tính và phong cách của nghệ sĩ. Nhờ đó, những cổ mẫu này xuất hiện trong sáng tác của nhà văn lấp lánh nhiều giác độ và sắc màu khác nhau của văn chƣơng, văn hoá, triết học. Từ đó, nó làm nên độ sâu, độ vang ngân, sự ám ảnh của tác phẩm.

TIỂU KẾT

Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo trên các bình diện tự sự thể hiện nỗ lực của nhà văn trong việc tiếp cận, khám phá, luận giải hiện thực cuộc sống và con ngƣời trong tính đa chiều, phức tạp. Dƣới ánh sáng của học thuyết phân tâm học, Nguyễn Đình Chính đã có những chuyển hóa linh hoạt, sâu sắc trong mỗi thành tố tƣ duy và phƣơng thức tự sự. Nhờ vậy, tác phẩm của ông không phải là sự minh họa đơn thuần cho lý thuyết, mà đó là những sinh thể nghệ thuật có đời sống độc lập, có sức lan tỏa.

KẾT LUẬN

Cho đến nay, vai trò của phân tâm học trong đời sống tinh thần nhân loại đã đƣợc khẳng định. Sức ảnh hƣởng của nó ngày một lan rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học. Ngày càng có nhiều nhà văn tìm đến phân tâm học nhƣ tìm đến một thứ “ánh sáng bên kia đƣờng hầm”, đó là con đƣờng đến với thế giới bí ẩn của vô thức, của bản năng, của những góc tối trong sâu thẳm tâm hồn mà con ngƣời luôn muốn che giấu. Tuy nhiên, thế giới tinh thần của con ngƣời là vô cùng phức tạp nên việc tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính từ góc nhìn phân tâm học là một hƣớng mở để ngƣời đọc có thêm một cái nhìn mới về giá trị tƣ tƣởng cũng nhƣ những đóng góp nghệ thuật của nhà văn này.

Từ góc nhìn phân tâm học, ta thấy Nguyễn Đình Chính không chỉ phản ánh một cách chân thực và sinh động đời sống hiện đại mà còn có nhiều khám phá tinh tế về con ngƣời. Bằng cách phân tâm nhân vật, ngƣời đọc có thể nhận ra những bí ẩn trong tâm hồn, tìm thấy những nguyên nhân trong hành vi và cảm ngộ đƣợc những bi kịch trong cuộc sống. Bằng việc tái hiện sự chi phối của bản năng vô thức đối với hành vi và lối sống con ngƣời, tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính đã khắc họa thành công những kiểu nhân vật nhƣ: nhân vật với đời sống vô thức, bản năng; nhân vật với những phức cảm; nhân vật tha hóa. Lồng vào đó là sự giao tranh của hai luồng xung năng trong vô thức: bản năng sống (Eros) và bản năng chết (Thanatos). Đặc biệt, bản năng tính dục đƣợc nhà văn chú ý khai thác nhiều hơn cả. Freud đã rất đúng khi cho rằng tính dục là thƣớc đo văn minh nhân loại và nhân cách con ngƣời. Qua tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính, chúng ta chắc chắn sẽ có sự phản tỉnh về văn minh và nhân cách con ngƣời trong xã hội hiện đại.

thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Không có một công thức nào có thể thay thế sự nghiền ngẫm liên tục đó” [50]. Từ góc nhìn phân tâm học, ta thấy cách thức tổ chức văn bản nghệ thuật của Nguyễn Đình Chính cũng góp phần khai mở những phức cảm con ngƣời, biểu đạt sinh động và ấn tƣợng thế giới vô thức cùng những mặc cảm hết sức tinh tế của nhân vật. Với sự đa dạng của các hình thức kết cấu (kết cấu dòng tâm trạng; kết cấu lắp ghép, đồng hiện; kết cấu liên văn bản) nhà văn đã tiếp cận, chiếm lĩnh, luận giải bản chất đa chiều, đa biến của cuộc sống và chiều sâu thế giới nội tâm con ngƣời một cách sinh động, đầy thuyết phục. Về ngôn ngữ, Nguyễn Đình Chính không đi theo lối mòn trong tƣ duy mà “cố tình” phá vỡ những chuẩn mực truyền thống để thực hiện một cuộc thăm dò táo bạo vào thế giới nội tâm con ngƣời bằng câu, chữ; phát huy tác dụng triệt để trong việc khắc họa vô thức cùng những phức cảm của nhân vật. Vì vậy, ngôn ngữ ngƣời kể chuyện cũng nhƣ ngôn ngữ nhân vật in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn. Không chỉ có vậy, Nguyễn Đình Chính còn khéo léo kết hợp các kiểu không - thời gian nghệ thuật (không - thời gian đêm, không - thời gian ảo giác), tạo dựng các yếu tố kỳ ảo…nhằm tạo ra hiệu ứng khắc họa các trạng thái tâm lý của nhân vật. Hơn nữa, với một hệ thống biểu tƣợng đa nghĩa, tiêu biểu là biểu tƣợng vô thức, biểu tƣợng tính dục, biểu tƣợng văn hóa, nhà văn phân tâm, minh giải những phức cảm của con ngƣời một cách sâu sắc. Cái nhìn nhân bản về con ngƣời khiến tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính có sức lan tỏa.

Bên cạnh những mặt thành công (từ góc nhìn phân tâm học), cả hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, chú trọng đời sống tính dục của con ngƣời là nhân bản nhƣng đôi lúc tác giả quá đà, đẩy những hoạt động tính giao đến mức phản cảm. Đó là một trong những lí do giải thích vì sao khi mới xuất hiện trên văn đàn, Đêm thánh nhân/Ngày hoàng đạo (tập 1) đã vƣợt ngƣỡng tiếp nhận. Thứ hai, đổi mới tƣ

duy tiểu thuyết, Nguyễn Đình Chính tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật nhƣ một trò chơi và có đóng góp, nhƣng đôi lúc nhà văn thiên về kĩ thuật lộ liễu. Đó là lí do để hiểu vì sao Online…ba lô đƣợc nhà văn xếp vào tiểu thuyết hậu hiện đại nhƣng tác phẩm không đáp ứng đƣợc nhu cầu độc giả từ cảm quan hậu hiện đại.

Có thể nói, phê bình phân tâm học là một hƣớng nghiên cứu mới ở Việt Nam. Chính từ góc nhìn phân tâm học này, chúng tôi đã nhận thấy nhiều điểm đặc sắc về nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính. Từ đó có thể khẳng định những đóng góp của nhà văn vào tiến trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thái Phan Vàng Anh (2010), “Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, từ

góc nhìn hậu hiện đại”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (712).

[2] Edward Amstrong Bennet (Bùi Lƣu Phi Khanh dịch) (2002), Jung đã thực sự nói gì?, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[3] Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sƣ

phạm, Hà Nội.

[4] Gustave Le Bon (Nguyễn Xuân Khánh dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính)

(2014), Tâm lý học đám đông, Nxb Tri thức, Hà Nội.

[5] Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế

giới, nhiều ngƣời dịch, Nxb Đà Nẵng.

[6] Nguyễn Đình Chính (2006), Ngày hoàng đạo, Tập 1, Nxb Văn học, Hà

Nội.

[7] Nguyễn Đình Chính (2006), Ngày hoàng đạo, Tập 2, Nxb Văn học, Hà

Nội.

[8] Nguyễn Đình Chính (2008), Online…ba lô, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[9] Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[10] Sigmund Freud (Nguyễn Xuân Hiến dịch) (2002), Phân tâm học nhập

môn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[11] Sigmund Freud (nhập đề của Hermann Beland, Nguyễn Hữu Tâm dịch) (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

[12] Sigmund Freud (Thân Thị Mận dịch) (2015), Cái tôi và cái nó, Nxb Tri

thức, Hà Nội.

hóa - Thông tin, Hà Nội.

[14] Hồ Thế Hà (2008), “Hƣớng tiếp cận phân tâm học trong truyện ngắn Việt

Nam sau 1975”, Tạp chí Sông Hương, (232).

[15] Hồ Thế Hà (2008), “Từ cái nhìn tham chiếu phân tâm học qua truyện

ngắn Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Sông Hương, (235).

[16] Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S. Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[17] Trần Thanh Hà (2008), “Một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại

Một phần của tài liệu (Trang 97 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)