Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 77 - 80)

4.3.2.1. Hạn chế

- Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BTXH chưa rõ ràng dẫn đến việc xét duyệt đối tượng đôi khi gặp rất nhiều khó khăn. Công tác thông tin tuyên truyền chấp hành chính sách pháp luật về BTXH chưa thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, dẫn đến mức độ tiếp cận với chính sách của bà con nhân dân chưa cao nên gây khó khăn trong việc quản lý đối tượng hoặc không được hưởng chế độ BTXH.

- Công tác triển khai thực hiện rà soát, lập hồ sơ giải quyết trợ cấp, thông tin báo cáo ở một số xã, thị trấn còn chậm làm ảnh hưởng đến kế hoạch đề ra. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 28, Thông tư liên tịch số 37 hướng dẫn xác định dạng tật, mức độ khuyết tật của đối tượng khuyết tật ở cấp xã, thị trấn gặp không ít khó khăn về chuyên môn trong việc đánh giá dạng tật và mức độ khuyết tật (đặc biệt đối với đối tượng khuyết tật nhẹ, khuyết tật thần kinh, tâm thần).

- Khả năng khai thác nguồn tài trợ cho hoạt động BTXH từ năm 2014 đến năm 2018 có tăng nhưng không ổn định, không tạo được điểm nhấn trong hành động chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn kinh phí tài trợ.

- Năng lực tổ chức thực hiện công tác BTXH còn hạn chế, chất lượng chưa cao. Công tác giải quyết chế độ cho đối tượng còn chậm, việc cắt giảm còn chưa đúng quy trình, việc xét duyệt chế độ BTXH còn thiên về mặt tình cảm không xác thực và bỏ sót đối tượng

- Việc bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ BTXH chưa rõ ràng còn kiêm nhiệm nhiều.

- Vì số lượng đối tượng BTXH luôn biến động mà việc lập dự toán thu, chi cho năm sau sớm nên rất khó đưa ra dự báo, đánh giá chính xác. Cơ sở đưa ra dự toán cho năm sau dựa trên đánh giá kết quả chi của năm hiện hành và các quy định mới về thực hiện chế độ cho đối tượng bảo trợ xã hội nếu không có dự toán chính xác thì sẽ thiếu hụt nguồn cấp phát cho năm tiếp theo thì phải lập Tờ trình

yêu cầu bổ sung kinh phí dẫn đến chậm trễ trong việc cấp phát gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của một bộ phận người dân được thụ hưởng chế độ BTXH.

- Vấn đề chi trả và quản lý các chế độ trợ cấp BTXH trước khi chuyển cho Bưu điện chi trả còn nhiều bất cập, tại một số xã còn tình trạng lập khống hồ sơ, giấy tờ nhằm trục lợi quỹ BTXH vẫn còn tồn tại.

- Đối tượng BTXH các xã, thị trấn nhiều nên việc kiểm tra giám sát, thẩm định, xác lập hồ sơ, quản lý, phân loại đối tượng trình hội đồng xét duyệt, niêm yết công khai danh sách, chi trả cho đối tượng còn gặp khó khăn.

- Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện theo đợt, theo kế hoạch chỉ chú tâm vào kiểm tra giám sát giảm nghèo, chưa kiểm tra việc thực hiện các chế độ đối với các đối tượng thuộc diện BTXH còn lại.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BTXH còn mỏng, đôi khi còn buông lỏng, chồng chéo, chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ. Mặc khác hình thức, nội dung, phương pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra còn bị động chưa phù hợp, việc kiểm tra thanh tra chỉ diễn ra khi đã xuất hiện dấu hiệu vi phạm hoặc theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên.

4.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế

- Văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, chưa chặt chẽ và chưa xác với tình hình thực tế tại từng địa phương. Các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ BTXH ban hành còn chậm và thiếu so với tiến trình thực hiện. Cụ thể Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 nhưng đến 24/10/2014 thì mới có Thông tư hướng dẫn chi tiết qua trình thực hiện.

- Tiêu chí xác định đối tượng vẫn còn quá chặt chẽ, cứng nhắc gây nhiều khó khăn trong việc xét chọn chính xác đối tượng.

- Về công tác tuyên truyền chính sách BTXH chủ yếu trong ngành và qua chính quyền địa phương. Việc thực hiện tuyên truyền qua các phương tiện Ti vi, rario đòi hỏi nguồn kinh phí tuyên truyền cao nên số lượt tuyên truyền không đều hay có thể nói là rất ít.

- Nhận thức của chính quyền địa phương về công tác BTXH chưa đầy đủ vẫn chưa thật sự coi trọng công tác bảo trợ xã hội, chỉ thực hiện theo khuôn mẫu chưa có sự sáng tạo, đổi mới trong công tác BTXH.

- Việc phân công, sắp xếp cán bộ, công chức thực hiện công tác BTXH tại địa phương còn chưa hợp lý, còn mang tính chủ quan chưa đề cao năng lực tác nghiệp của nhân viên.

- Chưa làm tốt vai trò là Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội cấp xã; chưa thường xuyên kiện toàn kịp thời và chỉ đạo Hội đồng làm việc có hiệu quả.

- Một số cán bộ thực hiện chính sách BTXH làm việc còn thiếu trách nhiệm, chưa làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo, chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Nhà nước để tham mưu cho Hội đồng xét duyệt của xã, huyện tổ chức xét duyệt đúng đối tượng thụ hưởng; trong quá trình xét duyệt, còn có sự vận dụng để đề nghị cho đối tượng thụ hưởng chưa đúng với quy định của Nhà nước; chưa làm tốt công tác quản lý đối tượng đang thụ hưởng chính sách; một số công chức mới được tuyển dụng, điều động còn thiếu kinh nghiệm, hiểu biết, chưa tích cực nghiên cứu các chế độ chính sách để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác BTXH còn mỏng và thiếu sự tập huấn thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác ứng xử, giao tiếp và thực hiện chế độ đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Các thành viên trong Hội đồng xét duyệt (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu Chiến binh, Hội Người cao tuổi, Trạm Y tế) một số xã chưa chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản, quy định của Nhà nước về lĩnh vực BTXH để tham gia thực hiện tốt việc xét duyệt, quản lý đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

- Nguồn kinh phí tài trợ chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ương. Nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng còn hạn chế và không thường xuyên. Sự tham gia của các nhà tài trợ vẫn mang tính phong trào, thời điểm chủ yếu là để quảng bá thương hiệu, đánh bóng tên tuổi chưa trở thành hoạt động thường xuyên.

- Công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức đối phó chưa mang tính thực tế cao dẫn đến vẫn còn phát sinh tiêu cực trong công tác quản lý, điều hành BTXH.

- Thiếu sự thanh tra, kiểm tra trong Quy trình cắt giảm chế độ Bảo trợ xã hội tại địa phương. Chỉ tổng hợp, báo cáo số liệu từ cán bộ, công chức cơ sở đưa

lên cho nên dẫn đến tình trạng người được hưởng chế độ bảo trợ đã chết đi nhưng không báo giảm vẫn để tiếp tục nhận tiền bảo trợ xã hội hằng tháng kéo dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)