Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO MÔ HÌNH KÉT HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5 (Trang 49 - 50)

Tiền đề vật chất quan trọng tạo điều kiện cho lứa tuổi HSTH chuyển sang hoạt

động khác về chất so với hoạt động vui chơi ở tuổi mẫu giáo đó chính là những thay

đổi cơ bản về những đặc điểm giải phẫu sinh lí, một sự kiện toàn đáng kể về cơ thể;

não bộ, hệ xương, hoạt động của tim mạch, hệ thần kinh.

HSTH không phải là lứa tuổi có những biến chuyển quyết định trong sự phát

triển nhân cách, tuy nhiên sự hình thành nhân cách trong giai đoạn này lại đang diễn

ra khá rõ nét. Nhà trường TH thực sự mở ra cho các em HS một thế giới mới lạ với những mối quan hệ mới và phức tạp hơn. Việc tham gia hoạt động học tập chính là

tiền đề của một loạt yêu cầu nghiêm túc và buộc các em HS phải làm cho cuộc sống của mình biết cách phục tùng tổ chức, quy tắc và chếđộ sinh hoạt chặt chẽ; góp phần

hình thành nên tính cách, ý chí, phát triển hứng thú rộng rãi, quyết định sự phát triển của các năng lực. Tuy nhiên tính độc lập của các em chưa phát triển, chưa thật sự

vững tin vào bản thân mà còn dựa nhiều vào ý kiến của bố mẹ và thầy cô giáo;

thường bắt chước họ trong cử chỉ, hành vi và lời nói; và xem đó là những chuẩnmực phải noi theo.

Bên cạnh đó, HSTH cũng dễ xúc cảm. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự tri giác, quan sát, tưởng tượng, hoạt động trí tuệ của các em thường đượm màu xúc cảm.

Hai là các em chưa biết kiềm chế những tình cảm của mình, chưa biết kiểm tra sự thể

hiện tình cảm ra bên ngoài, biểu lộ trực tiếp và công khai sự vui mừng, tự hào, buồn rầu, lo sợ, thỏa mãn hay không thỏa mãn. Ba là xúc cảm của các em không ổn định,

thường hay thay đổi tâm trạng, hay thiên về xúc động, biểu lộ rất mạnh mẽ và trong chốc lát đã chuyển từ sự vui mừng, tự hào, sang hờn giận, lo sợ. Vì vậy, đây chính là

lứa tuổi có nhiều tiềm năng để GD những phẩm chất tính cách tốt vì tính dễ bảo và tính dễ bị ám thị của HS, tính cả tin và khuynh hướng bắt chước của chúng.

Đối với HSTH, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của các em. Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. Nó không chỉ biểu hiện trong đời sống sinh hoạt mà còn trong cả hoạt động trí tuệ, các em tiếp thu kiến thức không đơn thuần bằng lí trí, mà còn dựa nhiều vào cảm tính và đượm màu sắc tình cảm, các em dễ bị “lây” những cảm xúc của người

khác. Vì thế GV cần khai thác triệt để những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp ở các em HS. Đó chính là những lời góp ý tế nhị, tránh làm tổn thương khi có những nhiệm vụ các em chưa hoàn thành tốt. Hay những lời tuyên dương, tán thưởng kịp thời khi các em

hoàn thành tốt yêu cầu. Chúng ta không nên tiết kiệm lời khen, mà phải xem đó như là món quà cổ vũ tinh thần học tập ở các em HS.

Trong sự phát triển nhân cách của HS, bên cạnh những nét tính cách tốt đẹp mà HS đã có thì chúng cũng chịu chi phối bởi những nhân tố khác như: gia đình, nhà

Nhà trường nói chung và nhà trường TH nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác GD các em. Ởđây, nhân cách của các em được uốn nắn theo mục tiêu GD. Thông qua hoạt động học tập, vui chơi và giao tiếp trong nhà trường, HS

có ý thức tham gia vào các hoạt động mang ý nghĩa xã hội, có thể hợp tác với những cá nhân khác để cùng hoàn thành một nhiệm vụđược giao, đồng thời có khả năng đánh giá lẫn nhau, cũng như tạo nên sự cảm thông, đồng cảm với những người xung quanh.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho nhân cách của các

em HS. Ở nhà, các em được thực hiện các vai trò nhất định; được hình thành những tình cảm cao đẹp đối với những người ruột thịt và những người xung quanh; được cung cấp những quy tắc, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi.

Xã hội là môi trường xung quanh mà các em HS luôn phải tiếp xúc. Thông qua hoạt động học tập, vui chơi và giao tiếp với thế giới bên ngoài, dưới những quy định của điều kiện xã hội –lịch sử cụ thể, các em HS được hình thành nhân cách của mình theo những quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm đảm bảo cho cá nhân HS tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO MÔ HÌNH KÉT HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)