Đánh giá sự phối hợp tổ chức thu ngân sác hở thành phố Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 76)

ở thành phố Thái Bình Chỉ tiêu Ý kiến (n=60) Tỷ lệ (%) Phối hợp tốt 23 38,33

Có phối hợp nhưng chưa tốt 35 58,33 Không có sự phối hợp 2 3,33

4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ THÁI BÌNH PHỐ THÁI BÌNH

4.4.1. Căn cứ đưa ra giải pháp

a) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Bình

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố là căn cứ quan trọng để đưa ra giải pháp quản lý thu ngân sách. Căn cứ vào Quy hoạch, mới có thể đưa ra dự báo về nguồn thu và nhu cầu chi tiêu của ngân sách Thành phố trong thời gian dài (thông thường là 5 năm và định hướng 10 năm). Trong Quy hoạch, sẽ cho dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, xu hướng phát triển kinh tế thay đổi sẽ kéo theo xu hướng thay đổi nguồn thu. Theo quy hoạch thành phố Thái bình có quy hoạch đến 2020 định hướng 2030 với sự dịch chuyển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – TTCN và Dịch vụ thương mại, như vậy các nguồn thu từ lĩnh vực công nghiệp – TTCN và Dịch vụ thương mại sẽ có tỷ lệ tăng dần kèm theo nhu cầu chi tiêu cho phát triển công nghiệp – TTCN và Dịch vụ thương mại cũng tăng theo. Từ đó giải pháp thu ngân sách sẽ hình thành dựa vào xu hướng này. Quy hoạch là những dự định, để biến những dự định ấy thành hiện thực như mong muốn đòi hỏi ý chí chính trị, quyết tâm của Đảng bộ thành phố và toàn thể các thành phần kinh tế. Trong đó Đảng bộ, chính quyền trong thành phố cần có những chỉ đạo sáng suốt, chính sách hợp lý để tạo ra nguồn thu lớn làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của thành phố, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp – TTCN và Dịch vụ thương mại.

b) Kế hoạch phát triển KT-XH thành phố

Những định hướng, mục tiêu thu ngân sách thành phố giai đoạn 2016-2020. Định hướng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 -2020 là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị; đảm bảo quốc phòng - an ninh, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2016 – 2020 đã đề ra. Trên cơ sở định hướng, mục tiêu đó, một số chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 của thành phố như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,5%/năm trở lên. Trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 0,7%, công nghiệp – xây dựng tăng 12%, dịch vụ tăng 11%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 nông nghiệp 10%; công nghiệp – xây dựng 44,5 %; dịch vụ 45,5%.

+ Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng/năm. + Thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 1.800 tỷ đồng/năm.

+ Duy trì tỷ lệ phát triển dân số dưới 1,2%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo còn 1-2%; Tạo việc làm mới cho 10.000 lao động mỗi năm. Trong định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phố chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ưu tiên hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh cho kinh tế thành phố, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. (Báo cáo quy hoạch thành phố Thái Bình giai đoạn 2016 – 2020).

4.4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thành phố Thái Bình

4.4.2.1. Thúc đẩy kinh tế xã hội

Đầu tư vốn: Trong cơ chế hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) thì vấn đề vốn là vấn đề cấp thiết, đặc biệt quan trọng đối với người nông dân, vấn đề đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng đối với các hộ có mức sông trung bình, nghèo ở nông thôn. Vì vậy, một giải pháp đúng đắn cho nông dân phát triển sản xuất là hết sức cần thiết. Khó khăn lớn nhất của các hộ nông dân hiện nay là không có tải sản thế chấp, vì vậy ngoài hình thức mở rộng tín chấp cho người nghèo thông qua các tổ chức xã hội như: Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ... làm căn cứ để xem xét thay thế cho thế chấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn sản xuất, mở rộng ngành nghề góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người nông dân, phát triển KT - XH.

Bên cạnh đó, các xã phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính để đưa công tác tài chính theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Các xã nên có chính sách cho thuê điạ điểm SXKD và miễm giảm thuế cho những hộ bỏ vốn du nhập các ngành nghề mới về địa phương, tạo điều kiện cho họ phát triển SXKD, tăng thu nhập. Mặt khác, cần phải chú trọng công tác thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những cá nhân điển hình để phổ biến rộng rãi cho dân cùng làm, nhằm nân cao năng suất cây trồng và tăng thu nhập cho người dân.

Khai thác triệt để diện tích đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng trên toàn huyện vẫn còn nhiều (1.030,8 ha) nên phấn đấu sớm đưa đất này vào sử

dụng. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện khoảng 11.000 ha nhưng quy hoạch còn manh mún, hiệu quả đầu tư chưa cao, trong thời gian tới cần quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung có chất lượng cao gắn với mô hình nông thôn mới.

Phát triển các ngành nghề dịch vụ: Thêm vào đó các xã cũng phải tác động, khuyến khích đưa công nghiệp hoá vào sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp nhỏ ở địa phương như: sửa chữa cơ khí, các cơ sở xay xát, duy trì các làng nghề truyền thống kết hợp với mở mang hệ thống thương mại dịch vụ ở các vùng nông thôn, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, thúc đẩy KT - XH đi lên. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người lao động tăng và hiệu quả SXKD cao thì theo đó số thu NS cũng được tăng lên. Khi số thu NS lớn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng cũng chính là lúc nó quay lại phục vụ đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

4.4.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch thu ngân sách

Lập dự toán là khâu đầu tiên, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý Ngân sách cũng như làm cho Ngân sách có tính ổn định an toàn và hiệu quả. Để hoàn thiện công tác lập dự toán trên địa bàn thành phố Thái Bình cần thực hiện:

- Lập dự toán Ngân sách phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo;

- Khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của địa phương;

- Lập dự toán ngân sách phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước qui định, đồng thời có tính đến sự biến động của giá cả thị trường.

- Hạn chế ngay tình trạng dự toán của các đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, không đúng định mức, xa rời khả năng ngân sách, không đảm bảo thời gian qui định của Luật Ngân sách.

- Xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể khảo sát nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở kinh tế, các đối tượng kinh doanh và các đối tượng sử

dụng nguồn kinh phí NS để xây dựng dự toán thu sát thực, khoa học để hạn chế tình trạng các đơn vị trên địa bàn thành phố lập dự toán NS không tích cực, che dấu nguồn thu;

- Khi yêu cầu các cơ sở lập dự toán, các cơ quan tổng hợp cần tính toán kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán Ngân sách nhất là tình hình biến động về kinh tế, giá cả và chính sách chế độ của Nhà nước để đưa ra được hệ số điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân tích kinh tế, tài chính, xét duyệt giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch những năm sau.

4.4.2.3. Giải pháp củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý thu ngân sách

- Xây dựng đội ngũ quản lý thu ngân sách trên địa bàn tinh giản gọn nhẹ, đồng bộ, thống nhất đáp ứng được yêu cầu. Cùng với việc phân cấp thêm nhiệm vụ quản lý thu xuống các phường, xã, thành phố cũng cần có biện pháp tăng cường bộ máy quản lý các cấp đáp ứng được yêu cầu mới như: cơ cấu cán bộ, công chức đủ đáp ứng yêu cầu công việc, trang bị các cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ hiện đại... Đối với những đơn vị giảm trách nhiệm, quyền hạn thu cũng cần biên chế lại, thu gọn bộ máy.

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp chính quyền, các đơn vị thu tránh chồng chéo nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hành thu đối với từng khoản thu, sắc thuế, từng địa bàn, từng đối tượng nộp thuế: Tận thu các đối tượng nộp thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, đảm bảo thu 100% đối tượng nộp thuế có địa điểm cố định; Quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế; Đôn đốc thu nộp và cưỡng chế các khoản nợ thuế.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng thu hẹp các đầu mối quản lý trực tiếp và các khâu chức năng mang tính phục vụ nội ngành để hình thành và tập trung bổ sung nguồn nhân lực cho các bộ phận chức năng quản lý thuế chủ yếu như tuyên truyền - hỗ trợ, thanh tra - kiểm tra, xử lý tờ khai dữ liệu thuế, quản lý và thu nợ phù hợp với cơ chế tự khai - tự nộp.

- Mở rộng ủy nhiệm thu đến xã, phường để thu hẹp, kiện toàn cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng các bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ thanh tra kiểm tra; quy định lại và rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. Mục đích cuối cùng là đảm bảo tổ chức bộ máy thu vừa gọn nhẹ, vừa đầy đủ chức năng, không chồng chéo, trùng lắp.

Để đảm bảo thu, chi NS đạt kết quả tốt, cần tăng cường pháp chế đảm bảo cho pháp luật nghiêm minh tới từng quan hệ tài chính, thực hiện việc tuyên truyền các chính sách chế độ tới từng người dân để họ hiểu biết và thực hiện, có chính sách động viên khuyến khích bằng vật chất và tinh thần kịp thời cho những người thực hiện thu nộp ngân sách tốt, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh kịp thời những người không chấp hành chính sách, chế độ và nghĩa vụ nộp NS với Nhà nước.

Xã nên quy định cụ thể nội quy, quy chế phù hợp với đặc điểm, điều kiện riêng của từng xã, coi đó là quy chế mà mỗi người dân trong xã phải thực hiện, nếu vi phạm sẽ có chế độ xử phạt thích đáng để đưa xã đi vào kỷ cương mà mỗi người dân trong xã thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã, gắn bó mật thiết với sự phát triển của xã.

4.4.2.4. Các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn pháp luật thuế cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế theo hướng: Thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế, đánh giá, phân loại theo mức độ tuân thủ pháp luật thuế để có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp. Đối với các tổ chức, cá nhân chưa hiểu rõ pháp luật thuế phải tăng cường đối thoại, tập huấn chính sách, chế độ và các thủ tục hành chính thuế, giải quyết kịp thời vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế. Đối với đối tượng nộp thuế có dấu hiệu kê khai thiếu, trốn thuế, chây ì nghĩa vụ thuế thì chính quyền địa phương cần chỉ đạo các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với cơ quan thuế để tuyên truyền, giải thích về bản chất ý nghĩa tốt đẹp của tiền thuế và trách nhiệm của công dân đối với nghĩa vụ thuế, lên án những hành vi trốn thuế, chiếm đoạt thuế... Tổ chức hướng dẫn, tập huấn và chỉ đạo thực hiện tốt luật thuế GTGT và Luật thuế TTĐB. Thường xuyên thực hiện thăm dò nhu cầu và tổ chức các lớp tập huấn miễn phí phổ biến về chính sách thuế phù hợp với từng đối tượng. Tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp trên truyền hình, dưới hình thức hội thảo,... giải đáp các thắc mắc, lắng nghe các ý kiến đóng góp, nguyện vọng của các đối tượng nộp thuế. Một mặt tuyên truyền công tác thu, mặt khác lắng nghe những đánh giá khách quan để sửa đổi kịp thời khi cần thiết. Tuyên truyền thuế dưới nhiều hình thức, qua phương tiện thông tin

đại chúng, báo đài, sách, tờ rơi. Hàng tháng, hàng quý, khi có thay đổi về cơ chế chính sách thuế, cần phải tổ chức phóng sự, viết nhiều bài báo, cũng như có chuyên mục giải đáp về lĩnh vực thuế thường xuyên, trong đó chú trọng tuyên truyền bằng hệ thống phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao nhận thức của người dân, của các chủ thể kinh tế là vô cùng quan trọng. Trốn thuế, buôn lậu, gian lận thuế có thể đến từ các đối tượng hiểu luật mà vẫn cố tình lách luật, hoặc không hiểu luật dẫn đến vi phạm. Công tác tuyền truyền vừa mang tính chất phổ biến luật vừa mang tính răn đe đối với các đối tượng nộp thuế.

- Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để trực tiếp giải đáp thắc mắc cũng như lắng nghe ý kiến nghị của họ. Thông qua các buổi gặp gỡ, hội thảo cơ quan thuế giải thích cho các doanh nghiệp hiểu về chính sách cũng như chủ trương của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực thuế. Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật về thuế tương đối nhiều do vậy để cho cuộc hội thảo, giải đáp có hiệu quả thì cần phải:

+ Tiến hành hội thảo theo chuyên đề.

+ Thông báo về cuộc hội thảo, gặp gỡ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành phát trước tài liệu cho doanh nghiệp để tìm hiểu trước.

- Đối với các doanh nghiệp mới thành lập vấn đề thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước còn hạn chế khi đó cơ quan thuế có thể cử công chức thuế xuống hướng dẫn cho các doanh nghiệp này về cách lập tờ khai, cách ghi hóa đơn, chứng từ…hoặc hàng quý tổ chức các buổi hội nghị hướng dẫn cho các doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp thực hiện cho đúng.

- Tuyên dương kịp thời cả về vật chất cũng như tinh thần đối với các doanh nghiệp, cá nhân có thành tích tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách.

- Ngoài ra để nâng cao tinh thần làm việc của công chức thuế trong việc tuyên truyền chính sách thuế, cơ quan thuế cũng cần có khen thưởng đối với những công chức có thành tích tốt, hoàn thành nhiệm vụ. Các tiêu chí này sẽ được sử dụng làm căn cứ để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức.

- Thực hiện cung cấp văn bản, ấn phẩm tại tủ sách cấp miễn phí tại Chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 76)