Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 41)

3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI BÌNH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Vị trí địa lý:

Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.546,54 km2. Toàn tỉnh gồm có 8 huyện, thành phố là: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và thành phố Thái Bình với tổng số 286 xã, phường, thị trấn.

Đặc điểm địa hình:

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1 - 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35,3 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km).

3.1.1.2. Tình hình đất đai, khoáng sản

Thái Bình chiếm 90% trữ lượng bể than đồng bằng sông Hồng (khoảng 210 tỷ tấn), đang được Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam khai thác thử nghiệm và lựa chọn công nghệ để chính thức đưa vào khai thác thương mại. Nguồn khí mỏ tự nhiên ở thềm lục địa (trữ lượng trên 10 tỷ m3) đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khai thác, dẫn vào khu vực ven biển của tỉnh, với sản

lượng 200 triệu m3 khí/năm. Mỏ nước khoáng tự nhiên ở phía Nam tỉnh và nước khoáng nóng ở phía Bắc tỉnh, có trữ lượng lớn, đang được khai thác bước đầu,...

Địa hình Thái Bình bằng phẳng, đất đai màu mỡ; bờ biển dài 54km, bãi triều rộng 250 km2, diện tích đất nông nghiệp trên 90 ngàn hecta, sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn/năm; rất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia súc, đại gia súc, gia cầm và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; phát triển công nghiệp chế biến nông sản và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ven biển.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Dân số Thái Bình năm 2018 ước khoảng: 1 triệu 793 ngàn người. Trong đó dân số nông thôn chiếm 83,6%, dân số thành thị chiếm 16,4%; mật độ dân số 1.139 người/km2; bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 1,02%.

Nguồn lao động trong độ tuổi khoảng hơn 1 triệu người. Trong đó lao động qua đào tạo chiếm 55%. Thái Bình có 02 trường Đại học lớn (Đại học Y Dược Thái Bình và Đại học Thái Bình) cùng hơn 30 cơ sở đào tạo nghề, với quy mô đào tạo nghề đạt khoảng 35.000 người/năm.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Về mặt bằng sản xuất, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 11 KCN và 50 CCN (tổng diện tích 5.082 ha). Ngoài ra, Thái Bình đã được Chính phủ đồng ý thành lập Khu kinh tế Thái Bình, có diện tích hơn 30.583 ha nằm ở ven biển, trải dài trên 30 xã và 1 thị trấn thuộc hai huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy của tỉnh Thái Bình (Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

Khu kinh tế Thái Bình là khu kinh tế tổng hợp với các chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn các nguồn lực bên ngoài để khai thác các tiềm năng phát triển của khu vực. Các cơ chế chính sách áp dụng tại Khu kinh tế ven biển Thái Bình có mức độ khuyến khích, ưu đãi cao nhất theo Khung khổ pháp luật hiện hành áp dụng đối với các KKT ven biển đảm bảo tính hấp dẫn, thu hút được nhiều nhất các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020 được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức (tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, phục hồi chậm và chưa bền vững; thị trường tiêu thụ hàng hóa suy giảm; thời tiết khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp...). Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước và của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư; đôn đốc việc triển khai và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí...

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP (giá so sánh 2010) giai đoạn 2016-2018 ước đạt khoảng 10,21%/năm (Kế hoạch 2016-2020 tăng 8,6%/năm). Tăng trưởng tổng giá trị sản xuất ước đạt khoảng 11,2%/năm (Kế hoạch 2016- 2020 tăng trên 10%/năm). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (giá hiện hành) giai đoạn 2016-2018 đạt 152.993 tỷ đồng (Kế hoạch giai đoạn 2016-2020 là 166.500 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế: Tỉnh đang từng bước thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hương tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

+ GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2018 ước đạt 37,1 triệu đồng/người/năm, quy đổi USD ước đạt 1.647 USD/người/năm (Kế hoạch đến năm 2020 đạt 2.000-2.500 USD/người/năm). Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 ước đạt 1.545 triệu USD (Kế hoạch đến năm 2020 đạt 2.000 triệu USD).

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 2016-2018 của tỉnh Thái Bình

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Dân số trung bình nghìn người 1.791 1.792 1.793 2 Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 40.975 45.120 49.870 3 Tốc độ tăng GRDP Tỷ đồng 9,10 11,00 10,53 4 Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (giá Thực tế) Tỷ đồng 53.518 58.871 68.822

KV Nông lâm nghiệp thủy sản % 30,76 27,61 25,82 KV Công nghiệp - xây dựng % 31,15 33,60 38,24

KV Dịch vụ % 38,08 38,79 35,94

5 GRDP bình quân đầu người Triệu

đồng 30 33 38

6 Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội Tỷ đồng 40.768 44.031 47.774 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình

3.1.2.3. Tình hình phát triển y tế, văn hóa

Y tế:

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Ngành Y tế tổ chức giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì thực hiện nghiêm túc các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm quy mô lớn; tăng cường hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS, duy trì tiếp nhận và điều trị Methadone, ARV; thực hiện hiệu quả chương trình tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em và phụ nữ có thai, đảm bảo tỷ lệ trên 99% và không có phản ứng nặng sau tiêm; thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản – phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh được đảm bảo thường xuyên, chất lượng điều trị được nâng cao. Khám chữa bệnh BHYT được mở rộng; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,5%. Cở sở vật chất ngành y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 97,5%. Việc thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế được đẩy mạnh; đến nay, có 18/21 bệnh viện công lập thực hiện cơ chế tự chủ chi thường xuyên.

Văn hóa:

Các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đa dạng, phong phú chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và của tỉnh. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm chú trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác gia đình và quản lý nhà nước về gia đình, phong trào thể dục, thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao được đẩy mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa, thể thao được tích cực thực hiện, đảm bảo đúng quy định.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích 3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích

3.2.1.1. Cách tiếp cận

Luận văn tiếp cận nghiên cứu theo hệ thống, cụ thể:

Theo chiều ngang công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo các nội dung: Kiểm soát đối tượng hưởng trợ cấp xã hội; Kiểm soát mức trợ cấp xã hội chi trả; Kiểm soát việc thực hiện chi trả trợ cấp xã hội; Kiểm soát nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội; Công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết đơn thư khiếu nại đối với việc thực hiện chi trả chính sách bảo trợ xã hội.

Theo chiều dọc công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội bao gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Lao động – Thương binh & xã hội; Sở Tài chính; Bưu điện tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện; Phòng Lao động – Thương binh & xã hội; Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện.

3.2.1.2. Khung phân tích của đề tài Kiểm soát đối tượng Kiểm soát định mức Kiểm soát thực hiện

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên những luận cứ để chứng minh những luận điểm khoa học. Độ tin cậy, giá trị khoa học của toàn bộ công trình nghiên cứu phụ thuộc vào thông tin mà người nghiên cứu thu thập được. Trong luận văn của mình, tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua các nguồn sau:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập dựa vào các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, niêm giám thống kê, các báo cáo tổng kết của địa phương và trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức. Các số liệu cơ bản liên quan đến luận văn được thu thập tại Sở Lao động – Thương binh & xã hội tỉnh Thái Bình, Sở Tài chính tỉnh Thái Bình. Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm dữ liệu theo từng phần của đề tài, bao gồm: Những tài liệu về lý luận, những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung, những tài liệu thu thập về thực trạng công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình.

Quy định về chi trả kinh phí thực hiện chính sách

bảo trợ xã hội

Kinh nghiệm của các địa phương

Kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ

xã hội ở tỉnh Thái Bình

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Đây là nguồn dữ liệu thu thập được qua việc quan sát và lấy ý kiến từ các cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, tác giả đã trực tiếp quan sát quy trình làm việc, quy trình kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH, công tác luân chuyển, xử lý chứng từ, lên báo cáo.

Đồng thời, để thu thập thông tin một cách chính xác, đầy đủ, tác giả còn lấy ý kiến từ các cá nhân liên quan thông qua phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi. Tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối tượng thụ hưởng chế độ BTXH. Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. (1) Rà soát lập danh sách các đối tượng BTXH đang sống tại các xã: xã An Châu và Bạch Đằng thuộc huyện Đông Hưng, xã Minh Hưng và Nam Bình thuộc huyện Kiến Xương, xã Đồng Thanh và Hiệp Hòa thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; (2) Đánh số thứ tự đối tượng trong danh sách lấy ngẫu nhiên một trong hai người đầu tiên tiếp đó cứ cách 3 người tiếp theo trong danh sách lại chọn một người cho đến khi đủ cỡ mẫu 150 người. (Mẫu phiếu điều tra xã hội học – Phụ lục 01).

3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập, tác giả tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng ban liên quan.

Đối với thông tin sơ cấp: Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập và làm sạch, tác giả tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình.

Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng để phản ánh tổng quát đối tượng nghiện cứu.

Trong đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thống kê nhằm thu thập, tổng hợp và trình bày các số liệu về công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2018. Số liệu thu thập chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu, để có hình ảnh tổng quát về công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình, số liệu cần phải được tổng hợp, tính toán, từ đó đưa lên các bảng biểu để tiến hành so sánh sự biến động tăng hoặc giảm làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình.

Phương pháp thống kê mô tả được tác giả áp dụng theo trình tự:

- Thu thập dữ liệu, tóm tắt, trình bày các đặc trưng khác nhau của nội dung nghiên cứu về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình.

- Xử lý tổng hợp số liệu, trình bày, tính toán các số liệu, khái quát được thực trạng công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)