a. Phương pháp tiến hành
Phương pháp thực nghiệm chứng minh giả thuyết trong đề tài là áp dụng giảng dạy các bài học Địa lí lớp 5 theo mô hình học tập kết hợp (Blended learning) với sự hỗ
trợ của mạng xã hội học tập Edmodo. Các bước thực nghiệm được thiết kế theo quan
Các bước thực nghiệm Nội dung
Bước 1: Thiết kế bài học thực nghiệm
- Khảo sát đối tượng HS (trình độ và năng lực của HS) - Đặt giả thuyết khoa học
- Xác định mục tiêu, xây dựng mục tiêu (một bài học
cho lớp TN, 1 bài học cho lớp ĐC) Bước 2: Tiến hành thực
nghiệm các bài học
- Tổ chức cho HShọc tậpcác bài học
- Tiến hành tổ chức hoạt động dạy – học kết hợp quan sát, ghi chép để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và
đánh giá kết quả. Bước 3: Đánh giá kết quả để khẳng định giả thuyết - Phân tích kết quảđạt được. - Xử lí kết quả thực nghiệm để phân loại HS. So sánh kết quả của lớp TN và lớp ĐC để rút ra tính khả thi của đề tài. Các bước xử lí kết quả thực nghiệm - Tiến hành chấm điểm HS ở các lớp ĐC và TN theo thang điểm 10.
- Thống kê kết quả sau khi chấm điểm.
- Tính điểm trung bình của lớp TN và ĐC.
- Xử lí kết quả theo các thang bậc từ Chưa hoàn thành
đến Hoàn thành tốt để so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận: Loại Chưa hoàn thành: dưới 5 điểm; Loại Hoàn thành: từ 5 đến 8; Loại Hoàn thành tốt từ 9 đến 10 điểm. So sánh giả thuyết khoa học với mục tiêu ban đầu để rút ra những đánh giá cần thiết. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên 2 nhóm lớp: lớp ĐC và lớp TN. GV tổ
chức HS thực hiện bài học đã thiết kế dành riêng cho 2 nhóm lớp.
Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do một GV giảng dạy, kết quả bài học được thể hiện qua bài kiểm tra hoặc phiếu điều tra về cùng một nội dung.
b. Thực nghiệm
*Mục đích
Kiểm chứng hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức bài học Địa lí lớp 5 với sự hỗ
trợ của trang mạng xã hội học tập Edmodo theo mô hình học tập kết hợp (Blended
learning) so với bài học được thiết kế thông thường, sử dụng nguồn CNTT ở mức tham khảo thông tin.
*Địa điểm, thời gian thực nghiệm
- Địa điểm thực nghiệm:
Chúng tôi chọn tập thể HS lớp 5/1 Trường TH Lý Công Uẩn, quận Hải Châu và tập thể HS lớp 5/1 Trường TH Ngô Gia Tự, quận Sơn Trà. Ở đây, điều kiện để tiến
+ Số HS trong mỗi lớp không chênh lệch nhau nhiều. Trong khi sĩ số HS lớp 5/1
Trường TH Lý Công Uẩn, quận Hải Châu là 44 em. Thì sĩ số HS lớp 5/1 Trường TH
Ngô Gia Tự, quận Sơn Trà là 37 em.
+ Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau. Ở mỗi phòng học trong từng trường đều được trang bị tivi màn hình cỡ lớn, hệ thống loa âm thanh, bảng lớp, bảng nhóm …. Cũng như phòng thực hành Tin học với số lượng máy tính đáp ứng đầy
đủ nhu cầu tra cứu, làm sản phẩm báo cáo, trao đổi thông tin … của từng cá nhân HS với GV giảng dạy, của HS với HS.
+ Trình độ HS tương đương nhau về năng lực cũng như ý thức học tập. Là những HS lớp 5, là đàn anh đàn chị trong trường TH, nên khả năng tự chủ, tự hoạt động và sáng tạo của các em cao hơn hẳn so với những khối lớp còn lại. Bên cạnh đó là kĩ năng sử dụng máy tính, Internet, các trang mạng xã hội … cũng đã thành thạo nhờ vào thực tế trải nghiệm 3 năm học tập môn Tin học ở nhà trường TH cũng như việc thực hành, vận dụngthêm ngoài giờ của HS.
Qua điều tra bằng phiếu hỏi, chúng tôi nhận thấy HS của 2 lớp ĐC và 2 lớp TN có kiến thức và một số năng lực như sau:
Bảng 3.2. Kiến thức và các năng lực của HSlớp ĐC và TN
Kiến thức và năng lực của HS Đặc điểm
Về mặt kiến thức Hầu hết HS biết và thích thú với các kiến thức Địa lí tự nhiên, kinh tế- xã hội phổ biến (91%)
Về năng lực học Phần lớn HS hứng thú và tiếp cận với phương pháp học tập cá nhân với máy tính, học theo nhóm, kĩ
nănglàm việc hợp tác khá cao
HS phần đông có năng lực tự học, tinh thần tự giác, trách nhiệm cao trong quá trình làm việc
Phần lớn HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
100% HS biết sử dụng máy tính để thực hiện các thao tác căn bản như: soạn thảo văn bản, truy cập mạng Internet: tìm kiếm thông tin, sử dụng thư điện tử …
- Thời gianthực nghiệm: Tháng 01/2019
*Nội dung thực nghiệm
2 bài Địa lí lớp 5 đã nêu ở trên:
+ Bài 20: Châu Âu
3.5.1. Kết quả thực nghiệm thông qua các ý kiến phản hồi của HS
Tác giả phát ra 81 phiếu điều tra cho HS 2 lớp thực nghiệm. Tổng số phiếu phát
ra là 81 phiếu, tổng số phiếu thu về 81phiếu.
Bảng 3.3. Ý kiến phản hồi của HS về cấu trúc trang mạng xã hội học tập Edmodo
TT Câu hỏi Kết quả
Có Không
1 Cấu trúc mạng xã hội học tập Edmodo hỗ trợ dạy học
Địa lílớp 5 đã hợp lí, logic chưa? 75 06
2. Cấu trúc mạng xã hội học tập Edmodo hỗ trợ dạy học
Địa lí lớp 5 có thuận lợicho người sử dụng không? 75 06
3. Cấu trúc mạng xã hội học tập Edmodo hỗ trợ dạy học Địa lí lớp 5 đã đáp ứng được nhu cầu học tập của HS chưa? 78 3 Bảng 3.4. Ý kiến phản hồicủa HS về hình thức và nội dung trang mạng xã hội học tập Edmodo Nội dung kiểm nghiệm Kết quả Tốt Khá TB Yếu SL (P) % SL (P) % SL (P) % SL (P) % Nội dung các thành tố chức năng 75 92,59% 6 7,41% 0 0% 0 0% Hình thức trình bày 74 91,35% 5 6,18% 2 2,47% 0 0% 3.5.2. Kết quả học tập của HS
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra kiến thức sau thực nghiệm
Lớp Số HS Điểm Điểm TB 3 (CHT) 4 (CHT) 5 (HT) 6 (HT) 7 (HT) 8 (HT) 9 (HTT) 10 (HTT) TN 5/1 (LCU) 44 0 0 0 1 11 12 11 9 8,36 ĐC 5/2 (LCU) 41 0 0 0 3 14 9 8 7 8, 04 TN 5/1 (NGT) 37 0 0 0 3 9 8 10 7 8, 24 ĐC 5/2 (NGT) 35 0 0 1 5 10 8 6 5 7,80
Lớp Chỉ tiêu Thực nghiệm Đối chứng Kĩ năng - Khả năng ghi nhớ kiến thức tốt. - Rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin, tranh ảnh từ Internet
(95%) - Kĩ năng làm việc nhóm tốt (89%) - Kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh (91% khai thác tốt) - Khả năng ghi nhớ kiến thức khá tốt. - Rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin, tranh ảnh từ Internet
(90%) - Kĩ năng làm việc nhóm tốt (80%) - Kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh (82% khai thác tốt) Thái độ - Hứng thú với phương pháp hoạt động (92%) - Tích cực tham gia làm việc (91%). - Ủng hộ phương pháp học tập này trong thời gian tới (90%)
- Hứng thú với phương pháp hoạt động (78%)
- Tích cực tham gia làm việc
(75%).
- Ủng hộ phương pháp học tập này trong thời gian tới (65%)
Nhận xét và đánh giá kết quả thực nghiệm
Trên cơ sở phân tích và so sánh các kết quả thu được ở lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng, chúng tôi đã có đủ căn cứđể rút ra kết luận quan trọng là: Việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo sẽ có hiệu quả cao hơn so với bài học được thiết kế thông thường, sử dụng nguồn CNTT ở mức độđơn giản.
Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
*Về mặt kiến thức:Kết quả bài trắc nghiệm kiếnthức Địa lí của lớp thực nghiệm có điểm số cao, trung bình đều đạt điểm khá, không có em nào Chưa hoàn thành nội dung môn học, tỉ lệ HS đạt mức độ Hoàn thành tốt và Hoàn thành không chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ mặt bằng nhận thức chung của cả lớp rất đồng đều. Cùng với
đó là điều kiện tiên quyết khi cáclớp thực nghiệm được thông qua quá trình thực hiện,
HS được tựmình tìm hiểu, khai thác và trình bày kiến thức địa lí nên hiểu biết của các
em về vấn đề này được mở rộng, mức độ ghi nhớ kiến thức được khắc sâu hơn, năng lực học tập ngày càng phát triển bền vững và hoàn thiện hơn. Trong khi đó, ở các lớp
đối chứng thì tỉ lệ chênh lệch giữa số lượng HS Hoàn thành nội dung môn học so với
Hoàn thành tốt là khá cao, không có sự đồng đều, mức điểm trung bình chỉ đạt loại trung bình khá. Điều này cũng phần nào được lí giải bởi tại các lớp đối chứng hầu như HS còn khá thụđộng trong việc tìm kiếm và tiếp nhận kiến thứcmới. Còn GV lại đảm nhận thay phần HS trong những công việc không nên làm như vẫn còn tập trung vào
đề, liên hệ thực tiễn đặt ra cho HS ... Cùng với đó là giới hạn về thời gian của tiết học dẫn đến việc mở rộng kiến thức vẫn còn vô cùng hạn chế … Dần dần việc nắm bắt kiến thức và mức độ ghi nhớ ở các em HS ngày càng thấp đi, cũng như không phát triển được những năng lực cần có.
*Về mặt kĩ năng: Tại lớp học thực nghiệm, HScó nhiều cơ hội rèn luyện những kĩ năng học tập như: kĩ năng ghi nhớ kiến thức tốt; kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh
ảnh, Internet; kĩ năng làm việc nhóm (hợp tác, phân công công việc) hay kĩ năng song hành đó là sử dụng thành thạo máy vi tính ... Ngoài ra, khi các em HS trong lớp ngồi
nghe nhóm bạn báo cáo cũng đã phần nàocó thêm cơ hội và điều kiện để tự mình trau
dồi về một số kĩ năng thuyết trình một cách gián tiếp; bên cạnh đó là sự mạnh dạn, tự
tin trong giao tiếp, nhanh trí giải quyết vấn đề. Từ những kĩ năng được hình thành đó, chắc hẳn sẽ tạo nên được những thế hệ HS đáp ứng chuẩn yêu cầu của thời đại mới, thời đại mà tri thức –trí tuệ con người chính là thành tố quan trọng nhất quyết định sự
phồn vinh và thịnh vượng của mỗi quốc gia, dân tộc.
*Về mặt thái độ - hành vi:Qua quan sát và kết quảđiều tra cho thấy có đến 92%
HS lớp thực nghiệm rất hứng thú khi tham gia vào các hoạt động của bài học. Bởi lẽ
các em được tự mình khám phá, rồi bổ sung nhận xét, chỉnh sửa và đúc rút ra kiến thức bài học cho chính bản thân. Cảm giác giống như chính mình là người khai thác, tìm kiếm ra kiến thức đó vậy. Và con số 90% HS đồng ý tham gia một cách tích cực những bài học như vậy trong thời gian tới đã hoàn toàn minh chứng được điều đó. Bởi thực tế mà ai cũng biết là mỗi người chúng ta chỉ thật sự thích làm những gì mà mình
thật sự yêu và mang lại giá trị cho bản thân mà thôi.
3.6. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm
a. Ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 với sự
trợ giúp đắc lực của trang mạng xã hội học tậpEdmodo đã đem lại hiệu quả cao
Với kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, là minh chứng vô cùng xác thựctrong việc nhấn mạnh và khẳng định việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 với sự trợ giúp đắc lực của trang mạng xã hội học tập Edmodo là rất cần thiết, mang lại kết quả khả quan, cao hơn so với việc sử
dụng các phương pháp truyền thống. Nó hoàn toàn phù hợp với trình độ và năng lực của các em HS cuối cấp TH, đã thật sự đi đúng hướng và khai thác hết công năng của quan điểm GD “lấy người học làm trung tâm”, mà ở đó những người HS đã thật sự bị
cuốn vào trong giờ học, có được sự tập trung cao độ nhất định, phát huy hiệu quả tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo, khả năng ghi nhớ cũng như năng lực vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, việc tiếp cận sớm với CNTT&TT đã phần nào hỗ trợ những người HS trong việc hòa nhập với cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, chất lượng hơn với yêu cầu cao hơn, làm chủtrí tuệ con người
của mạng xã hội học tập Edmodo sẽ có hiệu quả cao hơn bài học được thiết kế và tổ
chức trên quan điểm lấy giáo viên làm trung tâm
Thiết kế bài học là công cụ của đổi mới dạy học Địa lí nói riêng, dạy học nói
chung nhằm phát triển toàn diện cho HS. Tuy nhiên không phải lúc nào người GV sử
dụng những công cụđổi mới thì cũng đều mang lại hiệu quả GD như mong muốn. Mà
điều quan trọng là việc thiết kế bài học đó phải được thống nhất trên cùng một quan điểm ngay từ đầu, đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu, mục đích của đổi mới GD mà bản thân mỗi người học nói riêng, cả xã hội nói chung đang có nhu cầu. Và việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 với sự
trợ giúp đắc lực của trang mạng xã hội học tập Edmodo đã làm được điều đó. Nó đã thực sự làm trỗi dậy ở bản thân mỗi người học những kiến thức cũng như năng lực chung và năng lực Địa lí nói riêng cần thiết để tồn tại, duy trì, phát triển và hòa nhập vào cuộc sống trong thời đại khoa học công nghiệp 4.0 này.
c. Học sinh vô cùng hứng thú và ủng hộ mô hình học tập kết hợp với sự hỗ trợ
của trang mạng xã hội học tập Edmodotrong dạy học Địa lí lớp 5
Từ việc chủ động tìm kiếm, khám phá kiến thức liên quan đến bài học và thực tiễn cuộc sống thông qua các nhiệm vụ, yêu cầu mà GV đề ra, các em HS đã thực sự
cảm thấy hào hứng, phấn khởi khi được trình bày quan điểm cá nhân thông qua những bài báo cáo hay phần nhận xét, bình luận, bổ sung cho bài làm của nhóm bạn. Sau khi được GV nhận xét, các em lại tiếp tục chỉnh sửa để cuối cùng đúc kết ra kiến thức cốt lõi, chính xác, khoa học cho chính bản thân. Tất cả đã mang đến cho các em cảm giác được “làm chủ”, được tự tay tạo nên một sản phẩm toàn mĩ rồi sau đó là sự
chiêm nghiệm, tán thưởng đầy hân hoan. Bên cạnh đó là sự phát huy tố chất lãnh
đạo, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ trong công tác làm việc nhóm, tạo nên một tình bạn
thâm giao đầy gắn kết. Từđó, một không khí học tập đầy thân thiện và sáng tạo luôn
1. Mục đích quan trọng thực nghiệm sư phạm của đề tài là kiểm chứng tính hiệu quả và khả thi của việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 với sự hỗ trợ của trang mạng xã hội học tập Edmodo mà đề tài đã xác lập và biến đổi. Do điều kiện thực hiện, thực nghiệm sư phạm của đề tài tập trung vào việc áp dụng mô hình đã được xác lập trong 2 bài học Địa lí lớp 5 (Bài 20: Châu Âu và Bài
21: Một số nước ở châu Âu) với 2 lớp thực nghiệm là lớp 5/1 Trường TH Lý Công
Uẩn, quận Hải Châu và lớp 5/1 Trường TH Ngô Gia Tự, quận Sơn Trà, thành phốĐà