Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 29)

3.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí: Nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh. Địa giới thành phố Thái Bình: Đông Nam và Nam giáp huyện Kiến Xương, Tây và Tây Nam giáp huyện Vũ Thư; Bắc giáp huyện Đông Hưng. Thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Tây Bắc, cách TP Hải Phòng 60 km về phía Đông Bắc, thành phố Nam Định 19 km về phía Tây.

Về vị trí địa lý có thể nhậ định rằng, Thành phố Thái Bình thuận có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như cho thực hiện các công việc, nhiệm vụ khác nói riêng.

3.1.2. Về tình hình đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 6.809 ha. Trong đó đất nông nghiệp năm là 3450 ha chiếm khoảng 50%, đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 50%. Điều đó cho thấy sản xuất nông nghiệp ở địa bàn có vị trí quan trọng, chủ yếu và có vai trò ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, so với các địa bàn khác của Tỉnh thì công nghiệp và thương mại dịch vụ khá phát triển.

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn (lên đến 2770 ha), trong đó chủ yếu là đất lúa (chiếm 2327 ha), bên cạnh đó là cây lâu năm và đất NTTS. Như vậy, có thể phần nào khẳng định ngành trồng trọt, cụ thể là đối với cây hàng năm có vai trò quan trọng ở địa phương, cần quan tâm cho sự phát triển.

3.1.3. Tình hình dân số, lao động

Theo thống kê đến năm 2016 dân số của Thành phố có 186.844 người, trong đó chủ yếu là dân số ở khu vực thánh thị (dân số khu vực thánh thị lên tới 163.999 người. Về lao động việc làm cho thây trong tổng số lao động ở địa bàn thì trong tổng số 109.368 lao động (năm 2016) thì có tới 22.875 lao động nông nghiệp, lao động ngành công nghiệp xây dựng là 56.430 lao động, lao động ngành dịch vụ thương mại là 30.063 lao động.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai thành phố Thái Bình ĐVT: ha Chỉ tiêu |Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 6770,87 6806,13 6809,85 100,52 100,05 100,29 Đất nông nghiệp 3592,35 3480,67 3450,40 96,89 99,13 98,01

Đất sản xuất nông nghiệp 3198,31 3048,68 3023,33 95,32 99,17 97,25

Đất nuôi trồng thủy sản 392,42 362,11 357,49 92,28 98,72 95,50

Đất nông nghiệp khác 67,96 69,88 69,58 102,83 99,57 101,20

Đất phi nông nghiệp 3125,77 3296,10 3330,32 105,45 101,04 103,24

Đất ở 857,18 978,52 979,04 114,16 100,05 107,10

Đất chuyên dùng 1875,84 1989,90 2029,99 106,08 102,01 104,05

Đất sản xuất kinh doanh phi NN 499,50 498,06 501,45 99,71 100,68 100,20

Đất sông suối và mặt nước 284,85 202,74 196,32 71,17 96,83 84,00

Đất phi nông nghiệp khác 52,75 29,36 29,13 55,66 99,22 77,44

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình (2017)

Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu, lao động của thành phố Thái Bình

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 BQ

1. Nhân khẩu 185.700 185.700 186.678 100.00 100.53 100.26

Nhân khẩu nông thôn 32.120 33.015 33.215 102.79 100.61 101.70

Nhân khẩu thành thị 153.58 152.685 153.463 99.42 100.51 99.96

2. Lao động 105.350 105.350 107260 100.00 101813.00 50956.50

Lao động nông nghiệp 25.485 25.485 23.615 100.00 92.66 96.33

Lao động CN – TTCN 50.510 50.510 54.356 100.00 107.61 103.81

Lao động TM - DV 29.355 29.355 29.259 100.00 99.67 99.84

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình (2017)

Như vậy, có thể thấy rằng lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm chủ yếu ở địa bàn, sau đó là ngành thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Điều đó đặt ra cho các cấp chính quyền ban ngành cần có chính sách phát triển các ngành kinh tế quan tâm thực hiện.

3.1.4. Tình hình phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, trong thời gian qua Thành phố đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp với điều kiện của địa bàn. Do vậy, ngành nông nghiệp có sự phát triển ổn định, góp phần cải thiện thu thập và tạo việc làm ổn định cho một bộ phân đân cư ở địa bàn.

Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Công nghiệp, xây dựng trong giai đoạn 2014-2016 đạt mức tăng trưởng bình quân khá (năm 2014 ngành công nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế đóng góp giá trị 13.865 triệu đồng, năm 2016 tăng lên 15.666 triệu đồng). Có thể thấy rằng ngành công nghiệp xây dựng là ngành quan trọng, đóng góp chủ yếu vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Khu vực kinh tế dịch vụ

Năm 2014 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 5.276 triệu đồng, đến năm 2016 đạt 6.007 triệu đồng chiếm gần 30% giá trị kinh tế của huyện. Trong thời gian qua, các hoạt động dịch vụ ở Thành phố Thái Bình đã từng bước phát triển và thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách.

Bảng 3.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế của Thành phố Thái Bình

ĐVT: Tỷ đồng

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng giá trị Sản xuất 19.868,3 100 22.425,1 100 24.657,7 100 112,87 109,96 111,41 1. Giá trị sản xuất Công

nghiệp – xây dựng 13.865,4 69,56 15.666,5 67,9 17.172,3 68,7 112,99 109,61 111,30 2. Giá trị sản xuất Thương

mại – Dịch vụ 5.276,1 26,83 6.007,9 28,8 6.758,5 28,1 113,87 112,49 113,18 3. Giá trị sản xuất nông

nghiệp – Thủy sản 726,8 3,61% 750,7 3,3 726,9 3,2 103,29 96,83 100,06 Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Thái Bình (2016)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Trong nghiên cứu này luận văn được sử dụng các phương pháp tiếp cận như sau:

* Tiếp cận hệ thống: Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu

nhằm khảo sát thu ngân sách trong hệ thống ngân sách của thành phố.

* Tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên: Thu thập, phân tích thu ngân

sách và sự tham gia của các tổ chức, cơ quan thuế, đơn vị nộp vào ngân sách (thu ngân sách).

* Tiếp cận chính sách: Nghiên cứu các văn bản của nhà nước, của tỉnh

Thái Bình trong lĩnh vực quản lý thu ngân sách. Các chính sách áp dụng cho công tác quản lý thu như luật Ngân sách, các thông tư, nghị định hướng dẫn tổ chức thực hiện, các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của UBND tỉnh Thái Bình. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

3.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành chọn 5 phường, xã để tiến hành nghiên cứu. Các xã, phường được chọn làm điểm nghiên cứu là các xã phường đại diện cho thành phố Thái Bình về thu NS vượt chỉ tiêu, hoàn thành chỉ tiêu và không đạt chỉ tiêu thu NS bao gồm:

- Phường, xã thực hiện thu NS vượt chỉ tiêu bao gồm: xã Đông Hòa, xã Vũ Đông.

- Phường, xã thực hiện thu NS không đạt chỉ tiêu: phường Tiền Phong, xã Vũ Lạc.

- Phường hoàn thành kế hoạch thu NS: phường Trần Lãm.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a) Phương pháp thu thập số liệu đã công bố

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình KTXH của các phường nghiên cứu điểm và của thành phố Thái Bình. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

1)Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2)Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3)Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4)Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, các số liệu, thông tin về tình hình quản lý thu NS của Việt Nam nói chung cũng như của các địa phương nói riêng.

+ Các giáo trình và bài giảng: Tài chính công, quản lý thu NS, quản lý NS…

+ Các bài báo, các bài viết liên quan từ các tạp chí, từ internet.

+ Các luận văn, khóa luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, mạng internet. + Thư viện Học viện nông nghiệp Việt Nam, Thư viện Quốc Gia Việt Nam, mạng internet.

+ Thư viện, mạng internet.

Số liệu về tình hình chung của thành phố như tình hình đất đai, dân số và lao động, tổng giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế, tình hình quản lý NS nói chung cũng như tình hình thu NS trên địa bàn nói riêng.

+ Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành NN, CN, TM – DV của thành phố. + Niên giám thống kê.

+ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình đến năm 2020.

+ Báo cáo tổng kết công tác thuế các năm 2014, 2015, 2016.

+ Các báo cáo về quản lý NS, thu chi NS, quyết toán NS hàng + UBND thành phố Thái Bình, phòng Kinh tế, phòng Tài chính-Kế hoạch + Chi cục thống kê thành phố Thái Bình. + UBND thành phố Thái Bình, phòng Tài chính-Kế hoạch, chi cục thuế thành phố Thái Bình

b) Phương pháp thu thập số liệu mới

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu

thập Cấp thành phố 07 người bao gồm: Trưởng phòng TC-KH; Chi cục trưởng CC thuế; Giám đốc kho bạc thành phố, 04 đội trưởng đội thuế Những đánh giá các quy định của NN, về tổ chức triển khai thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá, kết quả thực hiện) và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thu NS trên địa bàn thành phố

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn.

Cấp xã, phường

10 người (chủ tịch xã, kế toán thu, mỗi xã 02 người, 5 xã) Nhận định về công tác thu NS trên địa bàn, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn.

Người nộp NS

60 người

Tình hình tổ chức thu NS của các cơ quan liên quan. Các văn bản liên quan, trình độ năng lực thái độ cán bộ, sự hiểu biết về thuế…

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn.

d. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này để lấy ý kiến của lãnh đạo thành phố, các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động thu NS và quản lý ngân sách nhà nước; những dự báo về chính sách thu ngân NN và về đổi mới trong quản lý NS trong tương lai để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm: * Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ và biến động thu Ngân sách. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

* Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức của nhà nước về

các khoản thu ngân sách.

* Phân tích tài chính ngân sách: Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản thu ngân sách trên địa bàn thành phố.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau: 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu ngân sách

Số nguồn thu ngân sách; số lượng và cơ cấu các nguồn thu ngân sách hàng năm theo địa bàn, theo lĩnh vực, theo khoản thu.

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý thu ngân sách - Tổng thu ngân sách qua các năm; - Tổng thu ngân sách qua các năm;

- Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu trong địa bàn: Thu từ doanh nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ doanh nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác );

- Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác;

- Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông nghiệp;

- Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách,...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CÁC QUY ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH QUẢ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH 4.1.1. Khái quát hệ thống tổ chức quản lý thu ngân sách

Hệ thống tổ chức quản lý thu NS trên địa bàn thành phố Thái Bình như sau: Chi cục thuế Phòng TC-KH UBND TP Thái Bình Kho bạc NN UBND các xã, phường Các cơ quan khác được NN giao

Sơ đồ 4.1 Tổ chức bộ máy thu ngân sách trên địa bàn Thành phố Thái Bình

Qua sơ đồ trên ta thấy, bộ máy quản lý ngân sách là một hệ thống các tổ chức, ban ngành có mối liên hệ với nhau từ thành phố tới các xã phường. Trong đó, UBND thành phố Thái Bình là cơ quan đầu mối chỉ đạo và ban hành các quyết định về quản lý thu ngân sách tới các đơn vị tham mưu như: Phòng Tài chính – Kế hoạch, chi cục thuế thành phố, kho bạc Nhà nước thành phố và UBND các xã, phường. Các ngành thuế, KBNN, Tài chính – Kế hoạch và các xã phường có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau để quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Trong việc quản lý các nguồn thu, cơ quan thuế có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch thu của cơ quan tài chính và ngược lại cơ quan tài chính giúp cơ quan thuế xác định được nguồn thu đó từ đâu, hoàn thành được đến đâu.

Chi cục thuế và KBNN giúp nhau quản lý các khoản thu. KBNN giám sát và phân chia nguồn thu theo tỷ lệ điều tiết qui định cho các xã phường, từ đó Chi cục thuế tổng hợp số đã thu và chưa thu được. Trong việc giải quyết vấn đề tài chính của xã phường, bộ máy quản lý ngân sách là một hệ thống các tổ chức, ban ngành có mối liên hệ với nhau từ thành phố tới các xã phường.

4.1.2. Một số quy định về thu ngân sách

Hiện nay, về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp địa phương đã được tỉnh Thái Bình quy định cụ thể. Đây là các căn cứ để triển khai thực hiện thu NS trên địa bàn thành phố Thái Bình. Theo đó các khoản thu ngân sách cấp huyện, thành phố hưởng 100% bao gồm:

- Tiền đền bù thiệt hại đất nộp cho ngân sách huyện;

- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách cấp huyện đầu tư tại các tổ chức kinh tế phần nộp ngân sách cấp huyện theo quy định;

- Thu từ bán tài sản nhà nước (không kể thu tiền sử dụng đất gắn với tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)