learning) trong dạy học Địa lílớp 5
a. Áp dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) trong dạy học Địa lí lớp 5 phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông, giáo dục Tiểu học hiện nay
Trên cơ sở bám sát mục tiêu cơ bản của chương trình GDPT nói chung, GDTH
nói riêng, việc áp dụng mô hình dạy học kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 vừa đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp. Phát huy cao độ ở mỗi GV đó là sự đầu tư nghiêm túc về chất lượng từng bài giảng, là nỗ lực không ngừng hoàn thiện trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của bản thân. Là yêu cầu ở HS về
sự tích cực, tự giác, tự học, chủđộng, sáng tạo, hòa nhập và khám phá. Khi vận dụng mô hình, sẽ có nhiều hơn những PPDH tích cực, những năng lực tự học cũng như hợp tác trong việc ứng dụng CNTT&TT được vận hành; từ đó sẽ mang lại nhiều điều mới mẻ, thu hút không chỉ cho GV mà còn cả HS. Và khi có được sự tương tác cao, chắc hẳn sẽmang đến năng suất dạy và học như mong muốn.
b. Áp dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) trong dạy học Địa lí lớp 5 phải đáp ứng được mục tiêu môn học
Môn học Địa lí lớp 5 đã xác định những yêu cầu mà HS cần đạt được như sau:
*Kiến thức:
- Có được một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệđịa lí ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
*Kĩ năng:
Bước đầu hình thành một số kĩ năng:
- Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địalí từ SGK, trong cuộc sống gần gũi với HS …
- Biết đặt câu hỏi trong quá trình và chọn thông tin để giải đáp.
- Nhận đúng các sự vật, hiện tượng địa lí.
- Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng thống kê…
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
*Thái độ:
xung quanh.
- Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
- Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.
c. Áp dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) trong dạy học Địa lí lớp 5 phải đáp ứng nhu cầu, lợi ích học tập, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh
Dạy học theo mô hình dạy học kết hợp luôn tập trung chú ý đến người học, lấy người học làm trung tâm, xuất phát từ người học, vì người học, đáp ứng không chỉ là những yêu cầu của bản thân người học và mà còn là của cả xã hội. Với những yêu cầu
đề ra của mô hình dạy học này, nó đòi hỏi ở người GV phải biết tự nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân lên một chuẩn mực mới. Không dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mang tính lí thuyết, đại trà mà người GV phải biết tính đến từng nhu cầu, nguyện vọng của HS, đến những đặc điểm tâm sinh lí, cấu trúc tư duy cũng như năng lực thực hiện của từng trường hợp HS cụ thể. Chính vì vậy, chỉ có thể dạy học tích cực mới phát huy được hết khả năng của HS, tính tích cực, tự giác, chủđộng
và sáng tạo. Các em HS sẽ chính là những người xây dựng và vận dụng những kiến thức, kĩ năng mới vào giải quyết vấn đề mới trong thực tiễn thông qua việc kết nối những kiến thức sẵn có của bản thân với những nguồn thông tin, tri thức mà mình vừa
được học và trải nghiệm.
Bên cạnh đó, phải đảm bảo kiến thức và năng lực luôn luôn bổ sung cho nhau.
Trong khi kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, những loại kiến thức khác nhau, tạo nguồn để HS có được các giải pháp tối ưu hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Thì năng lực lại chính là khả năng đáp ứng phù hợp, dựa trên sựđồng hóa và sử dụng có cân nhắc các kiến thức, kĩ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ
thể. Rèn luyện năng lựccần được tiến hành theo đường xoắn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, và đến lượt mình kiến thức mới lại
đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới. Cứ như vậy, kiến thức và năng lực được hình thành khi quá trình dạy học luôn lấy việc học làm gốc.
d. Áp dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) trong dạy học Địa lí lớp 5 phải xây dựng được môi trường học tập hiệu quả, thân thiện
Để xây dựng được một môi trường học tập hiệu quả, nó không chỉ dừng lại ở
yếu tố con người mà còn là yếu tố cơ sở vật chất, không chỉ là sự truyền đạt một phía từ GV mà còn là sự hợp tác, nỗ lực, phấn đấu của HS. Điều này được thể hiện rõ thông qua những yêu cầu cụ thể sau:
*Đối với GV:
- GV cần phải có năng lực sư phạm tốt để tổ chức hoạt động dạy học môn Địa lí theo mô hình dạy học kết hợp. Bằng cách đưa ra các câu hỏi, tình huống nhằm giúp
Tránh việc đưa ra quá nhiều thông tin mà không kết hợp rèn luyện kĩ năng, dẫn đến không thu hút được người học, không phát huy được tính chủđộng, tích cực, sáng tạo vốn có.
- GV cần nắm chắc cách thức, quy trình của bài học, nhất là việc chuẩn bị những phương tiện, nguồn tài liệu phục vụ cho việc tổ chức bài học để hướng dẫn và giúp HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bản thân.
- GV cần có những hiểu biết và kĩ năng sử dụng thành thạo máy tính, từ việc soạn thảo văn bản, giáo án, bài giảng điện tử, truy cập Internet vào các trang Web, liên
kết siêu văn bản trên trang Web… cho đến biết cách dùng các công cụ tìm kiếm thông tin thông dụng trên Internet như Google, Yahoo, biết sử dụng hòm thưđiện tử …
- GV phải có kĩ năng hợp tác với HS. GV thực sự phải đứng trên vai trò là một
người hướng dẫn, hỗ trợ, sẵn sàng giúp đỡ khi HS cần. Không được áp đặt những suy nghĩ của bản thân lên HS, như vậy sẽ làm mất đi tính sáng tạo, niềm vui, sự hứng thú của các em HS khi thực hiện bài học. Điều này gián tiếp tác động xấu đến việc hoàn thiện kĩ năng làm việc và thái độ tích cực khi làm việc với GV của HS.
- GV cần nhận thức được chính nhân cách của bản thân cũng có vai trò rất lớn trong việc tác động về mặt cảm xúc đối với người học. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, thể hiện thái độ của GV đối với những hiện tượng, sự kiện, tư tưởng được trình bày không chỉ giúp cho HS có tri thức về vấn đề nào đó mà còn kích thích hình thành tình cảm tương ứng. Vì lẽ đó, trong quá trình giao tiếp, trao đổi, GV cần tạo dựng môi trường thân thiện để HS mạnh dạn trình bày quan điểm của cá nhân. Từ đó
HS trở nên yêu thích và ham muốn khám phá môn học hơn. Còn GV thì có điều kiện
để nắm bắt và khai thác sâu hơn về năng lực của các em HS.
*Đối với HS:
- HS cần có những hiểu biết và kĩ năng sử dụng thành thạo máy tính. Vì nhờ sự
hỗ trợ của máy tính, HS sẽ tìm hiểu được những thông tin cần có của bài học một cách chính xác và cập nhật trong thời gian ngắn nhất có thể; trao đổi, thảo luận với thầy cô và bạn bè ngay tại nhà để lĩnh hội tri thức mới.
- Bên cạnh đó là tinh thần tự giác, tích cực trong việc tự học, tự rèn và làm việc
nhóm. Cũng như sự chủđộng, mạnh dạn, chừng mực, lễ phép trong giao tiếp, trao đổi ý kiến với GV. Có như vậy thì mọi ý kiến, sáng tạo của bản thân mới được bộc lộ và phát huy hết.
*Về cơ sởvật chất:
Để có thể tổ chức các hoạt động hiệu quả, cơ sở vật chất nhà trường là yếu tố
thiết yếu cho việc thực hiện các bài học để hình thành và phát triển năng lực học tập cho HS. Nhà trường cần đảm bảo có phòng tin học, có máy chiếu hay tivi màn hình cỡ
lớn, có kết nối mạng Internet thì mới phục vụ cho quá trình tìm kiếm thông tin và trao
dạy học Địa lí lớp 5
a. Đảm bảo quá trình dạy học theo hướng “tập trung vào người học”
Trong dạy học, HS là đối tượng trí tuệ của người thầy, là sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với xã hội và thời đại. Cùng lúc đó, HS là chủ thể của hoạt động học tập. Các em tiếp thu tri thức nhân loại để phát triển chính bản thân mình, để trở thành chủ
thể tích cực và sáng tạo. HS là chủ thể của chính mình. Vì vậy, mọi yếu tố dạy học phải xuất phát từ người học, vì người học, khơi dậy và duy trì được tính tích cực hoạt
động của HS, trên cơ sởđó thực hiện tốt mục tiêu dạy học.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy học Địa lí lớp 5 theo mô hình dạy học kết hợp
đều hướng tác động trực tiếp hay gián tiếp đến nhận thức, hình thành nhân cách và
năng lực của người học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mang lại kết quả học tập cao nhất cho HS.
b. Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh lớp 5
Dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất. Dạy học vừa sức không có nghĩa là sức HS đến đâu thì dạy đến
đó, mà bao giờ cũng đề ra những khó khăn mà dưới sự chỉ đạo của người GV, người học bằng sự nỗ lực của mình cũng đều khắc phục được.Dạy học như vậy mới đảm bảo
đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của HS.
Trong mỗi lớp học, HS thường có trình độ nhận thức cũng như khả năng tư duy
khác nhau. Do vậy, các nhiệm vụ học tập phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và riêng đối với HS. GV cần đưa ra các yêu cầu, bài tập, tổ chức các hoạt
động học tập khác nhau. Có những bài tập, hoạt động HS làm việc cá nhân nhưng cũng có những bài tập, hoạt động yêu cầu hợp tác giải quyết. Mọi HS với trình độ
nhận thức khác nhau đều được bình đẳng tham gia vào các hoạt động học tập, đều
được động viên, khen thưởng và HS chính là người bình chọn, đánh giá kết quả học tập. Do vậy, mục tiêu chính của dạy học là đáp ứng nhu cầu cá nhân của người học một cách cao nhất.
c. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ của các biện pháp tác động đến quá trình dạy học Địa lílớp5 theo mô hình dạy học kết hợp
Trong quá trình dạy học, bất kì một tác động nào từ các yếu tố dạy học đều có thể là tác nhân gây tương tác ảnh hưởng tới hiệu quả dạy học. Chính vì vậy, ngay từ
giai đoạn chuẩn bị, mỗi người GV phải định hình sẵn cho mỗi bài học nói chung, từng hoạt động cụ thể nói riêng những phương pháp, kĩ thuật dạy học, biện pháp tác động cụ thể. Và khi nhìn trên tổng thể thì những biện pháp tác động đó đều phải đồng bộ, tạo nên một quá trình dạy học luôn vận động và phát triển không ngừng theo chiều hướng xác định, luôn hướng đến mục tiêu cuối cùng là hình thành ở mỗi người HS
d. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của việc áp dụng mô hình dạy học kết hợp trong dạy học Địa lílớp 5
Tính hiệu quả của bất kì biện pháp kĩ thuật nào cũng đều phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn cách thức dạy học phù hợp, vào hình thức giao tiếp giữa người tham gia vào quá trình dạy học là GV và HS. Trong khi đó, tính khả thi lại hướng đến việc đảm bảo cho kết quả thu thập được có khả năng áp dụng vào mọi điều kiện dạy học ở từng trường, từng địa phương hay không. Chính vì vậy, dù áp dụng phương thức dạy học truyềnthống hay dạy học theo mô hình kết hợp thì điều kiện tiên quyết vẫn là mục tiêu những chuẩn kiến thức và năng lực Địa lí lớp 5 cần đạt được nói riêng, cũng nhưphát
huy được cảm xúc, tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của HS,
mang lại hiệu quả dạy học nói chung.
2.2. Mạng xã hội và cách thức khai thác mạng xã hội trong dạy học Địa lí lớp 5 theo mô hình dạy học kết hợp theo mô hình dạy học kết hợp
2.2.1. Giới thiệu về mạng xã hội
a. Mạng xã hội
Mạng xã hội hay còn có thể biết đến dưới những tên gọi khác như “cộng đồng
ảo” hay “trang hồ sơ”, “mạng xã hội ảo (Social network)”, là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau nhằm nhiều mục đích nhưđể nói chuyện, chia sẻ ý tưởng, sở thích hay thậm chí là làm quen với những người bạnmới. Mà ởđó, những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng, không
hề có sự phân biệt về tuổi tác, không gian hay thời gian. Theo đó, có thể hiểu mạng xã hội ảo có 2 đặc trưng cơ bản:
- Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân (hoặc doanh nghiệp/ tập thể nhưng vai trò như cá nhân).
- Là 1 website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia. Các nội dung có thể bao gồm nội dung học tập do các nhóm người dạy và học cùng thiết lập, tạora môi trường tương tác online phục vụ mục đích học tập của
mình.
- Các mạng xã hội điển hình có thể kể đến như Y!360, Windows Live Space,
Twitter, Facebook …
b. Mạng xã hội học tập
Mạng xã hội học tập là mô hình được xây dựng trên hệ thống mạng xã hội phục vụ chuyên biệt cho việc tổ chức dạy học, lưu trữ tài nguyên học tập và tương tác dạy học online.
Ưu điểm nổi trội của các mạng xã hội học tập là tạo ra không gian riêng phục vụ hoạt động dạy và học, có những tính năng phù hợp cho việc dạy học như tổ chức lớp học ảo, đánh giá quá trình học tập, đánh giá kết quả học tập … Mạng xã hội học tập góp phần tạo nên các không gian học tập thời đại Internet hoàn toàn khác so với
Trên Thế giới và Việt Nam có nhiều mạng xã hội học tập nổi tiếng như Edmodo, Study.vn, Ubrand, IGS …thu hút được sự chú ý của cộng đồng GV, HS.
c. Mạng xã hội học tập Edmodo
Edmodo là mạng xã hội học tập lớn nhất trên thế giới được phát triển từ năm 2008. Hiện nay đã có hơn 85.000.000 người dùng đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Chủ yếu tập trung ở Mĩ và các quốc gia nói tiếng Anh. Năm 2013, Edmodo
được xếp hạng thứ 29 trong tổng số 100 trang web hỗ trợ học tập tốt nhất do Jane Hart, người sáng lập trung tâm C4LPT ở Anh nghiên cứu trên cơ sở lấy ý kiến bình chọn của hơn 500 chuyên gia đến từ 48 quốc gia trên thế giới.
Giao diện Edmodo hỗ trợ 10 ngôn ngữ khác nhau. Ứng dụng điện thoại của phần mềm này cũng được tải nhiều trên hệ điều hành IOS và Android, tạo điều kiện