Chủ trương, chính sách, quy định về quản lý thu ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 68 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố

4.3.1. Chủ trương, chính sách, quy định về quản lý thu ngân sách

a) Chính sách của Trung ương:

- Luật NS số 83/2015/QH 13 ngày 25/6/2015.

thông tư hướng dẫn về thu thuế, phí và lệ phí.

- Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành Luật NS năm 2015.

- Các thông tư của Bộ tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách NN hàng năm.

Ngày 25/6/2015, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Ngân sách (sửa đổi). Luật NS năm 2015 ra đời đã tạo bước ngoặt mới trong quản lý ngân sách theo hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách tài chính công theo hướng hiện đại.

Luật NS năm 2015 đảm toàn diện, đồng bộ và chặt chẽ trong quản lý ngân sách. Để khắc phục các tồn tại, bất cập của Luật Ngân sách (NS) năm 2002, Luật NS mới đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, như: phạm vi NS (Điều 5), bội chi NS (khoản 4 Điều 4), mức dư nợ vay của ngân sách cấp tỉnh (khoản 6 Điều 7), dự phòng NS (Điều 10), quỹ dự trữ tài chính (Điều 11)... Nội dung về phân cấp quản lý NS phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền cũng được rà soát để phù hợp với quy định hiện hành, đồng bộ với Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Luật NS mới đã thể hiện sự thống nhất xuyên suốt trong các quy định về chính sách thu, chi ngân sách, định mức phân bổ ngân sách, bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp… Các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về chi NS đều do trung ương ban hành và thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Mọi khoản thu ngân sách được tập trung vào KBNN và do cơ quan có nhiệm vụ thu NS thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Mọi khoản chi NS chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Luật NS mới cũng đã bảo đảm tính đồng bộ với các Luật có liên quan trong hệ thống các luật về tổ chức bộ máy nhà nước như Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công…

Về thực hiện phân cấp, phân quyền: Luật NS mới đã thực hiện phân cấp, phân quyền khá đầy đủ, toàn diện, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế: Thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại Điều 19, theo đó Quốc hội quyết định bội chi NS, bao gồm bội chi NSTW và bội chi NSĐP, chi tiết từng địa phương và

quyết định nguồn bù đắp bội chi NS. Luật NS mới đã quy định một số thẩm quyền cho ý kiến và quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về NS tại Điều 20. Bên cạnh đó, Luật NS mới đã phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP (Điều 35, 36, 37, 38), đồng thời giao HĐND cấp tỉnh căn cứ nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSĐP đã được phân cấp để quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo các nguyên tắc cụ thể quy định tại Điều 39. Đặc biệt, HĐND có quyền giao tăng chỉ tiêu thu NS trên địa bàn. Điều này phù hợp với thực tế hiện nay khi Thủ tướng Chính phủ thực hiện giao dự toán thu NS trên địa bàn cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...

Về các khoản thu ngân sách: Không chỉ số thu từ thuế là nguồn thu chủ yếu của NS, Luật NS mới đã khẳng định số thu từ lệ phí và phí thực hiện nộp NS theo quy định của pháp luật. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả (trao đổi ngang giá) khi được cung cấp dịch vụ công. Vì vậy, cần thiết quy định thuế và lệ phí là khoản thu bắt buộc thuộc NS. Còn đối với phí, chỉ thu vào NS đối với phần chênh lệch giữa thu và chi của một số loại phí; riêng học phí, viện phí và khoảng hơn 10 loại phí khác dự kiến chuyển sang giá dịch vụ, là doanh thu của các đơn vị cung cấp dịch vụ công, sẽ được quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong Luật phí, lệ phí. Ngoài ra, Luật NS mới còn quy định rõ các khoản thu NS bao gồm thu từ đầu tư ra nước ngoài, thu từ cổ tức thuộc vốn cổ phần của Nhà nước và thu tiền bán vốn, tài sản Nhà nước sau khi giảm trừ chi phí cổ phần hoá, thu lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp Nhà nước... để bảo đảm tính bao quát và toàn diện các khoản thu NS.

b) Chính sách của tỉnh, thành phố Thái Bình

- Quyết định số 1605/QĐ-UBND ngày 24/8/2010 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Bình về việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỉ lệ % chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương từ năm 2011

- Quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 quy định về phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất giữa các cấ ngân sách ở địa phương từ năm 2011

- Quyết định số 2642/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 về việc phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phần trăm phân chia tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường.

- Công văn số 3199/UBND-TM ngày 31/12/2010 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về quản lý, sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất các cấp ngân sách ở địa phương.

- Hướng dẫn số 61/STC-NS ngày 20/1/2011 của Sở Tài chính về việc thực hiện phân cấp nguồn thu và tỷ lệ % phân chia tiền sử dụng đất các cấp ngân sách ở địa phương.

- Hướng dẫn số 15/ STC-NS Về việc hướng dẫn hoạch toán nguồn thu ngân sách các cấp địa phương.

c) Đánh giá về các chính sách thu NS trên địa bàn thành phố Thái Bình Chính sách về thu NS có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý cũng như hiệu quả thu NS trên địa bàn thành phố Thái Bình. Khi một chính sách ra đời có tác động rất lớn đến kết quả thực hiện, chính sách phù hợp, kịp thời cũng như chính sách có tính ổn định, cụ thể rõ ràng và bao quát, nuôi dưỡng được nguồn thu sẽ làm tăng hiệu quả thực hiện thu NS. Để đánh giá được các chính sách thu NS trên địa bàn thành phố Thái Bình, chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ làm công tác quản lý về NS trên địa bàn thành phố. Kết quả cho thấy, có 13 ý kiến tương ứng 76,47% cho rằng chính sách thu NS đã phù hợp, có 12 ý kiến tương ứng 70,59% số ý kiến cho rằng các chính sách đã kịp thời, có quy định cụ thể, rõ ràng. Các quy định về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ % phân chia nguồn thu trên địa bàn thành phố đã được chi tiết và cụ thể tại QĐ số 14. Tuy nhiên, bên cạnh đó, số ý kiến đánh giá chính sách có tính ổn định, bao quát và nuôi dưỡng được nguồn thu chưa thực sự cao. (Bảng 4.7). Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung và thành phố Thái Bình nói riêngthường xuyên thay đổi, các chính sách còn thiếu tầm nhìn rộng và bao quát xu hướng phát triển của nền kinh tế.

Bảng 4.7. Đánh giá về các chính sách thu ngân sách ở thành phố Thái Bình

Chỉ tiêu đánh giá Ý Kiến

(n=17) Tỷ lệ (%) Chính sách phù hợp 13 76,47 Chính sách kịp thời 12 70,59 Chính sách có tính ổn đinh 8 47,06 Chính sách cụ thể, rõ ràng 12 70,59 Chính sách bao quát được hết nguồn thu 9 52,94 Chính sách đã tạo điều kiện nuôi dưỡng nguồn thu 10 58,82

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)