Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO MÔ HÌNH KÉT HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5 (Trang 78 - 80)

2.3. Thiết kế quy trình dạy học kết hợp với sự hỗ trợ của trang mạng xã hội học tập Edmodo trong dạy học Địa lílớp 5 tập Edmodo trong dạy học Địa lílớp 5

2.3.1. Giai đon chun b

a. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiệndạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá bài học

- Xác định mục tiêu: GV phải xác định rõ kết quả đầu ra của bài học, HS sẽđạt

được những kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực gì sau khi học xong bài học.

- Xác định nội dung: Xác định các nội dung cơ bản của bài học làm cơ sởđể thiết kế các hoạt động học tập cho HS.

- Xác định phương pháp dạy học: Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp nhằm tích cực hóa hoạt động của người học, đạt được hiệu quả dạy học.

- Xác định hình thức dạy học: Căn cứ nội dung và phương pháp dạy học, GV xác định các hình thức dạy học phù hợp với bài học và đối tượng được tổ chức hoạt động học tập.

- Xác định phương tiện dạy học: Căn cứ nội dung, phương pháp dạy học, hình

thức dạy họcvà điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, GV xác định các phương tiện dạy họccần thiết phục vụ bài học.

- Xác định hình thức kiểm tra đánh giá: Hình thức kiểm tra đánh giá được xác

định trên cơ sở mục tiêu bài học, nội dung bài học, các phương pháp dạy học, hình

thức dạy học đã được thực hiện sao cho đảm bảo chính xác, công bằng. Đổi mới các

HS gửi phản hồi cho GV HS gửi phản hồi cho các bạn cùng lớp, nhóm lớp Kết nối HĐ dạy học của mình với những GV cùng trường Trao đổi, học tập kinh nghiệm với cộng đồng người dùng Edmodo

Ví dụ: Với bài 20: Châu Âu (Địa lí lớp 5), chúng tôi đã xác định các yếu tố trên

như sau:

- Xác định mc tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.

2. Kĩ năng:

- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).

- Sử dụng quảđịa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.

- Sử dụng tranh ảnh, bản đồđể nhận biết một sốđặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.

3. Thái độ:Yêu thích môn học, thích tìm hiểu thế giới.

4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực hiểu biết cơ bản vềĐịa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn. - Xác định ni dung: Với hoạt động chính như sau: 1. Hoạt động khởi động.

Thông qua trò chơi “Bắn tên”, GV kiểm tra và cho HS ôn lại những kiến thức đã

được học trong tiết Địa lí trước, bài Các nước láng giềng của Việt Nam

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu

*Hoạt động 2: Tìm hiểu vềđặc điểm tự nhiên của Châu Âu

*Hoạt động 3: Tìm hiểu về người dân châu Âu và hoạt động kinh tế.

3. Hoạt động ứng dụng: Thông qua trò chơi “Rung chuông vàng”, nhằm mục

đích giúp HS củng cố lại kiến thức vừa được tìm hiểu về châu Âu, vừa mang lại cho các em sự sảng khoái, thư giãn đúng như bản chất của một trò chơi học tập.

4. Hoạt động sáng tạo: Thông qua vốn hiểu biết của bản thân, những nội dung vừa được học, các em HS có thể phát huy tính sáng tạo của mình thông qua việc vẽ

một bức tranh theo kiểu sơ đồ tư duy hay viết một đoạn văn ngắn để giới thiệu tổng quan về châu Âu, so sánh với các đặc điểm của bài châu Á đã được học trước đó.

5. Củng cố - Dặn dò: Khái quát lại nội dung đã học và nhắc nhở các em về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.

tập.

- Xác định hình thc dy hc: dạy học theo mô hình kết hợp với sự hỗ trợ của trang mạng xã hội học tập Edmodo.

- Xác định phương tin dy hc: Máy tính, nội dung câu hỏi, quả địa cầu, lược

đồ các châu lục và đại dương, bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục (năm 2004), lược đồ tự nhiên châu Âu, clip về đặc điểm và hoạt động sản xuất của người

dân Châu Âu.

- Xác định hình thc kim tra đánh giá: Kiểm tra miệng, báo cáo về phiếu bài tập tìm hiểu các yếu tố địa hình, rừng, khí hậu của châu Âu mà HS đã làm thông qua trang mạng xã hội học tập Edmodo

b. Thiết kế các hoạt động học tập

- Thiết kế hoạt động học tập ở nhà cho HS: Đây là giai đoạn HS tự học. Các nhiệm vụ giao cho HS phải rõ yêu cầu, nội dung, sản phẩm thu được và thời hạn hoàn thành. Tài liệu GV cung cấp cần có các nguồn phong phú, đặc biệt quan tâm nguồn online để HS tự học hiệu quả.

- Thiết kế hoạt động dạy học trên lớp: Đây là giai đoạn tổ chức các bài học mặt

đối mặt, GV tổ chức các hoạt động học tập của HS như thảo luận, báo cáo kết quả tự

học,… trên cơ sở đó bổ sung, giải đáp các thắc mắc và giao nhiệm vụ mới.

c. Xác định các điều kiện để tổ chức dạy học kết hợp

- Nền tảng CNTT:

+ Nền tảng phần cứng: Máy tính, máy chiếu, đường truyền Internet…

+ Nền tảng phần mềm: Internet, các website, các phần mềm phục vụ dạy học Địa lí.

- Năng lực tự học của HS là điều kiện quan trọng để có thể tổ chức dạy học kết hợp. Chỉ khi HS chủ động tự học ở nhà với nguồn CNTT thì mới có hoạt động trao

đổi, báo cáo trên lớp bằng các sản phẩm của quá trình tự học.

- Tính tích cực, chủđộng của HS trong học tập là điều kiện quyết định việc học tập kết hợp thành công. Quá trình học tập kết hợp gồm có tự học ở nhà và học trên

lớp. Cả 2 giai đoạn này đều cần sự tích cực, chủđộng của HS để việc học được hiệu quả, quá trình nghiên cứu, trao đổi bài học sẽ thực sự chuyển hóa thành năng lực của người học.

- Thời gian tổ chức hoạt động dạy học kết hợp: Để HS có quá trình tự học và GV

có thể tổ chức hoạt động học tập cho HS trên lớp, nhất thiết phải có khoảng thời gian chuẩn bị cho các bài học không quá gấp rút. HS nên được chuẩn bị ít nhất trong khoảng 3 - 4 ngày cho 1 buổi học trên lớp.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO MÔ HÌNH KÉT HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)