Nhận xét, đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO MÔ HÌNH KÉT HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5 (Trang 64 - 68)

Qua quá trình điều tra thực tế 02 Trường TH Lý Công Uẩn và Ngô Gia Tự trên địa bàn thành phốĐà Nẵng, chúng tôi rút ra một số nhận định chung như sau:

*Về nhận thức của GV và HS đối với vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 ở một số trường TH trên

địa bàn thành phốĐà Nẵng

Đa số các em HS và GV giảng dạy phần Địa lí lớp 5 đều nhận thức được tầm quan trọng của phần Địa lí trong chương trình TH cũng như ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp vào quá trình dạy học Địa lí

bản, toàn diện GD&ĐT, phù hợp với định hướng đổi mới GD.

*Về thực tế việc ứng dụng CNTT&TTtheo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 của GV ở một số trường THtrên địa bàn thành phốĐà Nẵng

Các GV đã tiếp cận được mô hình dạy học kết hợp có ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Địa lí lớp 5 thông qua nhiều hình thức: tập huấn, tự học, tự tìm hiểu, …

để phát triển năng lực chuyên môn cho bản thân. Tuy nhiên, GV chưa sử dụng phổ

biến mô hình này vào quá trình dạy học, chứng tỏ mô hình dạy học kết hợp vẫn còn khá mới lạ với GV tiểu học nói chung, GV dạy Địa lí lớp 5 nói riêng. Bên cạnh đó, với những GV đã thực hiện thì mức độ vận dụng còn rất đơn giản, tần suất sử dụng dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Rồi khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện khi

phương thức trao đổi thông tin hai chiều giữa GV và HS trong việcgiao và nộp bài tập chưa thật sựđược chú trọng, khó kiểm soát.Việc giao bài chỉ mới dừng lại ở mức đơn giản, chưa đa dạng về hình thức bài tập; việc kiểm tra đánh giá chưa mang tính kịp thời, thường xuyên, dẫn đến hệ lụy của việc đánh giá chưa thật sự chính xác, khách quan.

*Về hiệu quả đem lại khi ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5

Đối với HS, các em đã sớm hình thành và phát triển những năng lực cốt lõi cần thiết trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học Địa lí, để từ đó vận dụng nó vào trong thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt nhất có thể. Các em HS tỏ ra hứng thú khi được học theo mô hình dạy học này vì nó yêu cầu HS tự tìm tòi, khám phá kiến thức trước, rồi sau đó cùng với nhóm, cả lớp và GV khắc sâu, mở rộng thêm vấn đề nên kiến thức

được hình thành sâu rộng và ghi nhớ rất bền vững. Tuy nhiên, đối với những HS còn

mang phong cách học thụ động thì việc học tập theo mô hình này chưa mang lại tính hứng thú khi chính bản thân các em không có được sự nỗ lực tự học, tự rèn, tích cực, chủđộng tham gia. Còn về phía GV, các thầy cô sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc khắc sâu và mở rộng kiến thức cho HS, nâng cao chất lượng dạy học khi có nhiều điều kiện hơn trong việc phụ đạo cho các em HS còn khó khăn về học, hay bồi dưỡng cho những em HS có năng khiếu, đam mê đối với môn học.

*Về công tác quản lí việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tạo mọi điều kiện tối đa, thuận lợi nhất về

cả yếu tố vật chất và tinh thần cho GV - HS nhưng nhìn chung công tác quản lí của ban giám hiệu nhà trường vẫn còn khá lúng túng trong việc triển khai đồng bộ và kiểm tra, giám sát GV thực hiện ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học

Địa lí lớp 5.

Theo kết quả khảo sát sơ bộ, mô hình chỉ mới được một số GV có năng lực

thật sự tường minh, chưa mang tính logickhi GV còn lúng túng trong việc tổ chức, sắp xếp các hoạt động diễn ra ở nhà và ở trường như thế nào, theo thứ tự ra sao hay cách cải thiện bài học sau khi lên lớp ...Rồi thì cách thức vận dụng mô hình còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đặc biệt là việctrao đổi thông tin hai chiều giữa GV và HS trong

việc giao và nộp bài tập còn nhiều hạn chế. Cụ thể là việc GV gặp khó khăn trong kiểm tra, đánh giá HS khi GV chưa có một ứng dụng nào để hỗ trợ việc kiểm soát chính xác, khách quan khối lượng lớn bài tập HS nộp về có kết quả như thế nào, có

đúng thời gian quy định hay không, rồi thì bài làm của từng HS nộp theo từng địa chỉ

mail riêng lẻ, không theo hệ thống nhóm lớp nào cả. Nó làm cho GV phải tốn nhiều thời gian, công sức, dẫn đến tính vận dụng thường xuyên chưa cao. Bên cạnh đó là việc giao bài, nhiệm vụ cho HS cũng gặp khó khăn khi GV chỉ mới cung cấp được tên, địa chỉ truy cập của trang web cần tham khảo mà chưa liên kết được với nội dung của trang đó, để HS có thể tìm kiếm dễ dàng hơn thông tin. Kết quảđánh giá cũng chưa có tính động lực, thu hút HS khi chỉ là những con số hay những lời nhận xét khô khan mà thay vào đó cái HS cần có thể là những danh hiệu hay những icons thú vị … Điều đó

đòi hỏi cần phải có được sựđầu tư nghiên cứu nghiêm chỉnh để mô hình được áp dụng một cách hiệu quả.

Thông qua phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của việc “Ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5” cho thấy một số vấn đề như sau:

- Đổi mới PPDH nói chung và PPDH Địa lí nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, đã và đang được thực hiệnmạnh mẽ trong giáo dục đểđáp ứng theo yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực chính là tổ chức dạy học nhằm hình thành ở HS tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo, chống lại thói quen thụđộng.

- Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Địa lí là một trong những giải pháp góp phần đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả - chất lượng học tập. Khi sử dụng máy tính, mạng Internet và các phần mềm làm phương tiện hỗ trợ dạy học một cách hợp lí, bài học sẽ có chất lượng cao, từ đó trở nên sinh động hơn, thu hút được sự quan tâm và chú ý theo dõi của HS nhiều hơn. Bên cạnh đó là sự tương tác hai chiều được xác lập, GV và HS có nhiều cơ hội để cùng nhau trao đổi về những vấn đề mình quan tâm và muốn khai thác sâu, cũng như dễ dàng kiểm soát được năng lực học tập của HS thông qua các bài kiểm tra định kì. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của CNTT, bản thân mỗi HS hay tập thể, nhóm HS đều thuận lợi trong việc tạo nên các sản phẩm học tập hoàn chỉnh, nhanh chóng thoát khỏi những công việc thủ công vụn vặt, dễ gây nhàm chán.

- Sử dụng mô hình học tập kết hợp là một trong những giải pháp tối ưu nhằm giải quyết được vấn đề nan giải trong dạy học nói chung, dạy học Địa lí nói riêng: nội dung học tập nhiều trong khi thời lượng lên lớp ít; đánh giá khách quan, kịp thời, chính xác chất lượng học tập thông qua sự tương tác hai chiều giữa GV và HS; phát huy năng lực tự học tự rèn, chủđộng sáng tạo của HS … Khi vận dụng mô hình, GV và HS đều có nhiều thời gian cũng như nguồn tài liệu để đi sâu vào khai thác nội dung bài học, nâng cao chất lượng dạy học, xoáy sâu vào tính sáng tạo để vận dụng kiến thức đã học vào những vấn đề quen thuộc trong thực tiễn cuộc sống xung quanh. Từ đó, mỗi bên

đều dễ dàng hơn trong việc đạt được mục đích củabản thân, thậm chí còn đạt ở mức

độ cao nữa.

- Từ việc hệ thống, khái quát và phát triển những vấn đề lí luận, đồng thời rút ra những nhận định chung từ việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học. Đề tài đã xây dựng

được cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, ứng dụng CNTT&TT vào dạy học

Địa lí lớp 5, đặc biệt có sử dụng mô hình học tập kết hợp vào việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực.

CÁCH THỨC KHAI THÁC MẠNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) TRONG

DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO MÔ HÌNH KÉT HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)