Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách tại thành phố Vĩnh Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 25 - 27)

Là đơn vị được giao với số thu lớn, nhưng nhiều năm qua, với sự nỗ lực, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, Chi cục Thuế Vĩnh Yên luôn hoàn thành vượt dự toán giao. Năm 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn do chỉ tiêu giao khá cao song đơn vị đã xuất sắc hoàn thành vượt chỉ tiêu, bằng 160,2% dự toán pháp lệnh. Năm 2015, Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên được Cục Thuế tỉnh giao dự toán thu 303.800 triệu đồng; HĐND thành phố giao 469.163 triệu đồng. (Nguyễn Chí, 2015). Đây là nhiệm vụ chính trị hết sức khó khăn và nặng nề đối với đơn vị. Chính vì thế, bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Chi cục tổ chức phát động phong trào thi đua, thực hiện giao chỉ tiêu và đề ra các giải pháp mang tính đột phá trong thu NS, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và tích cực trong công tác quản lý thuế trên địa bàn. Tính đến hết

ngày 31-12-2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 486.593 triệu đồng, bằng 160,2% dự toán pháp lệnh năm và bằng 103,7% kế hoạch HĐND thành phố giao, bằng 90,2% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực thu ngoài quốc doanh đạt 103.039,5 triệu đồng, đạt 124,1% dự toán, bằng 117,8 % so với cùng kỳ. Để đạt những con số ấn tượng trên, Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên triển khai đồng bộ các biện pháp trong quản lý thu; tập trung chỉ đạo thu một cách quyết liệt ngay từ những ngày đầu của năm với mục tiêu cụ thể: “Tăng cường công tác quản lý thu, chủ động khai thác các nguồn thu, chống thất thu NS trên tất cả các lĩnh vực, sắc thuế, giảm nợ đọng thuế”. Theo đó, Chi cục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kịp thời thông báo cho các doanh nghiệp biết về chính sách thuế mới đăng trên cổng thông tin điện tử ngành Thuế để (NNT) người nộp thuế tìm hiểu thực hiện; bố trí cán bộ thường xuyên trực tại bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả lời kịp thời các ý kiến vướng mắc về chính sách thuế cho NNT qua điện thoại và trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để đôn đốc thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NS; xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi gian lận, trốn thuế.

Chi cục tập trung đẩy mạnh công tác thu nợ đọng thuế bằng các giải pháp tích cực và hiệu quả. Cụ thể, ngay từ đầu năm, Chi cục chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tích cực, tập trung đôn đốc thu nộp các loại thuế phát sinh vào ngân sách, đồng thời thực hiện các biện pháp thu nợ thuế theo quy trình quản lý nợ thuế; chủ động tham mưu với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố thành lập Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách thành phố và Đoàn công tác liên ngành chống thất thu NS bao gồm các ngành: Công an, Quản lý thị trường, các phòng chuyên môn: Tài chính kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục, Kho bạc Nhà nước, Đài Truyền thanh Truyền hình TP và UBND các xã, phường trên địa bàn tham gia, phối hợp cùng với cơ quan thuế, triển khai thực hiện các giải pháp chống thất thu và thu nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, rà soát lại từng khoản thu, sắc thuế trên địa bàn, tập trung vào các khu vực, sắc thuế còn khả năng thu, tổ chức phân loại đối tượng để có biện pháp thu nợ phù hợp và có hiệu quả, trong đó chú trọng các biện pháp cưỡng chế thu nợ thông qua tài khoản tại ngân hàng, qua bên thứ ba, qua việc thanh toán vốn tại kho bạc các cấp, đình chỉ sử dụng hóa đơn, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng… Nhờ vậy, kết quả đã thu nợ đọng thuế được trên 115,5 tỷ đồng, trong đó kết quả thu

nợ qua hoạt động của Đoàn Công tác liên ngành chống thất thu NS được trên 25,2 tỷ đồng (Văn Cường, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 25 - 27)