Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 34)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Trong nghiên cứu này luận văn được sử dụng các phương pháp tiếp cận như sau:

* Tiếp cận hệ thống: Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu

nhằm khảo sát thu ngân sách trong hệ thống ngân sách của thành phố.

* Tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên: Thu thập, phân tích thu ngân

sách và sự tham gia của các tổ chức, cơ quan thuế, đơn vị nộp vào ngân sách (thu ngân sách).

* Tiếp cận chính sách: Nghiên cứu các văn bản của nhà nước, của tỉnh

Thái Bình trong lĩnh vực quản lý thu ngân sách. Các chính sách áp dụng cho công tác quản lý thu như luật Ngân sách, các thông tư, nghị định hướng dẫn tổ chức thực hiện, các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của UBND tỉnh Thái Bình. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

3.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành chọn 5 phường, xã để tiến hành nghiên cứu. Các xã, phường được chọn làm điểm nghiên cứu là các xã phường đại diện cho thành phố Thái Bình về thu NS vượt chỉ tiêu, hoàn thành chỉ tiêu và không đạt chỉ tiêu thu NS bao gồm:

- Phường, xã thực hiện thu NS vượt chỉ tiêu bao gồm: xã Đông Hòa, xã Vũ Đông.

- Phường, xã thực hiện thu NS không đạt chỉ tiêu: phường Tiền Phong, xã Vũ Lạc.

- Phường hoàn thành kế hoạch thu NS: phường Trần Lãm.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a) Phương pháp thu thập số liệu đã công bố

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình KTXH của các phường nghiên cứu điểm và của thành phố Thái Bình. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

1)Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2)Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3)Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4)Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, các số liệu, thông tin về tình hình quản lý thu NS của Việt Nam nói chung cũng như của các địa phương nói riêng.

+ Các giáo trình và bài giảng: Tài chính công, quản lý thu NS, quản lý NS…

+ Các bài báo, các bài viết liên quan từ các tạp chí, từ internet.

+ Các luận văn, khóa luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, mạng internet. + Thư viện Học viện nông nghiệp Việt Nam, Thư viện Quốc Gia Việt Nam, mạng internet.

+ Thư viện, mạng internet.

Số liệu về tình hình chung của thành phố như tình hình đất đai, dân số và lao động, tổng giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế, tình hình quản lý NS nói chung cũng như tình hình thu NS trên địa bàn nói riêng.

+ Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành NN, CN, TM – DV của thành phố. + Niên giám thống kê.

+ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình đến năm 2020.

+ Báo cáo tổng kết công tác thuế các năm 2014, 2015, 2016.

+ Các báo cáo về quản lý NS, thu chi NS, quyết toán NS hàng + UBND thành phố Thái Bình, phòng Kinh tế, phòng Tài chính-Kế hoạch + Chi cục thống kê thành phố Thái Bình. + UBND thành phố Thái Bình, phòng Tài chính-Kế hoạch, chi cục thuế thành phố Thái Bình

b) Phương pháp thu thập số liệu mới

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu

thập Cấp thành phố 07 người bao gồm: Trưởng phòng TC-KH; Chi cục trưởng CC thuế; Giám đốc kho bạc thành phố, 04 đội trưởng đội thuế Những đánh giá các quy định của NN, về tổ chức triển khai thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá, kết quả thực hiện) và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thu NS trên địa bàn thành phố

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn.

Cấp xã, phường

10 người (chủ tịch xã, kế toán thu, mỗi xã 02 người, 5 xã) Nhận định về công tác thu NS trên địa bàn, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn.

Người nộp NS

60 người

Tình hình tổ chức thu NS của các cơ quan liên quan. Các văn bản liên quan, trình độ năng lực thái độ cán bộ, sự hiểu biết về thuế…

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn.

d. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này để lấy ý kiến của lãnh đạo thành phố, các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động thu NS và quản lý ngân sách nhà nước; những dự báo về chính sách thu ngân NN và về đổi mới trong quản lý NS trong tương lai để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm: * Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ và biến động thu Ngân sách. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

* Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức của nhà nước về

các khoản thu ngân sách.

* Phân tích tài chính ngân sách: Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản thu ngân sách trên địa bàn thành phố.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau: 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu ngân sách

Số nguồn thu ngân sách; số lượng và cơ cấu các nguồn thu ngân sách hàng năm theo địa bàn, theo lĩnh vực, theo khoản thu.

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý thu ngân sách - Tổng thu ngân sách qua các năm; - Tổng thu ngân sách qua các năm;

- Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu trong địa bàn: Thu từ doanh nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ doanh nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác );

- Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác;

- Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông nghiệp;

- Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách,...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CÁC QUY ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH QUẢ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH 4.1.1. Khái quát hệ thống tổ chức quản lý thu ngân sách

Hệ thống tổ chức quản lý thu NS trên địa bàn thành phố Thái Bình như sau: Chi cục thuế Phòng TC-KH UBND TP Thái Bình Kho bạc NN UBND các xã, phường Các cơ quan khác được NN giao

Sơ đồ 4.1 Tổ chức bộ máy thu ngân sách trên địa bàn Thành phố Thái Bình

Qua sơ đồ trên ta thấy, bộ máy quản lý ngân sách là một hệ thống các tổ chức, ban ngành có mối liên hệ với nhau từ thành phố tới các xã phường. Trong đó, UBND thành phố Thái Bình là cơ quan đầu mối chỉ đạo và ban hành các quyết định về quản lý thu ngân sách tới các đơn vị tham mưu như: Phòng Tài chính – Kế hoạch, chi cục thuế thành phố, kho bạc Nhà nước thành phố và UBND các xã, phường. Các ngành thuế, KBNN, Tài chính – Kế hoạch và các xã phường có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau để quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Trong việc quản lý các nguồn thu, cơ quan thuế có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch thu của cơ quan tài chính và ngược lại cơ quan tài chính giúp cơ quan thuế xác định được nguồn thu đó từ đâu, hoàn thành được đến đâu.

Chi cục thuế và KBNN giúp nhau quản lý các khoản thu. KBNN giám sát và phân chia nguồn thu theo tỷ lệ điều tiết qui định cho các xã phường, từ đó Chi cục thuế tổng hợp số đã thu và chưa thu được. Trong việc giải quyết vấn đề tài chính của xã phường, bộ máy quản lý ngân sách là một hệ thống các tổ chức, ban ngành có mối liên hệ với nhau từ thành phố tới các xã phường.

4.1.2. Một số quy định về thu ngân sách

Hiện nay, về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp địa phương đã được tỉnh Thái Bình quy định cụ thể. Đây là các căn cứ để triển khai thực hiện thu NS trên địa bàn thành phố Thái Bình. Theo đó các khoản thu ngân sách cấp huyện, thành phố hưởng 100% bao gồm:

- Tiền đền bù thiệt hại đất nộp cho ngân sách huyện;

- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách cấp huyện đầu tư tại các tổ chức kinh tế phần nộp ngân sách cấp huyện theo quy định;

- Thu từ bán tài sản nhà nước (không kể thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc huyện quản lý phần nộp ngân sách huyện theo quy định của pháp luật;

- Phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện và phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cấp huyện quản lý, phần nộp ngân sách huyện theo quy định của pháp luật;

- Lệ phí do cơ quan, đơn vị cấp huyện thu, phần nộp ngân sách cấp huyện theo quy định của của pháp luật;

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện phần nộp ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật;

- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý phần nộp ngân sách cấp huyện theo quy định;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện;

- Đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện;

- Các khoản huy động của các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp huyện (do huyện thu) theo

quy định của pháp luật;

- Thu kết dư ngân sách cấp huyện; Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh; Thu chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau.

Các khoản thu khác được chia theo tỷ lệ % theo quy định. 4.1.3. Kết quả thu ngân sách

Trên cơ sở diễn biến thu NS qua các năm, nhận định về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Thái Bình, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NS đã được tỉnh và thành phố giao hàng năm cũng như đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hệ thống thu NS, thành phố đã tập trung thực hiện 9 giải pháp mang tính trọng tâm xuyên suốt. Nhờ vậy, kết quả thu NS qua 3 năm 2014, 2015, 2016 của thành phố luôn đạt và vượt dự toán, cụ thể: Kết thúc năm 2014 số thu NS toàn thành phố là 312 tỷ 691 triệu đồng, đạt 142% dự toán pháp lệnh, bằng 136% so với cùng kỳ năm 2013. Nếu trừ tiền sử dụng đất số thu thuế và phí đạt 142 tỷ 536 triệu đồng đạt 105% dự toán, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013. Kết thúc năm 2015, số thu NS đạt 492 tỷ 875 triệu đồng, đạt 189% dự toán pháp lệnh, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2014. Nếu trừ số tiền sử dụng đất, số thu thuế và phí đạt 177 tỷ 036 triệu đồng đạt 126% dự toán, tăng 18% so với cùng kỳ. Năm 2016, kết quả thu NS là 454% tỷ 788 triệu đồng, đạt 131% dự toán, bằng 91% so với cùng kỳ năm 2015. Nếu trừ số tiền sử dụng đất số thuế và phí thu đạt 213 tỷ 155 triệu đồng đạt 121% dự toán, tăng 17% so với cùng kỳ.

Thu từ khu vực ngoài quốc doanh: năm 2014 chi cục thu được 74 tỷ 916 triệu đồng tiền thuế ngoài quốc doanh đạt 102% so với dự toán tỉnh giao, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2015 toàn chi cục thu được 100 tỷ 058 triệu đồng, đạt 132% so với dự toán, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2016 thu được 105 tỷ 133 triệu đồng, đạt 121% dự toán, tăng 5,07% so với cùng kỳ.

Thu từ hộ cá thể năm 2014, kết quả số tiền thuế thu từ khu vực hộ cá thể được 10 tỷ 589 triệu đồng, tăng 5% so với năm 2013, số thuế nợ đọng đã giảm đáng kể…Năm 2015, số tiền thuế thu được từ khu vực hộ kinh doanh là 10 tỷ 291 triệu đồng, tăng 2,3% so với năm 2014. Năm 2016, thực hiện thu đạt 9 tỷ 741 triệu đồng đạt 93% so với dự toán, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2015.

Thu thuế vãng lai xây dựng cơ bản: năm 2014, toàn chi cục thu được 21 tỷ 800 triệu đồng, chiếm 29% số thu thuế NQD. Các công trình lớn cơ bản đã

được quản lý như các công trình của các DN đầu tư nước ngoài, viễn thông, truyền hình, nhà thi đấu thể thao của Thành phố, các công trình y tế…Năm 2015, toàn chi cục thu được 29 tỷ 032 triệu đồng chiếm 29% số thu thuế NQD. Năm 2016, thực hiện thu đạt 27 tỷ 356 triệu đồng, đạt 97% so với dự toán, bằng 91% so với cùng kỳ năm 2015.

Thuế thu nhập cá nhân: năm 2014 thu là 11 tỷ 498 triệu đồng, đạt 88% so với dự toán, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2015, thực hiện thu là 13 tỷ 718 triệu đồng, đạt 119% so với dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2016, thực hiện thu đạt 21 tỷ 850 triệu đồng, đạt 164% so với dự toán, tăng 59,28 % so với cùng kỳ năm 2015.

Lệ phí trước bạ: Thực hiện năm 2014 là 44 tỷ 798 triệu đồng đạt 108% dự toán, tăng 11% so với cùng kỳ. Năm 2015, thực hiện thu là 49 tỷ 448 triệu đồng, đạt 113% so với dự toán, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2016, thực hiện thu đạt 66 tỷ 067 triệu đồng đạt 154% so với dự toán, tăng 33,61% so với cùng kỳ năm 2015.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: mnm 2014, thực hiện thu là 5 tỷ 449 triệu đồng đạt 129% so với dự toán, tăng 40% so với cùng kỳ. Năm 2015, số thu thực hiện là 5 tỷ 747 triệu đồng, đạt 111% dự toán, tăng 5,47% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2016, thực hiện thu đạt 6 tỷ 221 triệu đồng đạt 117% so với dự toán, tăng 4% so với cùng kỳ.

4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NS TỪ 2014-2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

4.2.1. Lập kế hoạch thu ngân sách

a) Căn cứ lập kế hoạch dự toán thu ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 34)