Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của KHCN, CNTT&TT đã có những tác
động trực tiếp, thường xuyên và mang một vai trò tất yếu trong công tác dạy học ở tất cả các bậc học.
a. Vai trò trong đổi mới phương pháp dạy học
Với sự hỗ trợ của CNTT&TT, các phần mềm công cụ như: Microsoft Powerpoint, Violet, Adobe Presenter … hay các công cụđa phương tiện trên máy tính như hình ảnh, âm thanh, văn bản, đồ họa… GV sẽ dễ dàng hơn trong việc soạn giảng ra được những giáo án mang đậm dấu ấn riêng về cả chất và lượng, sinh động hấp dẫn,
thu hút và gây hứng thú, phát huy được tính tích cực trong học tập của HS. Từđó, GV cũng mạnh dạn hơn trong việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực, các kĩ
thuật dạy học hiện đại, cũng như đổi mới hình thức dạy học từ mặt đối mặt trên lớp sang học trực tuyến E – learning, rồi sang học tập kết hợp cả hai hình thức trên
(Blended learning).
b. Vai trò trong đổi mới kiểm tra, đánh giá
Việc sử dụng các phần mềm thi trắc nghiệm cũng như các website phục vụ cho khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đã mang lại những lợi ích cơ bản sau:
- Dễ dàng trong việc ra đề theo đúng yêu cầu về từng chuẩn mức độđã được quy
định. Cho kết quả chính xác, khách quan.
- Thuận tiện trong việc thống kê số liệu, chất lượng bài thi.
- Xây dựng được ngân hàng đề thi đa dạng, phong phú, sử dụng được nhiều lần, trong thời gian dài.
c. Vai trò trong đổi mới phương tiện, thiết bị dạy học
Để việc vận dụng CNTT&TT vào quá trình dạy học có chất lượng, bên cạnh yêu cầu về nguồn nhân lực với đầy đủ năng lực để tiếp ứng còn là yêu cầu trong việc nâng cấp trang thiết bị - cơ sở vật chất nhà trường, từ các phòng học đa chức năng, phòng công nghệ cao cho đến các phương tiện phần mềm như thiết kế bài giảng, giáo án điện tử, công nghệ kiểm tra đánh giá, Internet … cũng phải phát triển theo hướng hiện đại.
học Địa lílớp 5
a. Sử dụng một số phần mềm tin học văn phòng trong việc soạn giảng bài học
Địa lí
Việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp là việc làm bắt buộc và không thể thiếu của bất kì một người GV nào. Hiện nay, GV thường sử dụng các phần mềm của bộ
Microsoft office với Word, Excel để số hóa giáo án của mình; sử dụng phần mềm Power Point để trình chiếu bài giảng trên lớp. Điều đó giúp GV có thể soạn giảng, chỉnh sửa, sao lưu thậm chí là chia sẻ giáo án ở bất cứ thời điểm nào, ở nơi đâu.
b. Sử dụng những phần mềm chuyên dụng cho việc dạy học
Việc ra đời một số phần mềm chuyên dụng cho việc dạy học như Violet, Hi-tech,
Active Inspire … đã hỗ trợ rất nhiều cho GV trong việc soạn giảng và lên lớp. Với ưu
điểm nổi bật là bên cạnh việc sử dụng phần mềm, GV còn được hỗ trợ trực tuyến đắc lực từ nhà cung cấp, từ các video hướng dẫn sử dụng trên mạng Internet, từ diễn đàn của cộng đồng GV sử dụng phần mềm, từ kho bài giảng điện tử được công bố trên website của nhà cung cấp… Vì lẽđó, những phần mềm này đang dần trở nên phổ biến và thông dụng.
Bên cạnh đó, ngày nay, với sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường, GD đang dần trở thành một kênh đầu tư lớn, đầy sức thuhút và hiệu quả. Việc các trường TH, đặc biệt là những trường TH ở những thành phố lớn, hay các trường
TH dân lập đã bỏ ra một khoảng kinh phí không nhỏ trong việc đầu tư, trang bị cho các lớp học bảng tương tác, bảng thông minh… đang dần trở nên phổ biến. Và việc sử
dụng những phần mềm kết hợp cùng bảng tương tác, bảng thông minh như Hi-tech,
Active Inspire … là hoàn toàn phù hợp với môn học Địa lí lớp 5 bởi tính tương tác, gắp thả, chọn màu, trực tiếp chỉnh sửa trên bảng điện tử … khiến hoạt động dạy của
GV có tính hấp dẫn, lôi cuốn; HS thêm phần chủ động, tham gia sôi nổi, nhiệt tình và hiệu quả.
c. Sử dụng hình thức của các trò chơi truyền hình vào dạy học môn Địa lí
Một trong những yếu tố gây được sức hút cũng như sự tham gia đầy hào hứng, nhiệt tình của HS trong mỗi tiết dạy đó chính là phần trò chơi. Ngoài tác dụng truyền tải, củng cố kiến thức, trò chơi còn mang đến một không khí học tập vui vẻ, đậm tính thư giãn. Chính vì vậy, ngày càng nhiều hình thức của những trò chơi truyền hình như Rung chuông vàng, Ai là triệu phú, Chiếc nón kì diệu … được sử dụng trong giảng dạy Địa lí lớp 5. Với hiệu quả đã được minh chứng, đây chính là động lực để người GV tiểu học tiếp tục thực hiện việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học Địa lí theo xu hướng này.
d. Sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng trực tuyến E – learning và tổ chức dạyhọc kết hợp (Blended learning)
learning vào môn Địa lí đã và đang được đội ngũ GV tiểu học hưởng ứng. Một số
phần mềm thiết kế bài giảng trực tuyến E - learning hiện nay được tiếp cận và sử dụng phổ biến như là: Adobe Presenter, Violet, MS Producer … Tuy nhiên, ở góc độ áp dụng cho HS tiểu học, với đặc thù là các em ở lứa tuổi này còn nhỏ, chưa hoàn toàn phù hợp với việc học độc lập với máy tính mà không có GV hay người thân hỗ trợ bên cạnh. Chính vì vậy phạm vi đối tượng phù hợp hơn cảđể giảng dạy theo xu hướng này hiện chỉ được thử nghiệm và khuyến khích ở HS cuối cấp với các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí lớp 4 - 5.
e. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá môn Địa lí
Kiểm tra, đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học và bắt buộc phải được thựchiện một cách thường xuyên, khách quan và chính xác. Hiện nay, xu hướng ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá môn Địa lí đã hỗ trợ GV rất nhiều trong việc thực hiện được khâu này một cách hiệu quả nhất. Các bài kiểm tra thường xuyên được sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để số hóa đề bài và đáp án, lượng hóa thang điểm đánh giá, tạo ra sự tương tác, phản hồi thông tin liên tục giữa người học với GV và PHHS.
1.4. Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) trong dạy học Địa lílớp 5
1.4.1. Khái niệm về dạy học kết hợp
Từ khoảng những năm 2002 –2003 trở đi đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa của việc học tập kết hợp. Ví dụ như:
- Theo Littlejohn and Pegler: Học tập kết hợp là sự kết hợp giữa giảng dạy mặt
đối mặt với học trực tuyến dưới sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông [24].
- Theo Vaughan and Garrion: Là sự tích hợp của mặt đối mặt trong lớp học (dùng lời nói) và internet [27]. Đây là cách tiếp cận tối ưu để tăng cường và mở rộng việc học bằng việc xem xét lại và chuyển đổi cấu trúc giữa việc dạy và học để tạo ra việc học kết hợp có hiệu quả.
Như vậy, học tập kết hợp không hẳn là mô hình học tập hoàn toàn mới, nó là sự
kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống cùng với việc tận dụng những thế mạnh của CNTT. Với mô hình học tập này, cả GV và HS sẽ tiếp cận được sâu sắc hơn nội dung của từng môn học theo hướng hiện đại, toàn diện hơn.
1.4.2. Đặc điểm của mô hình dạy học kết hợp
- Có sự kết hợp của các mô hình truyền đạt kiến thức khác nhau (mặt đối mặt hoặc đào tạo từ xa).
- Có sự kết hợp của công nghệ (cơ sở là Internet).
- Có những hoạt động đồng bộ và không đồng bộ.
- Có cơ sở thực hành giống như phòng học.
- Kết hợp được nhiều phương pháp dạy học khác nhau.
*Ưu điểm:
- Cung cấp nhiều kinh nghiệm học tập cũng như thời gian tương tác giữa GV và HS. HS có thể truy cập vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu để xem xét các tài liệu học tập. HS có nhiều thời gian hơn trong việc tự học, nghiên cứu sâu và mở rộng kiến thức sau khi đã kết thúc tiết học ở trên lớp. Đồng thời, GV dễ dàng hơn trong việc kiểm tra
đánh giá và tổng hợp chất lượng học tập của HS.
- Phát huy tính tích cực, năng lực học tập của các em HS (có sự chuẩn bị trước ở
nhà, thảo luận và khai thác sâu ở trên lớp).
- Góp phần nâng cao chất lượng từng bài giảng, chuyên môn của GV (từ việc rèn luyện phương pháp, lựa chọn nội dung cho đến tham gia các cộng đồng trực tuyến để
biết cách đưa nội dung kĩ thuật số vào lớp học hiệu quả).
- Cha mẹ có quyền truy cập vào những gì các em HS đang học - trao đổi và hỗ
trợ hiệu quả hơn.
* Nhược điểm:
- Phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cũng như mạng Internet được kết nối, phủ rộng trong trường học.
- GV sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức trong việc chọn lựa nội dung, tạo ra bài giảng hoàn chỉnh. Cũng như không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực vận dụng khoa học công nghệ của bản thân.
- HS cần phải có ý thức với việc học, tự định hướng trong việc tự học tại nhà, hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụđược giao.
1.4.3. Cấu trúc của mô hình dạy học kết hợp
Học tập kết hợp mặt đối mặt và hướng dẫn trực tuyến giúp HS có nhiều thời gian thảo luận, trao đổi với GV ở trên lớp về những vấn đề còn thắc mắc. Bên cạnh đó là nguồn tài nguyên trực tuyến tại nhà giúp HS có thể nghiên cứu sâu vấn đề vào bất cứ
lúc nào, ở bất kì nơi đâu. Về phía GV, GV cũng sẽ có nhiều thời gian hơn để hướng dẫn, phát huy được năng lực của từng emHS, đặc biệt là những em HS có năng khiếu
đối với môn học. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học và đạt được kết quả như mong muốn. Với những ưu điểm đó, chính vì vậy mà việc vận dụng mô hình dạy học kết hợp Blended learning hoàn toàn phù hợp với bất kì môn học, cấp học nào.
Các mức độ của mô hình dạy học kết hợp (Blended learning): *Mức độ 1:
- Ở mức độ này, lớp học truyền thống giữ vai trò chủđạo và lớp học trực tuyến
đóng vai trò hỗ trợ (không bắt buộc, 80% - 20%).
- GV dạy học trên lớp và cung cấp cho HS bài giảng, bài tập và một phần tự
nghiên cứu, hỗ trợ các tài liệu hướng dẫn môn học cho HS.
- HS tìm tòi các tài liệu liên quan tới môn học ở thư viện, Internet.
- GV thiết kế các bài giảng trực tuyến và cung cấp cho HS. Tạo ra các hoạt động trên hệ thống trực tuyến như giao bài tập, làm bài kiểm tra trắc nghiệm …
- HS tìm kiếm các tài liệu và cập nhật các thông tin môn học của GV bằng thư điện tử, diễn đàn. Phải tham gia nhiều hơn các hoạt động trên online, làm các hoạt
động theo hướng dẫn GV, nên phải biết tự học nhiều hơn.
*Mức độ 3:
- Học tập trực tuyến đóng vai trò chủđạo (70% - 30%).
- GV cung cấp tài liệu đa phương tiện (có âm thanh, hình ảnh, video…) cho HS trên nền tảng Internet, xây dựng hệ thống kiểm tra trực tuyến để kiểm tra định kì môn học.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi tiến hành ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Địa lí lớp 5 ở mức độ 1. Điều này là hoàn toàn phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của các em HS tiểu học, đặc biệt là các em HS lớp 4 và lớp 5. Khi việc học trực tuyến chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giúp các em HS có điều kiện tự
học, tự nghiên cứu và chiếm lĩnh tri thức nhiều hơn, sâu rộng hơn. Cũng như tự rèn luyện và nâng cao kĩ năng công nghệ thông tincủa bản thân. Còn chính vẫn là các hoạt
động dạy - học diễn ra ở lớp học truyền thống.
1.4.4. Tác dụng và ý nghĩa của mô hình dạy học kết hợp
Để dạy học đạt được kết quả tốt, bên cạnh việc yêu cầu GV phải có được sự
chuẩn bị, đầu tư tốt nhất cho từng bài giảng chất lượng; thì việc thu hút được sự tập trung, hào hứng, cũng như tính tương tác cao ở HS thật sự là một vấn đề phải lưu tâm ở từng tiết dạy. Và tất cả những băn khoăn này sẽ được giải quyết một cách triệt để, hiệu quả khi người GV biết vận dụng mô hình dạy học kết hợp Blended learning. Bởi lẽ mô hình này chính là sự kết hợp tốt nhất giữa học trên lớp và học online. Việc học sẽ được bổ sung bởi các hoạt động online, một số hoạt động sẽ
mang tính tự định hướng và tự học, một số sẽ khuyến khích sự hợp tác. Ngoài ra, HS còn tiếp tục nhận được sự hướng dẫn trên lớp từ GV và tham gia các hoạt động trên lớp truyền thống khác.
Học tập kết hợp là một sự thay đổi đáng kể so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Mô hình này nhấn mạnh đến yếu tố người học, lấy người học làm trung tâm, phát huy ở người học sự tương tác nhiều hơn, từđó người học trở nên tự tin, bản lĩnh và năng động hơn rất nhiều. Bên cạnh đó là sự tương tác thường xuyên giữa GV với HS, giữa HS với HS, giữa HS với chính nội dung kiến thức mà các em tự tìm kiếm … Nó yêu cầu bất kì em HS nào cũng phải có hoạt động chuẩn bị, tìm tòi, đúc kết kiến thức rồi sau đó là vận dụng vào thực tiễn.
Mô hình học tập kết hợp mang đến cho HS một trải nghiệm học tập cá nhân hóa
và hiệu quả hơn. Ở đó, HS có thể học với tiến độ của mình, sử dụng các phương pháp học tập yêu thích, nhận được phản hồi thường xuyên và kịp thời về kết quả học tập của
kiếm các nguồn học tập. Bên cạnh đó là việc cộng tác ngoài lớp học của HS, thông qua thời gian làm việc nhóm, các em sẽ được học hỏi lẫn nhau từ tri thức loài người cho đến kĩ năng sử dụng CNTT&TT, hay kĩ năng hợp tác làm việc online hiệu quả.
Một lợi ích khác của môi trường học Blended learning là tăng trách nhiệm và quản lí người học. Dựa trên các nguồn tài nguyên có sẵn, tài liệu học trên lớp, HS sẽ
có trách nhiệm hơn, ý thức hơn về việc tự học tự rèn.
1.4.5. Khảnăng áp dụng mô hình dạy học kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5
Lớp học truyền thống không còn tạo ra nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người học khi nó mang nặng tính thuyết trình, ít sử dụng đến các PPDH tích cực dẫn đến sự
tương tác giữa GV và HS còn rất ít. Trong khi sĩ số HS trong một lớp học là khá đông (trung bình khoảng 40HS), thời gian dạy học phần Địa lí lại quá ít (1 tiết/ 35 phút/ 1 tuần) đã gây khó khăn không nhỏ cho việc truyền thụ hết kiến thức, chứ chưa nói gì
đến việc đi sâu vào để khai thác và mở rộng vấn đề.
Ngày nay, khi xã hội đang bước vào thời đại công nghiệp 4.0, khi khoa học
CNTT phát triển như vũ bão, mọi việc làm của con người đang dần được thay thế bởi máy móc. Một tất yếu mà người GV không thể bỏ qua, không ngừng hoàn thiện đó